Địa Tạng – Wikipedia Tiếng Việt

Địa Tạng vương
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung地藏
Nghĩa đenKṣitigarbha
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữDìzàng
Wade–GilesTi4-tsang4
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhDei6-zong6
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể地藏菩薩
Giản thể地藏菩萨
Nghĩa đenBodhisattva Kṣitigarbha
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữDìzàng Púsà
Wade–GilesTi4-tsang4 P'u2-sa4
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhDei6-zong6 Pou4-saat3
Honorific
Phồn thể地藏王菩薩
Giản thể地藏王菩萨
Nghĩa đenBodhisattva King Kṣitigarbha
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữDìzàng Wáng Púsà
Wade–GilesTi4-tsang4 Wang2 P'u2-sa4
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhDei6-zong6 Wong4 Pou4-saat3
Full title
Phồn thể大願地藏菩薩
Giản thể大願地藏菩萨
Nghĩa đenBodhisattva King Kṣitigarbha of the Great Vow
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữDàyuàn Dìzàng Púsà
Wade–GilesTa4-yüan4 Ti4-tsang4 P'u2-sa4
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhDaai6-jyün6 Dei6-zong6 Pou4-saat3
Tên Tây Tạng
Chữ Tạng ས་ཡི་སྙིང་པོ
Phiên âm
Wyliesa yi snying po
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtĐịa Tạng, Địa Tạng Vương bồ tát, Địa Tạng bồ tát, Đại Nguyện Địa Tạng bồ tát
Hán-Nôm地藏, 地藏王菩薩, 地藏菩薩, 大願地藏菩薩
Tên tiếng Thái
Tiếng Tháiพระกษิติครรภโพธิสัตว์
Hệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng giaPhra Kasiti Khappha Phothisat
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul지장, 지장보살
Hanja地蔵, 地蔵菩薩
Phiên âm
Romaja quốc ngữji jang, ji jang bosal
Tên tiếng Mông Cổ
Tiếng Mông CổСайенинбу
Tên tiếng Nhật
Kanji地蔵; 地蔵菩薩; 地蔵王菩薩
Chuyển tự
RōmajiJizō; Jizō Bosatsu; Jizō-ō Bosatsu
Tên tiếng Phạn
PhạnKṣitigarbha

Địa Tạng hay Địa Tạng Vương (skt. क्षितिगर्भ, Kṣitigarbha; tiếng Trung: 地藏; bính âm: Dìzàng; Wade–Giles: Ti-tsang; jap. 地蔵, Jizō; tib. ས་ཡི་སྙིང་པོ, sa'i snying po, kor.: 지장, 지장보살, ji jang, ji jang bosal[1]) hay Địa Tạng vương Bồ tát là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong Sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa, năm vị còn lại là các vị Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng (Địa ngục không trống, Thề không thành Phật). Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.[2]

Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Địa Tạng vương ở Trung Quốc và Việt Nam được khắc họa tượng cưỡi trên con linh thú Đế Thính (hay Thiện Thính) có hình dáng như con kỳ lân có một sừng, một số khắc họa linh khuyển Đế Thính này trông như một con sư tử tuyết Tây Tạng màu lam trông giống như một con chó ngao Tây Tạng (ngao Tạng).

Những tranh tượng ở Trung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Địa Tạng Vương Bồ tát đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ vốn là hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng này. Ngoài ra, Địa Tạng vương rất dễ nhầm lẫn với Mục-kiền-liên vì có nhiều điểm tương đồng về trang phục (mặc áo cà sa) và tay đều cầm tích trượng. Ở Việt Nam, khi người ta điêu khắc thì có sự phân biệt, khi Địa Tạng sẽ đội mũ thất phật, trong khi đó Mục-kiền-liên thì không đội mão, Địa Tạng thường được điêu khắc ngồi trên tòa sen hoặc cưỡi Đề Thính, trong khi Mục-kiền-liên thì đứng, ông không ngồi mà luôn ở thế đứng, một đặc điểm phân biệt là Mục-kiền-liên tay trái không cầm gì hoặc cầm bình bát, trong khi Địa Tạng tay trái sẽ cầm viên ngọc Như Ý.

Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tiền thân và Hóa thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân khi chưa là bồ tát địa tạng ngài là hoàng tử thứ tư của mẫu lục nương với cha Ngọc Hoàng thượng đế, được vua cha phong làm Phong Đô Đại Đế quản địa ngục,trong khi ngài làm Phong Đô Đại đế thấy chúng sanh tạo nghiệp đoạ vào địa ngục, không ai cứu độ họ , ngài thấy vậy sinh lòng thương cảm, Ngài nguyện cởi bỏ áo thần vị mà tu hành bồ tát đạo.

Ngài hoá thân xuống trần gian tu hành bồ tát đạo vô lượng kiếp đến nay .

