Địa Lí 7 Bài 28: Thực Hành Phân Tích Lược đồ Phân ...

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 7 Địa lý Lớp 7 SGK Cũ Chương VI: Châu Phi Địa lí 7 Bài 28: Thực hành Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi Địa lí 7 Bài 28: Thực hành Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Chương VI: Châu Phi

Địa lí 7 Bài 26: Thiên nhiên châu Phi

Địa lí 7 Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

Địa lí 7 Bài 28: Thực hành Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Địa lí 7 Bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi

Địa lí 7 Bài 30: Kinh tế châu Phi

Địa lí 7 Bài 31: Kinh tế Châu Phi (tiếp theo)

Địa lí 7 Bài 32: Các khu vực châu Phi

Địa lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)

Địa lí 7 Bài 34: Thực hành So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan sát hình 27.2 (trang 86 SGK Địa lý 7) và dựa vào kiến thức đã học

1.2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 28 Địa lí 7

Tóm tắt bài

1.1. Quan sát hình 27.2 (trang 86 SGK Địa lý 7) và dựa vào kiến thức đã học

So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi.

Giảì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát biển?

Thiên nhiên châu Phi

(Thiên nhiên châu Phi)

  • Châu Phi có các môi trường: rừng xích đạo, xa van, hoang mạc chí tuyến và cận nhiệt đới khô.
  • Môi trường rừng xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.
  • Hai môi trường xa van nằm ở phía Bắc và phía Nam Xích đạo.
  • Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi và hoang mạc Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.
  • Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Át-lát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi.
  • Hai môi trường chiếm diện tích lớn là môi trường xa van và môi trường hoang mạc.
  • Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do:
    • Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu vực áp cao nên hầu như không mưa.
    • Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, độ cao trên 200 m, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, vì vậy ảnh hưởng của biển ít.
    • Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.
    • Lục địa Á Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi.

1.2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

  • Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm.
  • Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm.
  • Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào. Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó.
  • Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D (trang 88 SGK Địa lý 7) vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 (trang 86 SGK Địa lý 7) sao cho phù hợp.

Trả lời: 

  • Biểu đồ A:
    • Lượng mưa: lượng mưa trung bình là 1244 mm, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3.
    • Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình > 10°C, có 2 tháng cực đại là tháng 3 và tháng 11 khoảng 28°C, tháng lạnh nhất là tháng 7, khoảng 15°C. Biên độ nhiệt 13°C.
    • Kiểu khí hậu: Nhiệt đới (Nam bán cầu). Nóng, có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
    • Biểu đồ A phù hợp với vị trí 3.
  • Biểu đồ B:
    • Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 897 mm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.
    • Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 5) là 35°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1 ) khoảng 20°C. Biên độ nhiệt 15°C.
    • Kiểu khí hậu: Nhiệt đới (Bắc bán cầu). Nóng, có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
    • Biểu đồ B phù hợp với vị trí 2.
  • Biểu đồ C:
    • Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2592 mm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5.
    • Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 4) khoảng 30°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 21°C. Biên độ nhiệt 8°C.
    • Kiểu khí hậu: Xích đạo ẩm. Nóng, mưa nhiều quanh năm.
    • Biểu đồ C phù hợp với vị trí 1.
  • Biểu đồ D:
    • Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 506 mm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8.
    • Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 2) khoảng 25°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 11°C. Biên độ nhiệt 12°C.
    • Kiểu khí hậu: Địa trung hải (Nam bán cầu). Hè nóng khô, đông ấm áp, mưa khá vào thu-đông.
    • Biểu đồ D phù hợp với vị trí 4.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học sinh cần phải nắm được nội dung sau: 

  • Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên Châu Phi, giải thich được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
  • Nắm được cách phân tích một biểu đồ khí hậu Châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi, vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.

2.1. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 88 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 88 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 64 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 65 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 3 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 4 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 7

3. Hỏi đáp Bài 28 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Bản đồ địa Lý Lớp 7 Bài 28