Địa Lí 6 Bài 2: Bản đồ Cách Vẽ Bản đồ - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Địa Lý 6 Chương I: Trái Đất Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm7 BT SGK 88 FAQ

Các vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại. Do đó tuỳ theo yêu cầu mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau. Ở bài học này các em đã được học về bản đồ và cách vẽ bản đồ.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bản đồ là gì?

1.2. Vẽ bản đồ

1.3. Cách vẽ bản đồ

1.4. Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học Địa lí

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 2 Địa lí 6

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bản đồ là gì?

  • Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.

Nửa địa cầu Bề mặt quả cầu được dàn phẳng

(Nửa địa cầu) (Bề mặt địa cầu trên mặt phẳng)

gi ố ng và khác nhau v ề hình d ạ ng các l ụ c đ ị a trên b ả n đ ồ và trên qu ả đ/c ầ u gi ố ng và khác nhau v ề hình d ạ ng các l ụ c đ ị a trên b ả n đ ồ và trên qu ả đ/c ầ u
  • Giống và khác nhau về hình dạng lục địa trên địa cầu và trên mặt phẳng:
    • Giống nhau: Là hình ảnh thu nhỏ của Trái Đất.
    • Khác nhau:
      • Bản đồ thể hiện trên mặt phẳng.
      • Qủa địa cầu thể hiện tren mặt cong.

1.2. Vẽ bản đồ

  • Vẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.
  • Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được đều có sai số. Càng xa trung tâm chiếu đồ sai số càng lớn.
  • Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau.

Bản đồ địa cầu sau khi đã nối những chỗ đứt

(Bản đồ địa cầu sau khi đã nối những chỗ đứt; 1: đảo Grơn len, 2: lục địa Nam Mĩ)

  • Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu Km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu Km2.
  • Vì sao diện tích đảo Grơn len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ?
    • Vì khi dàn mặt cong lên mặt phẳng sẽ có sai số. Với phương pháp chiếu đồ này các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn. Điều đó lí giải vì sao đảo Grơn len bằng 1/9 lục địa Nam Mĩ nhưng trên bản đồ thì lại bằng lục địa Nam Mĩ.
    • Vì sử dụng phương pháp chiếu đồ khác nhau nen sẽ có sự khác nhau đó

→ Vì vậy để vẽ bản đồ người ta thường dùng phương pháp chiếu đồ khác nhau.

Bản đồ được nối các điểm cắt Bản đồ các đường kinh tuyến chụm ở cực Bản đồ trên địa cầu

  • Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên hình 5, 6, 7.
    • Hình 5: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng.
    • Hình 6: Kinh tuyến ở 00 là 1 đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm lại ở cực; vĩ tuyến là những đường thẳng song song.
    • Hình 7: kinh tuyến là những đường cong chụm nhau ở cực, xích đạo là đường thẳng; các đường vĩ tuyến Bắc là nững đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

1.3. Cách vẽ bản đồ

  • Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí
  • Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ
  • Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí

1.4. Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí

Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em sẽ định nghĩa đơn giản về bản đồ và biết được 1 số công việc cơ bản khi vẽ bản đồ. Tự mình có thể thu thập thông tin để có thể vẽ biểu đồ. Hi vọng đây là tài liệu hỗ trợ tốt cho các em trong quá trình học tập.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Bản đồ là hình vẽ:

    • A. Tương đối
    • B. Tuyệt đối chính xác
    • C. Tương đối chính xác
    • D. Kém chính xác
  • Câu 2:

    Bản đồ là biểu hiện:

    • A. Mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng
    • B. Mặt phẳng của Trái Đất lên mặt cong hình cầu
    • C. Toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng của giấy
    • D. Mặt cong của Trái Đất lên 1 mặt phẳng
  • Câu 3:

    Công việc phải làm khi vẽ bản đồ

    • A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí
    • B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ
    • C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí
    • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 11 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 11 SGK Địa lý 6

Bài tập 3 trang 11 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 4 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 6

3. Hỏi đáp Bài 2 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 6 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất Bài 3: Tỉ lệ bản đồ Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học Địa lí 6 Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Toán 6

Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 6 CTST

Giải bài tập Toán 6 KNTT

Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 6

Ngữ văn 6

Ngữ Văn 6 CTST

Ngữ Văn 6 KNTT

Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Soạn Văn 6 CTST

Soạn Văn 6 KNTT

Soạn Văn 6 Cánh Diều

Văn mẫu 6

Tiếng Anh 6

Giải Tiếng Anh 6 CTST

Giải Tiếng Anh 6 KNTT

Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 6 CTST

Giải bài tập KHTN 6 KNTT

Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Tin học 6

Tin học 6 CTST

Tin học 6 KNTT

Tin học 6 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 6 CTST

Giải bài tập Tin học 6 KNTT

Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Lịch sử & Địa lí 6 CTST

Lịch sử & Địa lí 6 KNTT

Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6

Công nghệ 6

Công Nghệ 6 CTST

Công Nghệ 6 KNTT

Công Nghệ 6 Cánh Diều

Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Đề thi giữa HK1 lớp 6

Đề thi giữa HK2 lớp 6

Đề thi HK1 lớp 6

Đề thi HK2 lớp 6

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 6

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bản đồ địa Lý Lớp 6 Bài 2