Dịch Kinh đại Toàn Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Kiến trúc - Xây dựng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.07 MB, 539 trang )
Dịch học />E-Book : DỊCH KINH ĐẠI TOÀN» Tập 1: Dịch Kinh Yếu Chỉ (Hướng đi của Thánh nhân)» Tập 2: Thượng Kinh (Đạo người Quân Tử)» Tập 3: Hạ Kinh (Đạo người Quân Tử)* Bình giảng quẻ BÁC* Bình giảng quẻ DỰ (Nhạc và nhạc lý cổ Trung Hoa)* Bình giảng quẻ PHỤC* Bình giảng quả TÙY (chữ THỜI)* Dịch Kinh với thiên văn học Trung Hoa* Hà Đồ Lạc Thư* Kinh Dịch với Đông Y* Thiên văn và nhân văn trong Kinh Dịch* Tượng Ngôn Phá Nghi1Tài liệu này được lưu trữ tại />DỊCH KINH ĐẠI TOÀNKINH DỊCHNhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê2Tài liệu này được lưu trữ tại />1» THƯỢNG KINH» HẠ KINH» DỊCH KINH YẾU CHỈ» Hệ Từ Thượng » Hệ Từ Hạ » Thuyết Quái » Tự Quái » Tạp Quái » Phụ lục▼ Click vào từng quẻ để xem ▼234567BátThuầnKiềnThủy LôiTruânSơn ThủyMôngThủy ThiênNhu9BátThuầnKhôn10111213PhongThiên Tiểu SúcThiênTrạch LýĐịa ThiênTháiThiên ĐịaBĩ171819Trạch LôiTùySơn PhongCổĐịa TrạchLâm8SơnThủyTụng14ĐịaThủySư15ThủyĐịaTỷ16Thiên HỏaĐồng NhânHỏaThiênĐại HữuLôiĐịaDự202122ĐịaSơnKhiêm23Phong ĐịaQuanHỏa LôiPhệ HạpSơn HỏaBíSơnĐịaĐịaLôi3Tài liệu này được lưu trữ tại />24252627282930Bác31Thiên LôiVô VọngSơn ThiênĐại SúcSơn Lôi DiTrạchPhong Đại QuáBátThuầnKhảmBátThuầnLyTrạchSơnHàm33343536373839LôiPhongHằng40Thiên SơnĐộnLôi ThiênĐại TrángHỏa ĐịaTấnĐịa HỏaMinh DiPhongHỏaGia Nhân4142434445HỏaTrạchKhuê46ThủySơnKiển47LôiThủyGiải48Sơn TrạchTổnPhong LôiÍchTrạchThiên QuảiThiênPhong CấuTrạch ĐịaTụyĐịaPhongThăngTrạchThủyKhốn49505152535455ThủyPhongTỉnh56Trạch HỏaCáchHỏa PhongĐỉnhBátThuầnChấnBátThuầnCấnPhong SơnTiệmLôiHỏaPhongHỏaSơnLữ5758596061LôiTrạchQuyMuội626364BátThuầnTốnBátThuầnĐoàiThủyHỏaKý TếHỏaThủyVị TếPhongThủy TrạchThủy HoánTiếtPhongLôi SơnTrạchTiểuQuáTrung PhuThượng Kinh: quẻ 1—30 ; Hạ Kinh: quẻ 31—64DỊCH KINH YẾU CHỈNhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê4Tài liệu này được lưu trữ tại />Phục32MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦUPHẦN 1. DỊCH HỌC NHẬP MÔNChương 1: Dẫn nhập: Dịch kinh là cuốn sách Triết mục đích tìm hiểu về nguồn gốc vũ trụ vàcon người, chứ không phải là một sách bói toánChương 2: Đại chỉ của Kinh DịchTiết I. Dịch kinh với Triết họcA. Dịch kinh với khoa Siêu hình họca). Quan niệm nhất thể vạn thùb). Quan niệm tuần hoàn chung nhi phục thủy của Dịch Kinhc). Hai áp dụng quan trọng của Dịch lý nói trênB. Dịch Kinh với khoa Luận Lý Học1). Dịch kinh với Khoa Luận Lý Học Âu Châu2). Ít nhiều định luật quan trọng của DịchTiết II. Dịch kinh với khoa Luân LýTiết III. Dịch kinh với Đạo giáo- Dịch dạy phải chuyển hóa nội tâm, tu luyện để trở thành Thánh Hiền.- Dịch cũng dạy làm người, làm quân tử.Tiết IV. Dịch với những nguyên tắc khả dĩ đem lại một đời sống lý tưởng.PHẦN 2. DỊCH LUẬN THIÊNChương 1. Chữ Dịch theo Từ nguyênChương 2. Dịch là biến thiênChương 3. Dịch là bất biến, bất DịchChương 4. Dịch là giản dị5Tài liệu này được lưu trữ tại />Chương 5. Dịch là nghịch số (đi ngược dòng đời để trở về với Trời)Chương 6. Dịch là TượngPHẦN 3. VÔ CỰC LUẬNChương 1. Phi Lộ: Vô cực là Bản thể uyên nguyên nơi con ngườiChương 2. Đại cương: Vô cực tương ứng với Thần, hoặc với Vô hay Không của Đạo Gia, hayHư Vô của Phật.Chương 3. Tính danh và Hình dung Vô CựcA. Tính danh Vô Cực: Vô Cực là Thượng Đế trong con người, là Thượng Đế còn ẩn tàng haychưa hiển dương.B. Nhân cách hóa Vô CựcC. Tượng hình Vô CựcD. Phân loại tính danh Vô CựcChương 4. Những hậu quả của quan niệm Vô Cực: Hiểu Vô Cực là hiểu căn nguyên vũ trụ vàcon người.Phụ Lục IPhụ Lục IICác Sách tham khảoPHẦN 4. THÁI CỰC LUẬNChương 1. Đại cươngChương 2. Tính danh Thái CựcChương 3. Tượng hình Thái CựcChương 4. Thái Cực và đồ bản Dịch KinhChương 5. Tương quan giữa Thái Cực và Vô Cực, Thái Cực và Vạn HữuChương 6. Quan niệm Thái Cực ở Trung Quốc đối chiếu với quan niệm Atman ở Ấn Độ vàquan niệm Logos ở Âu Châu.A. Thái cực với AtmanB. Thái Cực với