Địa Chỉ Website Là Gì? Những Lợi ích Và Cách Cài đặt địa Chỉ Website

Bạn đã bao giờ nghe qua cụm từ Domain? Đó chính là một địa chỉ website mà mọi người thường nhầm lẫn vẫn URL. Vậy địa chỉ website là gì? Trong bài viết này, thongtinkythuat.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh khái niệm này. 

Xem nhanh ẩn
  1. 1. Địa chỉ website là gì?
  2. 2. Thành phần của địa chỉ website là gì?
  3. 3. Lợi ích của địa chỉ website
  4. 4. Cài đặt địa chỉ website

Địa chỉ website là gì?

Địa chỉ website hay còn được biết đến với cái tên Domain, là tên của một website cụ thể nào đó hoạt động dựa trên nền tảng Internet. Địa chỉ website đóng vai trò như một địa chỉ cố định dưới hình thức tĩnh. Nó giống như một mã vạch (Mã vạch) hay zip code (Mã bưu điện Hoa Kỳ) nhằm tạo điều kiện cho các thiết bị định tuyến vệ tinh giúp hàng hoá lưu thông để đưa đường dẫn đến nơi có máy chủ web (Web Server).

Địa chỉ IP là những dòng số nguyên từ 0 đến 255 được viết dưới dạng x.y.z.t rất khó để nhớ. Chính điều này đã thúc đẩy con người phát minh ra một cái tên gọi chuyên dụng khác dễ nhớ hơn là tên miền (Domain) mà chúng ta vẫn hay gọi là địa chỉ website. Hiểu một cách đơn giản thì địa chỉ website chính là một cái tên được viết bằng ngôn ngữ với tập ký tự tự nhiên để đưa người dùng đến một địa chỉ IP xác định.

Địa chỉ website là gì?

Địa chỉ website là gì?

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa địa chỉ website (Domain) và đường dẫn (URL). Thực ra, địa chỉ website là sự bao quát còn URL là cụ thể. Lấy ví dụ, thongtinkythuat.com là địa chỉ website còn URL là https://thongtinkythuat.com/ hay https://www.thongtinkythuat.com/. Bên cạnh đó, những đường dẫn sẽ có thêm http:// hoặc www. Trong đó, www trên địa chỉ trang web là địa chỉ đại diện cho World Wide Web).

Những địa chỉ website hay Domain thường được phân chia thành nhiều cấp bậc khác nhau và được phân biệt bởi dấu chấm (.). Chúng ta có thể xác định số cấp lần lượt bắt đầu từ 1 đi từ trái sang phải. Có các tên miền được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như sau:

  • .com – Kinh doanh
  • .org – Tổ chức
  • .edu – Giáo dục
  • .gov – Chính phủ
  • .net – Nhóm làm việc

Lưu ý: Mỗi một tên miền đều có một hạn chế riêng. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng .com hoặc .org. Tuy nhiên, chỉ có những trang web của chính phủ thì mới có thể sử dụng .gov ví dụ như vietnam.gov.vn nhưng người dùng Internet cũng có thể thất địa chỉ website của chính phủ trong các tên miền khác như .org hoặc .net.

Có thể bạn quan tâm: 

  • Website là gì? Những điều mà bạn cần biết về website
  • Trình duyệt web là gì? Hiện nay có các trình duyệt web nào?

Thành phần của địa chỉ website là gì?

Trong những thắc mắc xoay quanh khái niệm địa chỉ website là gì thì thành phần của địa chỉ website cũng được nhiều người thắc mắc. Thông thường, chúng ta thường có xu hướng copy toàn bộ mà không để ý đến trong đó có những yếu tố nào xuất hiện để cấu tạo nên một địa chỉ website. Domain gồm 3 phần chính, trong đó có: tên miền chính, tên miền phụ và tên miền cấp cao. Ví dụ: thongtinkythuat.com.

Thành phần của địa chỉ website là gì?

Thành phần của địa chỉ website là gì?

