Địa đạo Củ Chi – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. |
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 69 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép" để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.
Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.[1] Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.[2]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành sớm nhất vào năm 1948 trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương.[3][4][5][6] Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên kết giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 5–8 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,...
- Tái hiện cách sử dụng địa đạo của du kích Củ Chi, chui lên từ địa đạo.
- Lấp hầm lại.
- Biến mất dưới lòng đất.
- Một vài kiểu bẫy của du kích Củ Chi - Chông cánh cửa
- Chông nắp tự động.
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn] Hầm địa đạoSự tinh vi trong ngụy trang tại một hầm chiến đấu của địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện che giấu khó có thể phát hiện dưới lòng đất là cả một hệ thống cơ quan phức tạpĐịa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.
Đường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8 m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3 m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.
Tầng 2 cách mặt đất 5 – 8 m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8 – 12 m. Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Đời sống
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bệnh da liễu và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.
- Chế vũ khí - vót chông
- Chế tạo vũ khí
- Chế tạo vũ khí
- Hầm giải phẩu/ cứu thương
Phòng thủ
[sửa | sửa mã nguồn]Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, phun hơi ngạt vào các miệng hầm... nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế có thể cô lập từng phần nên chỉ bị hư hại phần rìa.
Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được ngụy trang) và phát hiện các cửa thông gió (thường được đặt giữa các bụi cây) nhưng thường không hiệu quả.
Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng chó nghiệp vụ. Ban đầu có một số cửa vào và lỗ thông gió bị chó nghiệp vụ phát hiện do chó ngửi được hơi người. Tuy nhiên, sau đó, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng của Mỹ đặt ở cửa hầm và cửa thông gió nên chó nghiệp vụ không thể phát hiện ra.
Nếu phát hiện cửa hầm, quân Mỹ thường bơm khí độc hoặc cử trinh sát chui xuống để đặt mìn. Trong những trận càn quy mô lớn và hỏa lực mạnh, việc sập những đoạn địa đạo nông cũng gây tổn thất nhân mạng cho cả hai bên. Tuy nhiên đại bộ phận hệ thống này vẫn trụ vững
Ngày nay
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm tham quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được tham quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).
Khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin).
Ngoài ra, địa đạo Tân Phú Trung (còn gọi là địa đạo Cây Da tại ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) cũng đã được chuẩn bị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.
Khu di tích
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh) trực tiếp quản lý cả hai di tích địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Khu di tích gồm có hệ thống địa đạo (Bến Dược, Bến Đình), đền Bến Dược, khu quản trị, khu dịch vụ, khu vực tái hiện vùng giải phóng và vành đai diệt quân Mỹ, khu du lịch sinh thái - giải trí ven sông Sài Gòn.
Ngày 27/12/2015, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (19/12/1995 - 19/12/2015). Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định khởi công từ ngày 18/02/2010, nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi với diện tích 13,5ha, gồm khu đền thờ, nhà văn bia, khu lễ, khu hồ sen, cầu đá, cảnh quan đặc trưng Tây Nam Bộ.[1]
Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, hiện nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng. Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 29 tháng 4 năm 2024, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chính thức công bố dự án mang tên "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" lấy bối cảnh tại Địa đạo Củ Chi. Phim khởi chiếu vào ngày kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (cụ thể là ngày 30 tháng 4 năm 2025).