LogosChương 7. Những hậu quả của quan niệm Thái CựcA. Hậu quả Triết lý1). Quan niệm Thái Cực và quan niệm nguyên thể vũ trụ của các triết gia Hi Lạp2). Quan niệm Thái Cực với quan niệm của các nhà Huyền Học Âu ChâuB. Hậu quả Luân lýC. Hậu quả Đạo giáoChương 8. Tổng luậnPhụ Lục 1Phụ Lục 2Các Sách tham khảo6Tài liệu này được lưu trữ tại />PHẦN 5. HÀ ĐỒChương 1. Xuất xứChương 2. Cấu tạoChương 3. Đại cươngChương 4. Hà Đồ với Khoa Số họcChương 5. Liên lạc giữa Hà Đồ, Bát quái &Lạc ThưChương 6. Những vấn đề Siêu Hình tàng ẩn trong Hà Đồ:1. Trung cung,Trung điểm hay Bản Thể vũ trụ.2. Chu vi Hà Đồ hay Vạn hữu với nguyên lý diễn dịch, tuần hoàn3. Quan niệm Thái Cực, Âm Dương hay Nhất thể, Lưỡng diện4. Hà Đồ với lẽ sinh thành5. Các hình thái, các tầng lớp con người theo Hà Đồ6. Quan niệm Thiên Nhân Tương Dữ theo Hà Đồ7. Tạo Hóa qui trung chi diệuBạtPHẦN 6. LẠC THƯChương 1. Xuất xứChương 2. Cấu tạoChương 3. Đại CươngChương 4. Ảnh hưởng Lạc Thư đối với các vấn đề Quốc Gia, Xã Hội, Học Thuật Trung QuốcNgười xưa dùng Lạc Thư để:*Chia Trời thành 9 cung.*Chia Trung Hoa thành 9 châu.*Chia kinh đô thành 9 vùng.*Chia Thái miếu thành 9 phòng.*Chia đất cho dân thành 9 khoảnh (Tỉnh Điền)*Chia đầu con người thành 9 cung.*Chia phép trị dân thành 9 trù (chín điều)Chương 5. Lạc Thư & Toán HọcChương 6. Lạc Thư & Chính trịChương 7. Lạc Thư & Phương pháp khắc kỷ, tu thân, Quy Nguyên Phản Bản của các Đạo giaChương 8. Ảnh hưởng Lạc Thư trong ít nhiều nước Á ÂuChương 9. Hà Đồ, Lạc Thư & Hai chiều xuôi ngược tiến hóa của vũ trụ & của Nhân LoạiChương 10. Tổng luậnCác Sách tham khảo7Tài liệu này được lưu trữ tại />PHẦN 7. ÂM DƯƠNGChương 1. Lai lịchChương 2. Âm Dương và Vô Cực, Thái CựcChương 3. Quan niệm Âm Dương1) Hai chiều, hai mặt của một bản thể duy nhất2) Âm Dương 2 thực thể riêng rẽ3) Âm Dương trên phương diện Tiên Thiên4) Âm Dương trên phương diện Hậu ThiênChương 4. Quan niệm Âm Dương với đời sốngChương 5. Âm Dương với Y học Trung HoaChương 6. Âm Dương với thuật tu tiên, luyện đơnChương 7. Âm Dương với Khoa Siêu Hình Học Âu Châu1) Âm Dương với Nguyên Lý đồng nhất2) Âm Dương với quan niệm Thần, Hồn3) Âm Dương với quan niệm Thiện ÁcChương 8. Âm Dương với Triết Học và Khoa Học Âu ChâuPHẦN 8. TỨ TƯỢNGChương 1. Nhận định tổng quátChương 2. Huyền nghĩa của Tứ TượngChương 3. Tứ Tượng với nền Học thuật & Tư tưởng TrungHoaChương 4. Tứ Tượng và Học thuật Âu ChâuChương 5. Tứ Tượng với chữ Thập, chữ VạnChương 6. Tứ Tượng và Khoa học hiện đạiChương 7. Chu kỳ hoạt động của Tứ TượngChương 8. Kết LuậnPHẦN 9. NGŨ HÀNHChương 1. Nhận định tổng quát: Thổ là Trung Cung Thái Cực; 4 Hành bên ngoài là Tứ Tượng.Chương 2. Ngũ Hành tương sinh, tương khắcChương 3. Ngũ Hành với Vũ trụ Quan Trung HoaChương 4. Ngũ Hành với Sử Quan Trung HoaChương 5. Âm Dương, Ngũ Hành với Đạo Giáo Trung HoaChương 6. Âm Dương, Ngũ Hành với học thuật Trung HoaChương 7. Âm Dương, Ngũ Hành với nghệ thuật Trung HoaChương 8. Tổng LuậnLời nói đầu8Tài liệu này được lưu trữ tại />Có nhiều bè bạn thấy chúng tôi cho xuất bản bộ Dịch Kinh Đại Toàn, khoảng 1500 trang, hỏichúng tôi tại sao trên thị trường đã có nhiều bộ Kinh Dịch, còn ra thêm, và như vậy nó có những đặcđiểm gì?Tôi thấy đó là một câu hỏi hữu lý, nên tôi sẽ trình bầy cùng quí vị tại sao tôi viết bộ Dịch Kinh ĐạiToàn này.Tôi bắt đầu soạn thảo bộ Dịch Kinh này vào khoảng năm 1966. Tôi định bỏ ra 15 năm để hoàn tấtnó, nhưng may thay sau hơn 7 năm miệt mài nghiên cứu, thì đã hoàn thành được. Khi ấy, tôi đi mua,hoặc đi mượn tất cả những sách Dịch bằng Hán Văn, Anh văn, Pháp văn và Việt văn hiện có lúc bấygiờ. Đọc qua những tác phẩm của cụ Từ Thanh, Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Ngô Tất Tố,Nguyễn Duy Tinh, v.v... tôi thấy lời văn thật là khó hiểu.Về Hán Văn, tôi may mắn có bộ Tuân Bổ Ngự Án Dịch Kinh Đại Toàn, xuất bản ngày 18 tháng 3năm Khang Hi 54 tức 1715, do các vị khoa bảng xưa cho tôi. Quyển này mỗi quẻ đều có lời bình củaTrình Tử, Chu Hi, Khang Hi và chư tử chứ không phải