STT Tiền Thân - Hóa Thân Đại Nguyện Ghi Chú
1 Vị Trưởng Giả Từ nay tới tận đời vị lai, tđạt được quả vị thánh là bồ tát ôi vì những chúng sinh tội khổ trong sáu đạo mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng sinh giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả. cơ duyên chiêm ngưỡng, đảnh lễ, được sự chỉ dạy của Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.
2 Người nữ dòng Bà La Môn nhiều phúc đức uy lực nhưng có mẹ không kính không tin vào Tam Bảo, tin mê theo Tà giáo. Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sinh mắc phải tội khổ, thì tôi lập nhiều phương chước làm cho chúng đó đều được giải thoát. được Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai độ thoát cho mẹ nên cô đã phát nguyện trước Phật
3 Vị Vua Từ bi thương dân Như Tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ được an vi đắc quả Bồ Đề, thời Tôi nguyện chưa chịu thành Phật. Thủa đức Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai
4 Thiếu nữ Quang Mục Từ nay nhẫn đến về sau trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà chúng sinh chịu tội khổ nơi địa ngục cùng ba đường ác đạo, Tôi nguyện cứu vớt chúng sinh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh... những kẻ mặc tội báo như vậy thành Phật cả rồi, sau Tôi mới thành bậc Chính Giác. Thời đức Liên Hoa Mục Như Lai
5 Hoàng Tử Kim Kiều Giác (Kim Kyo Gak) Hoàng Tử nước Tân La, sinh năm 696

Ý nghĩa pháp tu

[sửa | sửa mã nguồn]

Công Năng, Oai Lực của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Riêng trong cõi thế gian này Đức Thích Ca Mâu Ni qua kinh Địa Tạng Bản Nguyện đã cho chúng ta biết nếu ai nghe được danh hiệu bồ tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, tô vẽ hình tượng, đảnh lễ bồ tát sẽ được các lợi ích sau đây:

Lợi ích trong cuộc sống hiện tại:

  1. Những nguyện lớn mau chóng thành tựu.
  2. Được trí huệ lớn.
  3. Tiêu Trừ Tai Nạn.
  4. Thoát Khỏi Hiểm Nguy.
  5. Tiêu Trừ Tội Chướng, Bệnh Tật.
  6. Được quỷ thần hộ vệ.

Lợi Ích cho kiếp sau:

  1. Thoát Khỏi Thân Nữ.
  2. Được Thân Xinh Đẹp.
  3. Thoát Kiếp Nô Lệ.

Lợi ích lúc lâm chung:

  1. Khi người thân sắp mất, chúng ta có thể niệm danh hiệu bồ tát hoặc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện cho người đó.
  2. Trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, việc Tụng Kinh Địa Tạng cho vong linh quá cố có thể giúp họ được siêu thoát.

Lợi ích với người đã quá vãng:

  1. Siêu Độ vong linh: trong giấc ngủ nếu gặp ma quỷ, người lạ, các sự quái ác... chúng ta có thể chí tâm tụng kinh Địa Tạng.
  2. Siêu độ, gặp lại người thân quá vãng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ksitigarbha”. Truy cập 10 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ Hồng danh:U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ-tát Ma ha tát

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Glassman, Hank (2012). The Face of Jizo: Image and Cult in Medieval Japanese Buddhism, Honolulu: University of HawaiÊ»i Press online review
  • Visser, Marinus Willem de, The Bodhisattva Ti-Tsang (Jizo) in China and Japan, Berlin: Oesterheld 1914.
  • Jizo Bodhisattva: modern healing & traditional Buddhist practice, by Jan Chozen Bays tại Google Books. ISBN 0-8048-3189-0
  • Jizo Bodhisattva: Guardian of Children, Travelers, and Other Voyagers, by Jan Chozen Bays tại Google Books
  • The Making of a Savior Bodhisattva: Dizang in Medieval China, by Zhiru tại Google Books
  • French, Frank G. (ed); Shi, Daoji (trans.)(2003). The Sutra of Bodhisattva Ksitigarbha's Fundamental Vows (地藏經), Sutra Translation Committee of the U.S. and Canada/The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation Taipai, Taiwan, 2nd ed.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Địa Tạng.
  • Kinh Địa Tạng Lưu trữ 2008-02-19 tại Wayback Machine
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
  • x
  • t
  • s
Bồ Tát
Bồ tát phổ biến
  • Quán Thế Âm
  • Văn-thù-sư-lợi
  • Phổ Hiền
  • Địa Tạng
  • Di-lặc
  • Đại Thế Chí
  • Ākāśagarbha
Phật giáo Trung Quốc
  • Hộ Pháp Vi Đà
  • Quan Công
Kim cương thừa
  • Liên Hoa Sinh
  • Mandarava
  • Đa-la
  • Vajrapani
  • Vajrasattva
  • Sitatapatra
  • Phật Mẫu Chuẩn Đề
Bồ tát khác
  • Ambedkar
  • Bhaishajyaraja
  • Candraprabha
  • Long Thụ
  • Niō
  • Tịch Thiên
  • Supratisthitacaritra
  • Supushpachandra
  • Suryaprabha
  • Vasudhara
  • Visistacaritra
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 11855669X
  • LCCN: no2014103242
  • NDL: 00574916
  • VIAF: 45094353
  • WorldCat Identities (via VIAF): 45094353

Từ khóa » Bồ Tát Jizo