địa Danh Tân Bình – Tân Phú - UBND QUẬN Tân Phú
Có thể bạn quan tâm
Tân Bình là địa danh được hình thành rất sớm khi nền hành chính được thiết lập ở vùng đất Nam bộ:
Huyện Tân Bình – năm Mậu Dần (1698), Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thấy nơi đây đã có dân cư trên 4 vạn hộ và dất đai đã khai mở hàng ngàn dặm; ông liền lấy đất Nông Đại lập phủ Gia Định gồm huyện Phước Long trên đất Đồng Nai và huyện Tân Bình trên đất Sài Gòn. Huyện Tân Bình khi đó rất rộng, nằm từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm Cỏ, có diện tích khoảng 11.000 km2, tức trên 1/5 diện tích toàn Nam bộ (63.058 km2).
Phủ Tân Bình – năm 1808, huyện Tân Bình được thăng lên thành phủ Tân Bình coi 4 huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc. Diện tích vẫn như thế.
Năm 1832, phủ Tân Bình cắt đất lập thêm phủ Tân Long và có diện tích còn khoảng 6.080 km2.
Năm 1838, đặt thêm phủ Tây Ninh, nên phủ Tân Bình chỉ còn lại diện tích khoảng 1.280 km2.
Năm 1841, phủ Tân Bình coi 3 huyện: Bình Dương, Tân Long, Bình Long (mới lập gồm đất Hóc Môn, Củ Chi). Diện tích vẫn như trên.
Năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định.
Năm 1862, triều đình Huế phải chịu để cho Pháp 3 tỉnh miền Đông làm thuộc địa (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường). Pháp liền đổi lại cơ cấu hành chánh phủ Tân Bình, gồm 3 huyện Bình Dương, Tân Long và Phước Lộc. Diện tích cũng như trên.
Năm 1867, Pháp cưỡng chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sau đó, Pháp bỏ danh xưng phủ Tân Bình mà chia tỉnh Sài Gòn (trước ta gọi Gia Định) làm 7 địa hạt tham biện: hạt Sài Gòn (trên địa bàn phủ Tân Bình trước đó), hạt Chợ Lớn, hạt Phước Lộc, hạt Tân Hòa, hạt Tân An, hạt Tây Ninh, hạt Quang Hóa. Hạt Sài Gòn cai quản 2 huyện Bình Dương và Bình Long.
Năm 1872, hạt Sài Gòn gồm 3 huyện Bình Dương, Bình Long, Ngãi An (tức Thủ Đức, trước thuộc tỉnh Biên Hòa). Như vậy, địa danh Tân Bình không còn mà địa phận Tân Bình xưa cũng bị cắt xén, sát nhập rất phức tạp, từ đó người ta không còn nhắc đến tên Tân Bình cho đến năm 1944.
Ngày 11/5/1944, chính quyền thuộc địa ra Nghị định thiết lập tỉnh Tân Bình bao quanh địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn nói là để cho công cuộc đô thị hóa, nhưng là để bảo vệ an ninh cho Sài Gòn – Chợ Lớn. Tỉnh Tân Bình mới lập đặt tỉnh lỵ tại xã Phú Nhuận và gồm 3 khu vực:
- Khu vực Gia Định có các xã Thạnh Mỹ Tây, Bình Hòa, Phú Nhuận, Hanh Thông, Hanh Thông Tây, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, An Hội.
- Khu vực Thủ Thiêm có xã An Khánh.
- Khu vực Nhà Bè có các xã Tân Thuận Đông, Tân Quy Đông, Phú Mỹ Tây, Phước Long Đông, Phú Xuân Hội là một phần Long Đức Đông.
Tỉnh Tân Bình thiết lập chẳng bao lâu thì bùng nổ cách mạng tháng 8 (đồng chí Dương Đình Thảo tham gia lãnh đạo cướp chính quyền tỉnh Tân Bình ngày 25/8/1954). Dưới thời kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), không ai nhắc đến tên tỉnh Tân Bình nữa.
Sắc lệnh ngày 22/10/1956 của chính quyền Sài Gòn quyết định “thay đổi địa giới và tên đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh Nam Việt”. Theo đó, tỉnh Gia Định gồm 8 quận, trong đó có quận Tân Bình rộng 113,8 km2 với 418.781 người dân (thống kê năm 1970) chia ra 7 xã: Bình Hưng Hòa, Phú Nhuận, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, Vĩnh Lộc.
Sau năm 1975, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm Sài Gòn – Chợ Lớn và Gia Định. Quận Tân Bình thu nhỏ hẹp lại và trở nên một quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 3/12/2003, quận Tân Phú được thành lập trên cơ sở tách quận Tân Bình thành 2 quận là quận Tân Bình và quận Tân Phú. Quận Tân Phú gồm một phần phường 14, một phần phường 15 và toàn bộ các phường 16, 17, 18, 19 và 20 của quận Tân Bình cũ, các phường của quận Tân Phú được hình thành như sau:
+ Phường Tân Sơn Nhì – một phần của phường 14 quận Tân Bình cũ
+ Phường Tây Thạnh – một phần của phường 15 quận Tân Bình cũ
+ Phường Sơn Kỳ – một phần của phường 16 quận Tân Bình cũ
+ Phường Tân Quý – một phần của phường 16 quận Tân Bình cũ
+ Phường Tân Thành – một phần của phường 17 quận Tân Bình cũ
+ Phường Phú Thọ Hòa – một phần của phường 17 và một phần của phường 18 quận Tân Bình cũ
+ Phường Phú Thạnh – một phần của phường 18 quận Tân Bình cũ
+ Phường Hoà Thạnh – một phần của phường 19 quận Tân Bình cũ
+ Phường Phú Trung – một phần của phường 19 quận Tân Bình cũ
+ Phường Hiệp Tân – một phần của phường 20 quận Tân Bình cũ
+ Phường Tân Thới Hòa – một phần của phường 20 quận Tân Bình cũ
Lược sử địa danh Tân Bình – Tân Phú nêu trên gắn liền với quá trình hình thành và phát triển quận Tân Bình, Tân Phú qua từng giai đoạn cách mạng.
Ban Tuyên giáo Quận ủyTừ khóa » Chợ Phú Bình Tân Phú
-
Chợ Phú Bình - Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikimapia
-
Chợ Phú Trung, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM - Home
-
SÀI GÒN #34: Khám Phá Chợ PHÚ TRUNG (Quận Tân Phú, TPHCM)
-
Bình Tân Phú – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cho Thuê Mặt Bằng Chợ Phú Bình Tân Phú Tháng 08/2022 - Chợ Tốt
-
Danh Sách Các Chợ ở Quận Tân Phú 2021
-
Chợ Tân Phú 1, Đ Nguyễn Thái Học, Tân Phú, TPHCM
-
Người Dân Tại Q.Tân Phú Và Bình Tân Sẽ Mua Hàng Combo Từ ...
-
Mua Bán đất Xã Phú Bình, Huyện Tân Phú Giá Rẻ | Mới Nhất T8/2022
-
Hệ Thống Siêu Thị Mẹ Bầu Và Em Bé Quận Tân Phú Hồ ...
-
Tuyển Dụng Việc Làm Quận Tân Phú Tháng 08/2022 - Vieclamtot
-
Siêu Thị điện Máy Chợ Lớn Tân Phú, Tân Kỳ - Tân Quý
-
Mua Bán Nhà Mặt Tiền Quận Tân Phú Giá Rẻ T8/2022