là tư tưởng của riêng ai.Về Anh văn, tôi có những bộ như của James Legge, Wilhelm / Baynes, R. G. H Siu, v.v... Tôi thấynhững bộ trên không có gì đặc sắc.Về La Ngữ, tôi có đọc bộ của P. Regis, Yiking, antiquissimus Sinarum liber.Về Pháp văn, tôi có De Harlez, Le Yiking, texte primitif rétabli, trad. et commentaires.Philastre, P. L. F. Le Yiking ou Livre de Changements de la dynastie des Tscheou traduit pour lapremière fois du Chinois en Francais.Tôi cũng đã đọc Bộ Dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, xuất bản gần đây ở hải ngoại. Sách trình bầysáng sủa. Tiếc rằng cụ đã bỏ đi Thập Dực, và như cụ nói, Cụ đã hoàn thành bộ sách này trong vòngcó 2 năm, và chỉ soạn lại bộ Dịch của cụ Phan bội Châu mà thôi.9Tài liệu này được lưu trữ tại />Tất cả đều không có gì làm tôi phải say sưa, bái phục. Gần đây, có vô số sách Dịch bằng Anh văn,nhưng toàn thiên về bói toán. Theo tôi, Kinh Dịch không phải sách bói toán, vì Phục Hi, Văn Vương,Chu Công, Khổng Tử, Trình Tử, Chu Hi không hề bói toán. Tôi không bói toán. Trong Hệ TừThượng chỉ bàn qua về phép bói Dịch bằng cỏ Thi, và trong Ngũ Hành bàn qua về luật Tương sinh,Tương khắc, để quí vị nào thích bói toán, địa lý nghiên cứu thêm, chứ không biết gì về cách bói gieotiền theo Dã Hạc, và Bốc Dịch chính tông, hay cách bói Mai Hoa Dịch số của Thiệu Khang Tiết.Nhiều người đi vào Dịch, cũng là muốn học bói toán. Họ có biết đâu rằng bói toán là một năng khiếudo Trời ban. Muốn bói hay, phải có giác quan thứ sáu, (quí vị nào thích nghiên cứu về bói toán, thìxin đọc phần Ngũ Hành, nơi quyển I, và nơi quyển III Hệ từ Thượng Chương 9).Nay, bên Trung Quốc cho in ra nhiều sách Dịch, như bộ Chu Dịch Đại Tự Điển, dày 1546 trang,hay bộ Bạch Thư Chu Dịch, một bộ Dịch đã được khai quật lên từ một ngôi mộ nhà Hán, ở MãVương Đôi, Trường Sa, tháng 12, năm 1973. Bộ này viết trên lụa trắng, vì thế gọi là Bạch Thư, và đãđược Trương Lập Văn nghiên cứu và dịch ra Bạch thoại.Có người khuyên tôi mua, nhưng tôi không bao giờ đi vào con đường Sách uẩn, Hành quái, khôngbao giờ đi vào con đường quái dị để cầu danh, nên tôi đã không mua.Tôi quen nhiều vị khoa bảng, và ngỏ ý xin thụ giáo các Cụ về Dịch Lý. Nhưng cụ nào cũng nóikhông biết gì về Dịch Lý, vì không học Dịch khi đi thi, và các Cụ đề nghị vào tủ sách các Cụ thấy cáigì hay thì cụ biếu, chứ đừng hỏi về Dịch. Cụ Phó Bảng Nguyễn Hà Hoàng (Điện Bàn - Quảng Nam),cho tôi một phần bộ Tuân bổ Ngự Án. Cụ cử Lương Trọng Hối (Quế Sơn - Quảng Nam) cho tôi bộKinh Dịch của Lai Trí Đức.Nên, tôi đi vào Kinh Dịch, qua Đạo Nho, bằng đường lối riêng tư của tôi, như tôi sẽ trình bầy sauđây.Tôi vào đạo Khổng từ năm 1956, qua sách vở hiện có, chứ không hề nhờ cậy vào ai. Và tôi đã họcnơi Khổng Giáo nhiều điều hay ho, mới lạ. Đặc biệt là biết được con người vừa có Thiên Tâm, vừacó Nhân Tâm. Thiên Tâm thời muôn đời công chính, quang minh, chính đại, thuần túy, chí thiện. CònNhân Tâm thời đầy tư tà, nhân dục.Thiên Tâm đó khốn thay, lại ẩn ước nên ít người thấy được. Thiên Tâm là Thiên Lý, Nhân Tâm làNhân Dục, nên xưa mới nói Nhân dục thắng, Thiên Lý vong hay Nhân dục tận, tắc Thiên Lý hiện,v.v... Thiên Tâm giúp ta trở thành Thần thánh, Nhân tâm giúp ta trở thành con người thực sự. Thànhthử tôi mới dịch được câu Kinh Thư, mà xưa nay chưa ai dịch cho đúng ý nghĩa của nó. Đó là:Nhân tâm duy nguy人心惟危Đạo tâm duy vi道心惟微Duy tinh duy nhất惟精惟一Doãn chấp quyết trung允執厥中Dịch:Lòng của Trời siêu vi, huyền ảo,Lòng con người điên đảo, ngả nghiêng.Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,Ra công, ra sức giữ nguyên lòng Trời.10Tài liệu này được lưu trữ tại />Tôi thấy Khổng Giáo cho rằng con người có 3 thứ Đạo. Thiên đạo dạy con người làm thần minh,Nhân đạo dạy con người làm Hiền nhân quân tử, Vật đạo dạy con người kiếm ăn sinh sống. Sở dĩ có3 thứ đạo, vì con người có 3 phần:-Thần để làm Thần. Sau này, Thần còn được gọi là Đạo Tâm, Thiên Tâm, hay nói theo Phật gia, làChân Tâm, hay Đại Ngã. Thần liên lạc với ngoại giới bằng Tuệ giác (Intuition), bằng Huệ hay bằngĐại trí.