Địa Lí 10 Bài 1: Các Phép Chiếu Hình Bản đồ Cơ Bản

Địa lí 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bảnLý thuyết, trắc nghiệm Địa lý lớp 10Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

  • A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 1
    • 1/ Khái niệm
    • 2/ Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
  • B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 1

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 1

1/ Khái niệm

a/ Khái niệm bản đồ

- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.

b/ Bằng cách nào người ta thành lập được bản đồ?

- Để thành lập bản đồ người ta phải dùng các phép chiếu hình bản đồ để thể hiện Trái Đất hoặc một châu lục, một quốc gia vùng lãnh thổ nào đó lên bản đồ.

c/ Khái niệm phép chiếu hình bản đồ

- Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.

2/ Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

- Ứng với mỗi dạng bản đồ người ta dùng một phép chiếu hình bản đồ tương ứng để thành lập, có phép chiếu thành lập bản đồ chính xác về diện tích, có phép chiếu hình thành lập bản đồ chính xác về hình dạng lãnh thổ.

- Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản là:

+ Phép chiếu phương vị.

+ Phép chiếu hình nón.

+ Phép chiếu hình trụ.

a/ Phép chiếu phương vị

* Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng

Lý thuyết địa lý 10

(Ba phép chiếu phương vị)

- Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc khác nhau có phép chiếu phương vị khác nhau: có 3 phép chiếu phương vị đó là:

+ Phép chiếu phương vị đứng.

+ Phép chiếu phương vị ngang.

+Phép chiếu phương vị nghiêng.

* Phép chiếu phương vị đứng

Lý thuyết địa lý 10

(Phép chiếu phương vị đứng)

- Mặt chiếu tiếp xúc với cực của địa cầu.

- Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng:

+Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở cực.

+ Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.

+ Khu vực chính xác là gần cực, càng xa cực càng kém chính xác.

+ Phép chiếu phương vị đứng dùng để vẽ bản đồ vùng xung quanh cực.

b/ Phép chiếu hình nón

Lý thuyết địa lý 10

(Phép chiếu hình nón)

* Khái niệm: Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón.

- Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc của hình nón khác nhau có các phép chiếu hình nón khác nhau:

+ Phép chiếu hình nón đứng.

+ Phép chiếu hình nón ngang.

+ Phép chiếu hình nón nghiêng.

* Phép chiếu hình nón đứng:

Lý thuyết địa lý 10

(Phép chiếu hình nón đứng)

- Trục của hình nón trùng với trục của địa cầu.

- Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng:

+ Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác.

+ Dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung quốc, Hoa kì…

c/ Phép chiếu hình trụ

Lý thuyết địa lý 10

(Phép chiếu hình trụ)

* Khái niệm: Phép chiếu hình trụ thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ.

- Cách thể hiện: Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau:

+ Phép chiếu hình trụ đứng.

+ Phép chiếu hình trụ ngang.

+ Phép chiếu hình trụ nghiêng.

* Phép chiếu hình trụ đứng:

Lý thuyết địa lý 10

(Phép chiếu hình trụ đứng)

- Mặt hình trụ tiếp xúc với Địa cầu theo vòng xích đạo.

- Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng:

+ Kinh tuyến, vĩ tuyến đều là những đoạn thẳng song song và vuông góc với nhau.

+ Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác, càng xa xích đạo càng kém chính xác.

+ Dùng để vẽ khu vực xích đạo.

* Tổng kết bài học

Phép chiếu hình bản đồ

Thể hiện trên bản đồ

Các kinh tuyến

Các vĩ tuyến

Khu vực tương đối chính xác

Khu vực kém chính xác

Phương vị đứng (nhóm 1)

Là những đoạn thẳng đồng qui ở cực

Là những vòng tròn đồng tâm ở cực

Gần cực

Xa cực

Hình nón đứng (nhóm 2)

Là những đoạn

thẳng đồng qui ở cực

Là những cung

tròn đồng tâm

Vĩ tuyến

Trung bình

Gần cực và

gần xích đạo

Hình trụ đứng (nhóm 3)

Là những đường

thẳng song song và vuông góc với nhau

Là những đường

thẳng song song và vuông góc với nhau

Xung quanh

xích đạo

Xa xích đạo

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 1

Câu 1: Bản đồ địa lý là

  1. Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng
  2. Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng
  3. Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng
  4. Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định

Câu 2: Phép chiếu đồ là

  1. Việc đo đạc tính toán để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến.
  2. Cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng một cách tương đối chính xác.
  3. Phương pháp hình học nhằm thu nhỏ Trái Đất.
  4. Phương pháp thực hiện một bản đồ địa lý.

Câu 3: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt phẳng của giấy vẽ sẽ tiếp xúc với địa cầu ở

  1. Nam cực
  2. Bắc cực
  3. Xích đạo
  4. Cực

Câu 4: Trong phép chiếu trụ đứng tiếp xúc với mặt cầu ở

  1. Xích đạo
  2. Cực
  3. Chí tuyến
  4. Bất cứ vị trí nào

Câu 5: Trong phép chiếu phương vị đứng các kinh tuyến sẽ là

  1. Các vòng tròn đồng tâm
  2. Các đường thẳng hoặc đường cong
  3. Các đoạn thẳng đồng quy
  4. Các đoạn thẳng song song

Câu 6: Khi giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu đồ:

  1. Hình trụ
  2. Phương vị nghiêng
  3. Phương vị ngang
  4. Đáp án A hoặc B đúng

Câu 7: Trong phép chiếu nào sau đây chỉ có xích đạo và kinh tuyến trung tâm mới trở thành những đường thẳng, thẳng góc nhau?

  1. Phương vị đứng.
  2. Phương vị ngang.
  3. Phương vị nghiêng.
  4. Hình trụ đứng.

Câu 8: Các kinh tuyến là những đường thẳng song song, các vĩ tuyến là những đường ngang song song. Đó là kết quả của phép chiếu

  1. Hình trụ đứng.
  2. Phương vị đứng.
  3. Hình trụ.
  4. Phương vị ngang.

Câu 9: Dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài vĩ tuyến như: Liên Bang Nga, Trung Quốc,... đó là phép chiếu nào?

  1. Phương vị đứng
  2. Phép chiếu hình nón đứng
  3. Hình trụ đứng
  4. Phép chiếu hình nón ngang

Câu 10: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

  1. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
  2. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  3. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  4. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ.

Câu 11: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
  2. Cao ở vòng cực và giảm dần về 2 phía.
  3. Cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn.
  4. Không đổi trên toàn bộ lãnh thổ thể hiện.

Câu 12: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm

  1. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 nữa cầu Bắc – Nam.
  2. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây.
  3. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo, giảm dần khi càng xa giao điểm đó.
  4. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến gốc và xích đạo, giảm dần khi càng xa giao điểm đó.

Câu 13: Phép chiếu phương vị ngang thường được dùng để vẽ bản đồ ở khu vực nào dưới đây?

  1. Bán cầu Đông và bán cầu Tây.
  2. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
  3. Vùng cực.
  4. Vùng vĩ độ trung bình.

Câu 14: Phép chiếu phương vị nghieng thường được dùng để vẽ bản đồ

  1. Bán cầu Đông và bán cầu Tây.
  2. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
  3. Vùng cực.
  4. Vùng vĩ độ trung bình.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

C

B

D

A

C

A

D

A

B

Câu

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

A

C

C

A

D

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm của các phép chiếu hình bản đồ cơ bản như: phép chiếu đứng, phép chiếu hình trụ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Bản đồ Là Gì Lớp 10