Địa Lý 12 Bài 30: Vấn đề Phát Triển Ngành Giao Thông Vận Tải Và ...
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Bài: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- A. Lý thuyết Địa lý 12 bào 30
- I. Giao thông vận tải
- II. Thông tin liên lạc
- B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 30
- C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
A. Lý thuyết Địa lý 12 bào 30
I. Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình.
1. Đường bộ (đường ô tô)
- Sự phát triển:
- Mở rộng và hiện đại hóa, phủ kín các vùng.
- Phương tiện tăng nhanh, chất lượng tốt.
- Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh.
- Các tuyến đường:
- Quốc lộ 1: 2300 km
- Đường Hồ Chí Minh=> Là 2 tuyến quan trọng nhất
- Bắc: QL 5, 2, 3, 6.
- Miền Trung: QL 7, 8, 9, 24, 19, 25, 26, 27.
- Đông Nam Bộ: QL 13, 22, 51.
2. Đường sắt
- Sự phát triển:
- 3143 km đường sắt
- Hiệu quả chất lượng phục vụ tăng nhanh.
- Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng.
- Các tuyến chính:
- Thống Nhất: 1726km
- Hà Nội - Hải Phòng
- Hà Nội - Lào cai
- Hà Nội - Thái Nguyên
- Hà Nội - Đồng Đăng…
3. Đường sông
- Sự phát triển:
- 11000km đường sông.
- Mới được khai thác.
- Phương tiện chưa hiện đại.
- Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng chậm.
- Các tuyến chính:
- Sông Hồng- Sông Thái Bình
- Sông Mê Công - Sông Đồng Nai
4. Đường biển
- Sự phát triển:
- Vị thế ngày càng nâng cao
- 73 cảng biển
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh
- Các tuyến chính:
- Hải Phòng – TP.HCM: 1500km
- Hải Phòng – Đà Nẵng: 500km
- Hải Phòng – Hồng Kông
- TP.HCM - Hồng Kông …
- Các cảng chính: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Cam Ranh, Thị Vải, Sài Gòn...
5. Đường hàng không
* Sự phát triển:
- Trẻ nhưng phát triển nhanh
- Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh nhất.
- Cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế)
6. Đường ống
Gắn liền với ngành dầu, khí: Bãi Cháy- Hạ Long, Côn Sơn- Bà Rịa
II. Thông tin liên lạc
1. Bưu chính
- Hiện nay:
- Ở nước ta, Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
- Kỹ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.
- Trong giai đoạn tới:
- Ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường.
- Áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
2. Viễn thông
- Ngành Viễn thông của nước ta có xuất phát điểm rất thấp nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.
- Ngành Viễn thông đã xác định đúng hướng là đón đầu các thành tựu kỹ thuật hiện đại của thế giới.
- Mạng lưới Viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
- Mạng điện thoại.
- Mạng phi thoại.
- Mạng truyền dẫn.
B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 30
Câu 1. Ở nước ta, hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sông là gì?
- Chỉ phát triển chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.
- Lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ít, phân tán.
- Sông ngòi có nhiều ghềnh thác, chảy chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam.
Câu 2. Đâu là phương thức truyền dẫn cổ điển, hiện nay được thay thế bằng các phương thức tiên tiến hơn?
- Viba.
- Cáp quang.
- Viễn thông quốc tế.
- Dây trần.
Câu 3. Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á là đường
- Bộ.
- Sông.
- Biển.
- Hàng không.
Câu 4. Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là đường
- Ô tô.
- Sắt.
- Hàng không.
- Biển.
Câu 5. Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin cấp
- Quốc gia.
- Vùng.
- Tỉnh (thành phố).
- Quốc tế.
Câu 6. Mạng lưới giao thông đường sông phát triển mạnh nhất ở vùng
- Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đông Nam Bộ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 7. Đâu là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?
- Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.
- Hơn một nửa đã được trải nhựa.
- Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
- Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.
Câu 8. Ở nước ta, các cảng nước sâu thường được xây dựng ở
- Các cửa sông.
- Các vũng, vịnh.
- Ven các đảo.
- Các đầm, phá.
Câu 9. Đường quốc lộ 1A không đi qua thành phố nào?
- Cần Thơ.
- Việt Trì.
- Thanh Hóa.
- Biên Hòa.
Câu 10. Khó khăn chủ yếu trong việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là gì?
- Thiên tai hay xảy ra.
- Chất lượng nguồn lao động chưa cao.
- Hậu quả của chiến tranh để lại.
- Thiếu vốn.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng với giao thông đường bộ (đường ô tô) ở nước ta hiện nay?
- Chưa hội nhập vào đường xuyên Á.
- Phương tiện hầu hết cũ kĩ, lạc hậu.
- Mạng lưới đường được mở rộng.
- Tập trung chủ yếu ở dọc ven biển.
Câu 12. Ngành giao thông vận tải nào sau đây có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất ở nước ta hiện nay?
- Đường sắt.
- Đường bộ.
- Hàng không.
- Đường biển.
Câu 13. Các tuyến đường sắt của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
- Đồng bằng sông Hồng.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đông Nam Bộ.
- Bắc Trung Bộ.
Câu 14. Trong số các tuyến đường biển ven bờ của nước ta sau đây, tuyến đường nào là dài nhất?
- Hải Phòng - Đà Nẵng.
- Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh.
- Quy Nhơn - Phan Thiết.
- Đà Nẵng - Quy Nhơn.
Câu 15. Ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa ở nước ta, chủ yếu là do
- Chở được những hàng hóa nặng, cồng kềnh.