-Hồn để làm người. Hồn đầy thất tình, lục dục, nên cần phải kìm hãm, phải tu sửa. Hồn con ngườichính là Tiểu Ngã. Nó liên lạc với ngoại giới bằng Trí (Intelligence) hay Tiểu trí.-Xác để làm ăn, sinh sống. Xác liên lạc với ngoại giới bằng ngũ quan (les cinq sens).Hồn và Xác trước sau sẽ biến thiên, tiêu diệt, vì chúng nằm trong vòng Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Chỉcó Thần là bất biến, bất tử, bất sinh, vì Thần mình và Thần Trời đất là một.Tôi thấy Đức Khổng, khuyên con là Bá Ngư nên đọc Kinh Thi, nên tôi đã cùng một cự nho mà tôiquen ở Đà Nẵng, dịch toàn bộ Kinh Thi, xem trong đó ẩn dấu điều gì bí mật. Sau khi dịch xong QuốcPhong, sang tới Đại Nhã, tôi mới khám phá ra được một chuyện mà xưa nay không ai biết. Đó làChân Đạo Nội Tâm, hay Đạo Thần Linh mà ta có thể tìm ra trong lòng ta. Ngày nay, người ta gọi làĐạo Huyền đồng (Mysticism), hay PhốiThiên, hay Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân nhất quán. Xưa, Nghiêu, Thuấn, Thành Thang, VănVương, Võ Vương v.v... đã đi được vào đạo cao siêu này.Chân Đạo Nội Tâm dạy rằng: Trời chẳng xa người, và Hiền Thánh là những người đã sống phốikết với Trời ngay từ khi còn ở trần gian này. Từ khi biết được điều này, tôi mới tìm xem trong hoànvõ này, có những ai biết được cái đạo cao siêu này, vì thế tôi đã tìm đọc các kỳ thư, bí điển của mọiđạo giáo lớn, nhỏ trên Thế Giới, và mới tìm ra được lẽ Nhất Quán, Thù Đồ Đồng Qui của các đạogiáo, nhất là thấy được rằng Tam Giáo, Nho, Thích, Lão là đồng nguyên. Từ đó, tôi không còn đóngkhung vào 1 đạo giáo nào cố định, và đã đi vào khoa tôn giáo đối chiếu, tìm hiểu và so sánh mọi đạogiáo. Sau đó, tôi lại nhận thấy rằng Trời ở trong tâm khảm mình, Chân, Thiện, Mỹ là ở trong mình.Nên biến thiên, tiến hóa, hay Hằng Cửu cũng nằm gọn trong mình. Đi tìm tòi nơi xa vời, nghe tuyêntruyền, dụ dỗ, nhất nhất đều là mê vọng.Nói thế, có nghĩa là Kinh Dịch đã tiềm ẩn trong lòng mình, vì Thái Cực là chốt Dịch, đã nằm sẵntrong mình, và mọi sự biến thiên, tiến hóa của Kinh Dịch cũng đều do nơi ta. Xưa nay thiên hạ có gìhay, có gì tốt, đều do Thái Cực trong ta đã xui nên. Trong ta có 2 phần: Thiên bẩm (inné), và Thủ đắc(Acquis).Cho nên, khi tôi viết Kinh Dịch, đã đi từ lòng sâu con người là Vô Cực, Thái Cực, đi dần ra HàĐồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Tượng, Từ, Hào, Quải, Vạn Hữu, Vạn Tượng, vàcác hoàn cảnh dở hay mà con người có thể gặp. Thế là đi từ Tĩnh lãng nội tâm ra tới ồn ào ngoạicảnh. Muốn cho Kinh Dịch trở nên cao siêu, trang trọng tôi đã dịch Kinh Dịch hoàn toàn bằng thơ,mong rằng:Lời lời ngọc nhả, châu phun,Lưu cho hậu thế muôn vàn dài lâu.VàLời thơ ta rút đáy lòng muôn thuở,Cho giáng trần,cho khoác áo văn chương.Tôi đã muốn:11Tài liệu này được lưu trữ tại />Rẽ sóng thời gian tìm nghĩa lý,Khơi lòng Trời đất lấy tinh hoa...Như vậy, học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịch của vũ trụ và của lòng mình; nhânđó sẽ suy ra được chiều hướng tiến, thoái, và sẽ trở về được với Bản Thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáylòng mình.Khi viết bộ Dịch này, tôi đã khám phá ra được nhiều điều mới mẻ:1). Dịch trình bầy học thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể, với các hệ luận của nó, như Nhất thểtán vạn thù, vạn thù qui nhất thể hay Đồng qui nhi thù đồ. Hiện nay nhân loại còn tưởng rằng muônloài có muôn bản thể khác nhau. Tuy nhiên, Khoa Học đã giúp ta thay đổi tầm nhìn, lối nghĩ dần dần.2). Và tôi nhìn thấy Thái Cực trong mọi người chúng ta. Đó là Lương tâm, là Thiên Nhãn trong ta.Lương tâm trong ta, thời muôn đời bất biến. Còn Nhân tâm trong ta thời luôn luôn biến thiên. Chúngta dần dần phải trút bỏ cái gì Biến Thiên để đi vào Bất Biến, tức là bỏ Tiểu Ngã để trở về Đại Ngã.3). Dịch có Tiên Thiên & Hậu Thiên. Tiên Thiên là cái gì Hoàn Thiện, Lý tưởng. Hậu Thiên là cáigì bất toàn, là thực tại, là những gì ta trông thấy, nhìn thấy trong cuộc đời