  • Tên miền chính: Là nhóm chứa ký tự tự nhiên nằm trước các đuôi .com, .org hay .edu hoặc các hình thức đuôi khác trên bình diện rộng lớn của Internet. Tên miền chính là một biểu tượng thay thế hoặc tên gọi cho một tổ chức. Trong địa chỉ website thongtinkythuat.com thì cụm từ thongtinkythuat sẽ là miền chính.
  • Tên miền phụ: Cách thức vận hành cũng giống với tên miền chính nhưng đây là một địa chỉ cụ thể hơn dẫn đến một trang nào đó có tên website thongtinkythuat.com. Ví dụ: thongtinkythuat.com/cong-nghe thì cong-nghe sẽ là tên miền phụ.
  • Tên miền cấp cao: Phần nằm cuối cùng của một địa chỉ website. Ví dụ: thongtinkythuat.com thì “.com” sẽ là tên miền cấp cao.

Việc đặt tên miền phải tuân thủ theo nguyên tắc ngắn gọn, dễ nhớ và tối đa không quá 253 ký tự. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không được đặt tên miền có chứa các ký tự đặc biệt ngoại trừ dấu chấm (.) và dấu gạch ngang (-). Những điều này sẽ tạo ra được sự thuận tiện cho người dùng về việc nhớ và tránh sự nhầm lẫn giữa các địa chỉ trang web.

Lợi ích của địa chỉ website

Địa chỉ website là gì? Địa chỉ web mang đến những lợi ích gì cho người dùng Internet trên mọi nền tảng? Đối với cá nhân hay doanh nghiệp, thì địa chỉ web cũng đem đến cho chúng ta nhiều ưu điểm, tạo ra vô số sự thuận tiện trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Sau đây là những tác dụng của địa chỉ website.

Lợi ích của địa chỉ website

Lợi ích của địa chỉ website

Với thongtinkythuat.com, tên miền cực kỳ dễ nhớ, mọi đối tượng sử dụng Internet có thể dùng để học tập, tham khảo thêm nhiều kiến thức như công nghệ, điện máy, môi trường,… mọi lúc mọi nơi. Một địa chỉ website dễ nhớ là một tên miền tuân thủ đầy đủ những quy tắc đặt tên mà Internet quy định. Không dễ dàng để tìm thấy các địa chỉ website có thành phần cấu tạo dài vì nó cực kỳ khó nhớ và gây nhầm lẫn trong mỗi lần điền văn bản trên trình duyệt web.

Một doanh nghiệp, tổ chức có tên miền tốt sẽ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) để cải thiện thứ hạng (Rank) trên trang tìm kiếm của trình duyệt. Với việc nâng cao thứ hạng, những khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến, truy cập và tương tác với trang web từ đó kéo traffic tăng lên. Điều này còn chứng minh được chiến lược SEO của địa chỉ website đó.

Địa chỉ website còn giúp chúng ta xây dựng thương hiệu tốt hơn. Bên cạnh việc dễ nhớ vì tên miền ngắn thì nó có thể duy trì lâu dài liên tục tính nổi bật của thương hiệu với những sản phẩm và dịch vụ. Trung bình trong 100.000 trang web thì một địa chỉ website tốt sẽ có 9 ký tự đầu là tên của thương hiệu. thongtinkythuat.com chính là một ví dụ điển hình, điều này đã giúp cho trang web tạo cho khách hàng vô số trải nghiệm tuyệt vời.

Địa chỉ website còn giúp chúng ta xây dựng thương hiệu tốt hơn

Địa chỉ website giúp chúng ta xây dựng thương hiệu tốt hơn

Các địa chỉ website cũng sẽ dễ dàng phân biệt bởi vì trong quy tắc, doanh nghiệp hay bất kỳ cá nhân nào cũng không được đặt trùng tên miền. Điều này sẽ đem đến hiệu quả trong việc tìm kiếm, không cần mất quá nhiều thời gian để truy cập cũng như nhầm lẫn giữa các tên miền khác nhau. Thêm vào đó, một địa chỉ website tốt còn tăng thêm tính chất lượng và độ uy tín của tổ chức, giúp doanh nghiệp tách ra khỏi những trang web gian lận, lừa đảo.

