Địa Chỉ, Số điện Thoại Trung Tâm Hỗ Trợ Việc Làm TP Hà Nội

Mục lục bài viết

  • 1 1. Địa chỉ và số điện thoại của trung tâm giới thiệu việc làm TP Hà Nội:
  • 2 2. Thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hà Nội:
  • 3 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hà Nội:
  • 4 4. Giải đáp một số thắc mắc khi giải quyết bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội:
  • 5 5. Dịch vụ tư vấn luật hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Luật Dương Gia:

1. Địa chỉ và số điện thoại của trung tâm giới thiệu việc làm TP Hà Nội:

Trung tâm dịch vụ việc làm TP Hà Nội có trụ sở chính tại: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại của Trụ sở chính của trung tâm dịch vụ việc làm: 04.37822.806 (máy lẻ 101, 411, 305, 306);         Fax: 04.37822.810

Ngoài ra, trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hà Nội còn có 06 chi nhánh. Người có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội có thể liên hệ với bất kỳ chi nhánh nào gần, tiện nhất để được hỗ trợ xử lý:

– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hà Đông: Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Số điện thoại: 04.33829.082

– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng: Ngõ Hòa Bình 6 Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Số điện thoại: 04.38691.401 (máy lẻ 14, 27, 29)

– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại quận Long Biên: Ngõ 403, tổ 14 P.Phúc Đồng, Q.Long Biên, Hà Nội.

Số điện thoại: 04.36740.595

– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Sóc Sơn: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.

Số điện thoại: 04.22468.928

– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Đông Anh: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Số điện thoại: (04) 39.555.248

– Trung tâm giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại thị xã Sơn Tây: Số 136 Phố hàng – Phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Số điện thoại: (04) 3 2979.223

2. Thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hà Nội:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Tải mẫu đơn tại đây: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp)

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;…

– Sổ BHXH

– 2 ảnh 3 x 4

– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Thời gian liên hệ nộp hồ sơ tại các trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hà Nội:

  • Thứ Hai: Sáng từ 08:00 – 12:00, Chiều từ 13:00 – 17:00;
  • Thứ Ba: Sáng từ 08:00 – 12:00, Chiều từ 13:00 – 17:0008:00 – 17:00;
  • Thứ Tư: Sáng từ 08:00 – 12:00, Chiều từ 13:00 – 17:00;
  • Thứ Năm: Sáng từ 08:00 – 12:00, Chiều từ 13:00 – 17:00;
  • Thứ Sáu: Sáng từ 08:00 – 12:00, Chiều từ 13:00 – 17:00;
  • Thứ Bảy: Nghỉ làm việc;
  • Chủ Nhật: Nghỉ làm việc.

Thời gian giải quyết:

– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (người lao động) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động.

– Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ Bảo hiểm y tế. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính bằng 60% mức lương bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề có đóng Bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

– Hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hà Nội:

Vị trí, chức năng:

Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thuộc Sở Lao động TB & XH Lâm Đồng. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động TB & XH.

– Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và ngân hàng theo quy định hiện hành.

– Trung tâm có chức năng thu thập, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động; tư vấn về học nghề; giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cung ứng lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm; đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội TP Hà Nội. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội TP Hà Nội.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và ngân hàng theo quy định hiện hành. Cũng như mọi trung tâm dịch vụ việc làm khác, trung tâm dịch vụ việc làm TP Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo Điều 38 Luật việc làm 2013. Để biết rõ hơn hơn về từng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm dịch vụ việc làm, mời quý bạn đọc tham khảo tiếp tại Bài viết sau: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trung tâm dịch vụ việc làm

Trách nhiệm:

Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.

Xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hằng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện quyền lợi của công chức, viên chc và người lao động làm việc ở Trung tâm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đầy đủ hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động, người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.

Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hn dưới 12 tháng. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì theo dõi trong thời gian 12 tháng.

Cung cấp thông tin thị trường lao động theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Phân tích, dự báo thị trường lao động phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Trung tâm có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Giải đáp một số thắc mắc khi giải quyết bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội:

– Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

– Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệm là bao lâu?

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

– Các nơi tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội?

Có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm TP Hà Nội (tại trụ sở chính hoặc các chi nhánh, văn phòng đại diện) để nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội có làm việc thứ 7 không?

Theo lịch làm việc đã được kiểm tra bên trên, trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hà Nội và các chi nhánh không làm việc vào thứ 7 và Chủ nhật.

– Muốn giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội được không?

Không! Cơ quan bảo hiểm xã hội không có chức năng giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Muốn giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp, bạn phải liên hệ với các trung tâm hỗ trợ việc làm của các tỉnh.

– Để được tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thì phải gọi số nào?

Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì bạn có thể lựa chọn các hình thức sau:

+ Gọi đến tổng đài của bảo hiểm xã hội Việt Nam để xin trợ giúp

+ Gọi đến số điện thoại tư vấn, tiếp công dân của BHXH các tỉnh, các huyện phụ trách

+ Gọi đến số điện thoại của các trung tâm hỗ trợ việc làm của từng tỉnh

5. Dịch vụ tư vấn luật hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Luật Dương Gia:

Tổng đài 1900.6568 của Luật Dương Gia là tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến trên toàn quốc. Tổng đài tư vấn mọi vấn đề pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung.

Với đội ngũ Luật sư tư vấn đông đảo, đã xây dựng và phát triển hơn 10 năm. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:

– Tư vấn về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp mới nhất;

– Tư vấn về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vấn về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn về mức hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp khi không còn làm việc;

– Tư vấn về thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn về hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Thời gian tối đa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu?

Để được sử dụng dịch vụ, rất đơn giản quý khách hàng chỉ cần gọi đến số 1900.6568 từ điện thoại cá nhân của mình. Mọi nhu cầu tư vấn về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các vấn đề pháp luật khác đều được chúng tôi tư vấn – hỗ trợ nhanh chóng – chính xác – tiết kiệm nhất!

Từ khóa » Danh Sách Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Hà Nội