chúng ta. Phục Hi vẽ ra 8quẻ và 64 quẻ Tiên Thiên. Văn vương vẽ và viết ra 8, và 64 quẻ Hậu Thiên. Hà đồ là Tiên Thiên, Lạcthư là Hậu Thiên. Dịch có mục đích khuyên ta đi từ Hậu Thiên trở về Tiên Thiên.4). Phục Hi vẽ 8 và 64 quẻ Tiên Thiên, cho thấy rằng Dịch chỉ có Âm và Dương. Mà Âm phải đitrước, Dương phải đi sau, mới trọn đạo Trời. Đi được hết con đường ấy, là hoàn thành được ThiênTính của mình.5). Nghiên cứu sâu xa hơn, tôi thấy 64 quẻ Tiên Thiên chia làm 2 nửa rõ rệt: Nửa phải là 32 quẻÂm, từ quẻ 1 Âm đến quẻ 6 Âm: 1 Âm là Cấu, 2 Âm là Độn, 3 Âm là Bĩ, 4 Âm là Quan, 5 Âm làBác, 6 Âm là Khôn.Còn nửa trái, cũng có 32 quẻ Dương, từ quẻ 1 Dương, đến quẻ 6 Dương : quẻ 1 Dương là Phục, 2Dương là Lâm, 3 Dương là Thái, 4 Dương là Đại Tráng, 5 Dương là Quải, 6 Dương là Kiền.Nửa Âm là nửa đời đầu con người (50 năm đầu của cuộc đời ), khi ấy con người phải dấn thân vàocuộc đời, phải đua tranh với đời, phải xây dựng giang sơn, tổ quốc.Nửa Dương là nửa đời sau con người (50 năm sau của con người), khi tóc đã hoa dâm, khi ấy conngười phải biết quẳng gánh lo, quay về lo tu tỉnh nội tâm, mong sao có thể trở thành Thánh Hiền,Tiên, Phật.Thiệu Khang Tiết cho rằng: Con người phải đi nửa chiều Âm trước, cốt là đi vào vật chất, khámphá và tìm hiểu vật chất, và phải đi nửa chiều Dương sau, để tìm hiểu căn cốt về tâm hồn mình. Cónhư vậy, cuộc đời mới thực đẹp đẽ.Có điều lạ là 32 quẻ Âm đều nằm về hướng Tây, còn 32 quẻ Dương laị nằm về hướng Đông, y nhưDịch muốn nói rằng Văn minh vật chất phải nhường cho Âu Mỹ lãnh đạo, còn Văn minh tinh thầnphải nhường cho Á Châu chỉ huy.6).Vòng Dịch Tiên Thiên (8 và 64 quẻ) xếp theo nhẽ Âm trưởng, Dương tiêu ở nửa bên phải (hìnhcon cá đen) và Dương trưởng, Âm tiêu ở nửa bên trái (hình con cá trắng).Còn Dịch Hậu Thiên của Văn vương thì xếp theo cách lộn lạo, đảo điên. Ý nói, trên đời vấn đề gìcũng có xuôi, có ngược, cần nghiên cứu mọi mặt cho thấu đáo, như vậy mới tránh được lỗi lầm, tránhđược rủi, gặp được may.7). Tôi đã sửa một lỗi của Dịch. Dịch xếp Tứ Tượng như sau: Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm,Thái Dương. Tôi thấy không ổn. Vì con trai nhỏ (Thiếu Dương), lớn lên không thành được con gái12Tài liệu này được lưu trữ tại />lớn (Thái Âm), và con gái nhỏ (Thiếu Âm ) không thể thành con trai lớn (Thái Dương). Nên cái màDịch gọi là Thiếu Dương, tôi gọi là Thiếu Âm, cái mà Dịch gọi là Thiếu Âm tôi gọi là Thiếu Dương,và ta sẽ có: Thiếu Âm, Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương; đúng với lẽ Âm trưởng, Dương tiêu vàDương trưởng, Âm tiêu của Trời đất.8). Tôi đã tìm ra được Dịch biến thiên và xoay quanh 1 Tâm điểm. Tâm điểm ấy chính là TháiCực, và được tượng trưng bằng con số như 5, 10, 15. Ở nơi con người thì Tâm điểm ấy là Thiên Tâm,Chân Tâm, Cốc Thần, Thái Cực, Lương tâm con người, ở ngay giữa đầu não con người, nơi mà ta gọilà Nê Hoàn Cung, Huyền Quan Nhất Khiếu hay Huyền Tẫn Chi Môn.Tâm điểm thời bất biến, Vạn Tượng bên ngoài thời biến thiên. Con người phải tiến từ Vạn Tượngvề với Thái Cực. Khi vào tới Thái Cực thì Nho Gia gọi là đạt đạo Trung Dung, Phật gia gọi là đạt tớiKim Cương, Viên Giác, Lão gia gọi là đã luyện xong Kim Đơn. Á Châu còn gọi chung là QuiNguyên, Phản Bản.9). Tôi càng ngày càng thấy Dịch dạy ta phải luôn luôn tiến hóa. Tiến hóa chính là biến Dịch. Vìthế Trình Tử mới nói: Tùy thời biến Dịch, dĩ tòng Đạo.Mà tiến hóa là gì? Là đi từ thô thiển tới tinh vi, từ Phàm phu tới Sĩ phu, Quân tử, Hiền Thánh.Chúng ta nên phân biệt Tiến Hóa (évolution) với Thích ứng ngoại cảnh (adaptation). Trong KinhDịch, ta thường thấy nhắc đến Quân tử và Tiểu nhân. Quân tử có thể là những người biết tiến hóa,Tiểu nhân là những người chỉ biết thích ứng với hoàn cảnh.