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Địa đạo Tân Phú Trung
- Địa đạo Phú Thọ Hòa
- Địa đạo Vịnh Mốc
- Địa đạo chiến khu Đ
- Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi
- Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Mai Hoa (27 tháng 12 năm 2015). “Khánh thành khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
- ^ Minh Anh (12 tháng 2 năm 2016). “Địa đạo Củ Chi trở thành Di tích quốc gia đặc biệt”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi”. Cục Di sản văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
- ^ Thanh Nhật (30 tháng 4 năm 2010). “Cuộc sống thời chiến dưới địa đạo Củ Chi”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Tự hào khi đến địa đạo Củ Chi”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 28 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
- ^ V.Lê (11 tháng 2 năm 2023). “Trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới vào năm 2027”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Địa đạo Củ Chi.- Trang web Khu Di tích địa đạo Củ Chi Lưu trữ 2018-02-02 tại Wayback Machine
| ||
---|---|---|
Công trình hành chính |
| |
Công trìnhlịch sử – văn hóa |
| |
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ |
| |
Công trình tôn giáo |
| |
Nhà hát, sân khấu |
| |
Công trình thể thao |
| |
Công trìnhthương mại – dịch vụ |
| |
Công trìnhgiao thông – đô thị |
| |
Khách sạn |
| |
Khu công nghệ |
| |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
| ||
---|---|---|
8 Di sản thế giớitại Việt Nam |
| |
70 Khu du lịchcấp quốc gia |
| |
3 cực tăng trưởng10 trung tâm du lịch |
| |
8 khu vực động lựcphát triển du lịch |
| |
6 Vùng du lịch |
| |
An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
| ||
---|---|---|
Trung du vàmiền núi phía Bắc(22 di tích) | ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành | |
Thủ đô Hà Nội(21 di tích) | Chùa Hương · Chùa Tây Phương · Chùa Thầy · Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng · Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) · Đền Hát Môn · Đền Phù Đổng · Đền Sóc · Đình Chèm · Đình Đại Phùng · Đình Hạ Hiệp · Đình So · Đình Tây Đằng · Đình Tường Phiêu · Gò Đống Đa · Hồ Hoàn Kiếm · Hoàng thành Thăng Long · Phủ Chủ tịch · Thành Cổ Loa · Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Quán Thánh · Đền Kim Liên) · Văn Miếu – Quốc Tử Giám | |
Đồng bằng sông Hồng(trừ Hà Nội, 34 di tích) | Chùa Bút Tháp · Chùa Dâu · Chùa Đọi Sơn · Chùa Keo Hành Thiện · Chùa Keo Thái Bình · Chùa Phật Tích · Chùa Thái Lạc · Cố đô Hoa Lư · Cụm đình Hương Canh · Côn Sơn – Kiếp Bạc · Đền An Xá · Đền Đô · Đền Trần Nam Định – Chùa Phổ Minh · Đền Trần Thái Bình · Đền Trần Thương · Đền Xưa – Chùa Giám – Đền Bia · Đình Thổ Tang · KDT Nguyễn Bỉnh Khiêm · Phố Hiến · Núi Non Nước · Quần đảo Cát Bà · Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương · Quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động · Tháp Bình Sơn · Tây Thiên · Văn miếu Mao Điền · Bạch Đằng · Đền Cửa Ông · Đình Trà Cổ · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử | |
Bắc Trung Bộ(19 di tích) | Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng | |
Tây Nguyên vàDuyên hải Nam Trung Bộ(18 di tích) | Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai | |
Miền Nam(17 di tích) | Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên · Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng · Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định | |
|
Từ khóa » Bản đồ Khu địa đạo Củ Chi
-
Bảng Sơ đồ Các điểm Tham Quan Trong Hệ Thống Khu Di Tích Địa đạo ...
-
Sơ đồ địa đạo Củ Chi - Ảnh Của Cu Chi Tunnels, Thành Phố Hồ Chí ...
-
Bản đồ địa đạo Củ Chi
-
Tìm Hiểu Về Sơ đồ Địa đạo Củ Chi
-
Sơ Đồ Địa Đạo Củ Chi - Yellow Cab Pizza
-
Bản Đồ Địa Đạo Củ Chi
-
Bản đồ đường đi địa đạo Củ Chi - Du Lịch TPHCM
-
Sơ đồ Các điểm Tham Quan Khu Bến Dược | 09/07/2014 05:52:54
-
Bản đồ địa đạo Củ Chi - Du Lịch
-
Bản đồ Hành Chính Huyện Củ Chi TPHCM Khổ Lớn Năm 2022
-
Cẩm Nang Du Lịch Địa đạo Củ Chi - Hầm Di Tích Lịch Sử Nổi Tiếng
-
Du Lịch Sài Gòn: Tìm Về Địa Đạo Củ Chi "di Tích Lịch Sử Hào Hùng"