- Có các đội tàu vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn.
- Có thời gian vận chuyển hàng kéo dài.
- Vận chuyển trên các tuyến có chiều dài lớn.
Câu 16. Điều kiện thuận lợi nổi bật để xây dựng các cảng biển nước sâu ở nước ta là
- Vùng biển rộng.
- Thềm lục địa rộng.
- Bờ biển kéo dài.
- Có nhiều vũng, vịnh.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?
- Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.
- Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.
- Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.
- Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.
Câu 18. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?
- Hội nhập toàn cầu sâu, rộng.
- Hoạt động du lịch phát triển.
- Vùng biển rộng, bờ biển dài.
- Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta?
- Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
- Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế để phát triển giao thông đường biển nước ta?
- Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
- Có nhiều đảo, quần đảo ở ven bờ.
- Các dòng biển hoạt động theo mùa.
- Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?
- Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.
- Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước.
- Phương tiện vận tải ít được cải tiến.
- Trang thiết bị cảng sông còn lạc hậu.
Câu 22. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh nhất đến phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?
- Có nhiều tỉnh giáp biển, lượng hàng hóa vận chuyển tăng.
- Sản xuất trong nước phát triển, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.
- Vị trí ở gần các tuyến hàng hải quốc tế, nhiều vũng, vịnh.
- Vùng biển có diện tích rộng, thông với Thái Bình Dương.
Câu 23. Trong quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì
- Giúp cho các quá trình sản xuất, hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện.
- Sản xuất ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
- Tạo ra mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương và thế giới.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng cho đất nước.
Câu 24. Để đi bằng đường bộ (đường ô tô) từ Bắc vào Nam, ngoài quốc lộ 1 còn có
- Quốc lộ 6.
- Quốc lộ 5.
- Đường Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 2.
Câu 25. Tuyến đường sắt nào dài nhất nước ta?
- Hà Nội - Hải Phòng.
- Hà Nội - Thái Nguyên.
- Đường sắt Thống Nhất.
- Hà Nội - Lào Cai.
Câu 26. Đầu mối giao thông vận tải đường sắt nào lớn nhất nước ta?
- Hà Nội.
- Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hải Phòng.
- Đà Nẵng.
Câu 27. Ý nào sau đây đúng khi nói về giao thông nước ta hiện nay?
- Hệ thống đường bộ nước ta hiện nay chưa hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
- Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có hệ thống đường sắt chạy qua.
- Trong những năm qua, nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đưa vào vận hành.
- Tất cả các tuyến đường sắt nước ta đều có khổ đường nhỏ và chất lượng vô cùng thấp.
Câu 28. Đâu không phải là hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta?
- Cơ giới hóa.
- Tự động hóa.
- Tin học hóa.
- Hóa học hóa.
Câu 29. Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là
- có nhiều càng nước sâu và cụm cảng quan trọng.
- khối lượng hàng hóa luân chuyển tương đối lớn.
- đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
- các tuyến đường ven bờ chủ yếu hướng bắc - nam.
Câu 30. Ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nước ta là
- Thương mại và du lịch.
- Giao thông vận tải và bảo hiểm.
- Tài chính và ngân hàng.
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Câu 31. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?
- Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
- Các hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có.
- Có nhiều sa khoáng với trữ lượng lớn.
- Nằm gần các tuyến hàng hải trên biển Đông.
Câu 32. Trong tất cả các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt và đường sông thì:
- Đường bộ có độ dài lớn nhất
- Đường sông có độ dài lớn nhất
- Đường sắt có độ dài lớn nhất
- Đường bộ có độ dài nhỏ nhất
Câu 33. Đặc điểm nào không phải của ngành Bưu chính hiện nay ở nước ta?
- Chủ yếu mang tính phục vụ.
- Thiếu lao động ở trình độ cao.
- Mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
- Sử dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 34. Loại hình nào sau đây thuộc mạng phi thoại?
- Mạng điện thoại đường dài.
- Mạng truyền dẫn Viba.
- Mạng điện thoại nội hạt.
- Mạng Fax.
Câu 35. Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến loại hình vận tải nào?
- Đường biển.
- Đường sông.
- Đường ô tô.
- Đường sắt.
----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:
C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 30 địa Lý 12
-
Bài 30. Vấn đề Phát Triển Ngành Giao Thông Vận Tải Và Thông Tin Liên Lạc
-
Lý Thuyết Địa Lí 12: Bài 30. Vấn đề Phát Triển Ngành Giao Thông Vận ...
-
Sơ đồ Tư Duy địa Lý Lớp 12 (Phần 3)
-
Vấn đề Phát Triển Ngành Giao Thông Vận Tải Và Thông Tin Liên Lạc
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Địa Lý Lớp 12 Ôn Thi THPT Quốc ...
-
Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề Phát Triển Ngành Giao Thông Vận Tải Và Thông ...
-
Dựa Vào Bài 30+31 Vẽ Sơ đồ Tư Duy Kinh Tế Châu Phi - Địa Lý Lớp 7
-
Top 29 Sơ đồ Tư Duy địa 12 Bài 17 2022
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Địa Lý Lớp 12 ôn Thi Tốt Nghiệp THPT - Tuyển Sinh Số
-
Sơ đồ Tư Duy Vật Lí 12 - Tài Liệu - 123doc
-
Lý Thuyết Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề Phát Triển Ngành Giao Thông Vận ...
-
Top 29 Sơ đồ Tư Duy Bài 25 địa 12 2022 - Blog Của Thư