Đạo Lão cho rằng Quân tử là những người tuân theo được những khuôn mẫu truyền thống; Hiềnnhân là những người thoát ra được vòng cương tỏa của cuộc đời; còn Tiểu nhân là những người sốngtheo thất tình, lục dục, chỉ biết lo sống và hưởng thụ. Họ tiến lên nấc thang xã hội bằng sức mạnh,bằng mưu mô, bằng bất công và bạo lực, chỉ biết nghĩ đến mình mà quên người.10). Xưa nay, các nhà bình giải Kinh Dịch, chưa ai phân biệt quẻ Kép khác quẻ Đơn cái gì? Tôinhận định như sau: Quẻ Đơn tượng trưng cho Vạn Hữu, quẻ Kép tượng trưng cho Mọi hoàn cảnh màvạn hữu và nhân quần gây nên trong khi giao tiếp với nhau. Thượng Kinh & Hạ Kinh viết lại 64 quẻ,tức là đưa ra 64 hoàn cảnh tượng trưng, để dạy cho con người phương pháp sử xự cho khéo léo, tùytheo mỗi hoàn cảnh mình gặp.11). Ngoài ra, tôi còn dùng Tâm Điểm và 6 vòng tròn đồng tâm để giải Dịch: Tâm điểm là TháiCực, 6 vòng tròn đồng tâm bên ngoài là 64 quẻ Dịch,mỗi Hào nằm trên một vòng tròn. Nay nếu ta đem xoay chuyển, vận động các vòng tròn đồng tâmnói trên, thìTâm điểm sẽ đứng yên một chỗ, còn các vòng tròn bên ngoài sẽ xoay chuyển và chịu định luậtthăng giáng, biến thiên. Ngoài ra chúng còn chịu định luật ly tâm và hướng tâm. Nếu vậy, muôn vậttrong vũ trụ, tức là những gì đã có hình tướng, đều sẽ phải chịu những định luật biến thiên, thăngtrầm, ly tâm (Force centrifuge), hướng tâm vậy(Force centripète). Ly tâm là Tán, là hướng ngoại(Extroversion); Hướng tâm là Tụ, là hướng nội (Introversion).12). Sau cùng, tôi suy thêm nếu Dịch là Biến, nếu Dịch là một khoa Triết Học, chuyên khảo vềBản Thể bất biến và các Hiện Tượng biến thiên, thì Dịch phải được coi là một Khoa học phổ quát, vàmuốn khảo Dịch cho có kết quả, không nên gò bó mình vào những lời bình giải của Nho Gia, mà cònphải:* Khảo các Đạo giáo* Các Triết gia Âu, Á.* Các phát minh khoa học.13Tài liệu này được lưu trữ tại />* Các Học thuyết Triết Học, Khoa Học cổ kim nữa.Từ thế kỷ 17, Leibniz nhà toán học Đức (1616 - 1716) cũng đã dày công nghiên cứu Dịch, vẽ lại64 quẻ Dữch theo công thức của khoa Nhị nguyên toán pháp (Arithmetique binaire ou arithmetiquedyadique)Sang tới thế kỷ 19, tinh thần Kinh Dịch đã thâm nhập sâu xa vào Triết Học, Khoa Học Âu Châu,với thuyết tiến hóa của Lamarck, Darwin, với biện chứng pháp (tức Dịch Lý) của Hégel, và Marx,với thuyết tương đối của Einstein cũng như những quan điểm mới mẻ nhất về tương quan giữa nănglực và vật chất của những nhà Bác Học Âu Mỹ, với quan niệm của Werner Heisenberg: dưới mọihình thái biến thiên của vũ trụ chỉ có một bản thể duy nhất.* Năm 1950, hai nhà bác học Francis Crick và James Watson đã tìm ra được cơ cấu DNA chomuôn loài muôn vật.* Năm 1963, người ta tìm ra được mật mã di truyền học (Genetic code). Năm 1961, khi làm quyểnTrung Dung, nơi trang 267, tôi đã chứng minh rằng 64 mã số (codons) trong khoa di truyền hoàn toàngiống thứ tự 64 quẻ Dịch Phục Hi. Nhưng tôi chưa hề công bố, nên cũng như không. Năm 1974, ôngHarley Bialy tuyên bố cơ cấu DNA hoàn toàn giống 64 quẻ Dịch. Ngày nay, nhiều nhà Bác Học cũngđồng ý như vậy.* Ông Gunther Stent trong quyển The Coming of the Golden Age (1969), ông Martin Schonbergertrong quyển The I Ching and the Genetic Code (1979), Ông Johnson F. Yan (Nghiêm Tôn Hiến)trong quyểnDNA and the I Ching (1991) v.v... đang triệt để khai thác các vấn đề trên.* Chúng ta cũng ta cũng nên biết rằng, năm 1957 hai nhà Bác Học trẻ tuổi người Trung Hoa, YángZhèn Ning (Dương Chấn Ninh),và Li Zhèn Dào (Lý Chính Đạo), đã tuyên bố nhờ đọc Kinh Dịch màđã phát minh và chứng nghiệm rằng trong thế giới điện tử, phía phải và phía trái không có cùng đặctính như nhau. Công trình này đã được giải thưởng Nobel (1957) về vật lý và đã làm chấn động giớikhoa học chẳng kém gì thuyết tương đối của Einstein.Mong rằng các nhà bác học tương lai sẽ còn có nhiều người đi vào con đường này.Tôi sẽ in bộ sách này thành 3 Tập:- Tập đầu, khoảng 500 trang, bàn về Dịch Lý, Vô Cực, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, TứTượng, Ngũ Hành. Tập đầu bàn về Thiên đạo, về Cốt Dịch (quí vị nào muốn khảo cứu, Học Dịch đểmuốn tìm ra cái gì mới, nên đọc kỹ quyển này). Từ xưa nay, các Học giả chưa ai chịu bàn về các vấnđề trên cho tường tận, và đi vào Dịch là đi ngay vào quẻ, vào Hào, như vậy Dịch sẽ mất đi phần TháiCực, mà chỉ bắt đầu bằng phần Âm Dương, y như là con rồng mất đầu, chỉ biết có Âm Dương biếnthiên, mà không biết có Hằng Cửu là Thái Cực. Tập đầu dạy cách làm Thánh Hiền, và cho ta nhiềukiến thức, nếu ta muốn tiến thêm.