Cài đặt địa chỉ website

Khi đã hiểu được địa chỉ website là gì cũng như những lợi ích của địa chỉ website, bạn có muốn cài đặt một địa chỉ website cho riêng mình? Trên thế giới đã xuất hiện vô số địa chỉ khác nhau đã chứng minh được sự phong phú và đa dạng, điều này cũng giúp bạn hiểu được rằng, việc cài đặt một địa chỉ website là rất dễ dàng.

Đầu tiên, hãy tìm cho mình một tên miền miễn phí rồi tiến hành đăng ký tên miền đó. Nếu không tìm ra được tên miền miễn phí, hãy truy cập các địa chỉ cung cấp tên miền được ưa chuộng rộng rãi nhất hiện nay. Với quốc tế, chúng ta có NameSilo, Namecheap, Domain.com, GoDaddy hay MyDomain. Nếu bạn muốn tìm kiếm dễ dàng hơn thì trong nước cũng có các nhà cung cấp như MAXWEB, ​​​​AZDIGI, P.A Việt Nam,…

Đầu tiên, hãy tìm cho mình một tên miền miễn phí rồi tiến hành đăng ký tên miền đó

Đầu tiên, hãy tìm cho mình một tên miền miễn phí rồi tiến hành đăng ký tên miền đó

Không nên để những ký tự đặc biệt trong địa chỉ website vì có thể làm giảm tỷ lệ truy cập của khách hàng và người dùng Internet vào xem trang của bạn. Có thể đặt các con số để gây ấn tượng như ken14.vn nhưng hạn chế đặt từ 3 chữ số trở lên sẽ là lựa chọn tối ưu đem lại nhiều hiệu suất tìm kiếm nhất.

Chọn danh mục cho địa chỉ website của bạn như kinh doanh, hoạt động hay bán hàng. Khi nhìn vào thongtinkythuat.com, khách hàng có thể nhanh chóng hiểu được, đây là trang web cung cấp những thông tin về các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Khi truy cập thongtinkythuat.com, bạn sẽ có được cho mình những kiến thức và lựa chọn tối ưu nhất với nhu cầu.

Tiếp theo, hãy trỏ tên miền về trang web của mình, việc này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng khi họ nhập địa chỉ website ở trên trình duyệt web như Google Chrome hay Safari để đi đến trang web chính thức. Để trỏ tên miền, bạn phải sử dụng máy chủ định danh (DNS). Mỗi địa chỉ website hoạt động trên Internet sẽ cần ít nhất hai DNS để xử lý.

Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có thể cài đặt địa chỉ website cho riêng mình

Tổ chức đăng ký tên miền của bạn có thể yêu cầu bạn cung cấp tên máy chủ định danh, ví dụ như: thongtinkythuat.com. Sau đó, tổ chức đăng ký sẽ cập nhật bản ghi miền và tiến hành trỏ miền của bạn đến với các máy chủ DNS. Quá trình này có thể mất vài ngày để hoàn thành. Thông thường, tổ chức đăng ký tên miền sẽ xử lý máy chủ định danh luôn cho bạn mà không cần bạn phải can thiệp vào.

Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có thể cài đặt địa chỉ website cho riêng mình. Tất cả những gì bạn cần thực hiện đó là trả phí gia hạn hàng năm mà thôi. Công nghệ ngày càng phát triển sẽ tạo cho người dùng Internet vô số thuận tiện và nhanh chóng khi thực hiện cài đặt những địa chỉ website.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến khái niệm địa chỉ website là gì cũng như những thành phần của địa chỉ website. Những địa chỉ website đem đến vô số lợi ích và không hề kén chọn bất kỳ đối tượng nào, kể cả cá nhân khi có nhu cầu sử dụng. Hãy cài đặt cho mình các địa chỉ website đầy tính sáng tạo theo phong cách riêng của mình ngay bây giờ nhé!

Từ khóa » địa Chỉ Của Một Website Là Gì