- Tập 2 là Thượng Kinh (khoảng gần 400 trang) nơi đầu có phần Dịch Kinh giản lược, giảng sơ đểngười coi sau này khi vào các quẻ sẽ hiểu dễ dàng hơn, sau đó là giải 30 quẻ Dịch đầu tiên.- Tập 3 là Hạ Kinh (khoảng trên 600 trang, gồm Hạ Kinh, Hệ Từ, Thuyết Quái, Tự Quái, TạpQuái.). Hai quyển sau bàn về Đạo quân tử, đạo làm người và dạy giải quyết mọi hoàn cảnh khó khănxảy ra trong cuộc đời.Trong khi soạn thảo bộ Dịch này, tôi đã dùng nó để dạy ở nhiều nơi như: Đại Học Minh Đức, chomột số sinh viên Văn Khoa, Thông Thiên và Cao Đài tại trường Nhân Vị, Cơ Quan Phổ thông giáo lýCao Đài, và chùa Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.Mỗi khóa giảng chừng 4 năm. Học viên có người 80, 90 tuổi, có người chưa tới 30 tuổi.14Tài liệu này được lưu trữ tại />Bộ Dịch này, tôi đã viết xong vào khoảng năm 1973. Hồi đó đã nhiều cơ quan muốn xuất bản nónhư Khai Trí, Cao Đài, Đại Học Minh Đức, nhưng lúc đó đất nước chưa biết ra sao, nên tôi đành chờ.Đến kỳ lễ Sinh Nhật năm 1995, nhà tôi sau khi đọc ít quẻ, thấy nó rất có ích cho thế hệ sau, nênnhà tôi quyết tâm cho xuất bản bộ này. Mới đầu thuê người đánh máy, nhưng sau muốn cho hoàn hảochu toàn hơn, hơn nữa lại muốn phổ biến trong giới Sinh viên, với ước mong các em sẽ tìm được cáigì mới mẻ để phát minh, ngõ hầu mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc sau này, nên nhà tôi đã tự họcđánh computer, tự đánh lấy, và soạn phần ÁP DỤNG VÀO THỜI ĐẠI, để các em thấy Học Dịch lànên áp dụng vào đời sống, vào mọi sự, một cách biến hóa, và để nhắc nhở các em rằng Dịch có từthời Thượng Cổ, mà cho tới ngày nay vẫn dùng được trong Khoa Học, thì đừng nên bao giờ bỏ quênnó, vì học nó rất có lợi cho Tinh Thần lẫn Vật Chất.Đặc biệt 2 quyển sau này, phần cuối tất cả các quẻ, đều có mục ÁP DỤNG CHO THỜI ĐẠI, nórất có lợi ích cho chúng ta hiện nay, khi phải đương đầu với bao nỗi khó khăn trong cuộc sống hiệntại, mà từ xưa tới nay từ Á sang Âu chưa có vị nào làm ra, nên độc giả luôn cho là đọc Dịch và hiểuDịch quá khó. Tôi đề nghị như sau:* Quý vị nào đã hiểu Hán Văn, đọc từ đầu quẻ.* Quý vị nào đã đọc các sách Dịch, mà không hiểu ý nghĩa của nó lắm, thì nên đọc phần Bìnhgiảng, hoặc phần Áp dụng vào Thời đại trước.* Các em sinh viên, hoặc các vị mà trình độ văn hóa trung bình, nên đọc phần Áp dụng vào Thờiđại trước, vì phần này nhà tôi soạn, đã dùng những lối văn rất thông dụng, dễ hiểu, để cho chúng tavới lứa tuổi 18 trở lên, sức học đọc, viết, và nói được thông thạo tiếng Việt là có thể hiểu được mộtcách dễ dàng.Quý vị đừng ngại bộ Dịch quá dài, không có thì giờ đọc, thực ra nó có 64 quẻ = 64 đoạn khác sau+ 9 Chương của Tập I, và những đoạn, những Chương này không liên lạc gì với nhau, nên đọc sau,trước gì cũng được. Quý vị đọc nó như đọc báo, dần dần nó sẽ thấm nhập. Hơn nữa, với phần ÁpDụng vào Thời đại, và những điển tích trong phần Bình Giảng, sẽ làm quí vị thích thú, và lúc đó lạiước phải chi nó dài hơn..., đó là lý do tại sao nhà tôi lại say mê, tiếp tay với tôi, để cho nó ra đời giữalúc khó khăn này.Nhà tôi đã sửa sang lại bộ Dịch của tôi, cho nó được chững chàng hơn, và đã làm phần áp dụngvào Thời đại cho mỗi quẻ, nên đã ký tên chung làm Kinh Dịch với tôi. Tôi không bao giờ ngờ đượcvề già, nhà tôi đã đi được với tôi vào Thiên Đạo. Đó là một phần thưởng lớn cho tôi, khi già yếu, tàntật. Còn phần chữ Hán, thì nhà tôi khuyên tôi nên đảm nhiệm. Mới đầu tôi không chịu, vì thấy quásức tôi. Nhà tôi phải khuyến khích mãi, tôi mới chịu. Nay thì mọi chuyện đã êm đẹp. Tôi bị Stroke từ7 năm nay, tay phải bị bại không cử động được, nhưng đánh mổ cò bằng tay trái vẫn được.Tôi nghĩ bộ Dịch này rất có ích cho thế hệ mai sau, và chắc chắn sẽ được ơn trên thu xếp cho đâuvào đấy.Bác sĩ Nhân tử Nguyễn văn ThọNguyên giảng sư Triết Học Trung Hoa (Đại học Văn Khoa Saigon)Nguyên giáo sư Triết Trung Hoa (Đại Học Minh Đức Saigon)và bà Nguyễn văn Thọ tức Huyền Linh, Lê thị Yếnchuyết đề.Westminster, thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 1996Phần 115Tài liệu này được lưu trữ tại />DỊCH HỌC NHẬP MÔNChương 1. Dẫn NhậpHọc Dịch có thể chia ra làm hai đường lối:1. Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về Vô Cực, Thái Cực, tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụvà con người.2. Hai là học ngọn Dịch tức là khảo sát về lẽ Âm Dương tiêu trưởng của trời đất, tuần tiết thịnhsuy của hoàn võ, tức là học về các Hào, Quải, học về Tượng, Từ, Số.Học Dịch theo lối thứ nhất sẽ giúp ta tìm lại được căn nguyên của tâm hồn và biết đường tu luyệnđể tiến tới Chân, Thiện, Mỹ, Phản bản, Hoàn nguyên.Học Dịch theo lối thứ hai có thể giúp ta tiên tri, tiên đoán phần nào vận hội, khí thế của lịch sửnhân loại, cũng như những động cơ biến hóa trong hoàn võ..Chúng ta nên nhớ Dịch là do Trời truyền! Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử đều lànhững người đã được Thượng Đế mặc khải, đều có những khối óc siêu việt. Các Ngài đã dày côngsuy tư, khảo sát, ghi chú, sáng tác mới lưu truyền cho chúng ta được gia tài Dịch học quí báu ấy. Đivào khoa Dịch học, ta phải cố gắng đạt cho được vi ý cổ nhân, tìm cho ra cội rễ cuộc đời, gốc gác vũtrụ, những định luật chi phối mọi sự biến thiên của đất trời, cũng như viễn đích, cùng lý của quầnsinh, và nhân loại. Chúng ta sẽ dùng những họa bản Dịch để làm những bản đồ chỉ đường, dẫn lốicho tâm thần ta băng qua các lớp lang biến ảo bên ngoài của vũ trụ để đi vào căn nguyên bất biến,tâm điểm hằng cửu của trần hoàn. Từ đó ta sẽ đi ngược lại, để tìm cho ra dần dần các căn cơ, thenchốt cũng như những nhịp điệu, tiết tấu của mọi biến thiên.[1]Sự khảo cứu này sẽ đòi hỏi chúng ta nhiều công phu, bắt buộc ta phải tiềm tâm suy cứu đêm ngày,nhưng cũng rạt rào lý thú. Sự học hởi của chúng ta sẽ không phải là một sự cóp nhặt máy móc, mà làcả một công trình sáng tạo hồi hộp. Sự tìm tòi học hỏi này cũng có thể giúp chúng ta gạn đục, khơitrong cõi lòng để hòa hài cùng Tạo Hóa,[2] để gặp gỡ lại các Thánh Hiền muôn nơi, muôn thủa.Thực vậy, nhìn vào các đồ bản Dịch ta sẽ lĩnh hội được sự kiện vô cùng quan trọng này là Tạo Hóahay Thái Cực ẩn áo ngay trong lòng sâu Vạn Hữu. Tạo Hóa và Vạn Hữu hợp lại thành một đại thể, ynhư một cây vĩ đại có muôn cành lá, hoa quả xum xuê.[3]Thái Cực, Tạo Hóa là căn cốt; Vạn Hữu là những hiện tượng biến thiên chuyển dịch bênngoài.Suy ra: nếu ta biết vượt qua những lớp lang, biến ảo của hoàn cảnh, xác thân và tâm hồn, ta sẽ tìmvề được với Tạo Hóa, với Thái Cực ẩn áo nơi đáy lòng ta.Thế tức là: từ ngọn suy ra gốc, từ biến thiên suy ra hằng cửu, từ các tầng lớp biến thiên bên ngoàisuy ra tâm điểm bất biến bên trong. Như vậy học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịchcủa vũ trụ và của lòng mình; nhân đó, sẽ suy ra được chiều hướng tiến thoái và trở về được cùng bảnthể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy lòng mình. Xưa nay đã có biết bao người nhờ học Dịch mà trở về đượcvới căn nguyên của mình, với Trời, với Thái Cực.Ngụy bá Dương chân nhân đời nhà Hán, tác giả bộ Chu Dịch Tham Đồng Khế, một bộ sách cănbản cho đạo Thần Tiên, đã đề tựa sách như sau:Đạo Thần Tiên luyện đơn, tu Đạo thực hết sức giản dị: chẳng qua là kết hợp với Thái Cực(Tạo Hóa) mà thôi[4]16Tài liệu này được lưu trữ tại />Ông giải thích:Tham là tham dự cùng Thái Cực.Đồng là hòa đồng cùng Thái Cực.Khế là khế hợp với Thái Cực. [5]Thái Uyên, nho gia thời Tống cho rằng: Người quân tử học Dịch để tiến tới thần minh[6]Tác giả quyển Thái Cực quyền bổng đồ huyết cho rằng: Dịch là một phương pháp, một conđường lớn lao, trọng đại giúp ta trở về với Trời, với Thượng Đế.[7]Văn đạo Tử gần đây cũng chủ trương rằng học Dịch cốt là để tìm cho ra căn cốt tinh hoa của mình,tìm cho ra định mệnh sang cả của mình, tìm cho ra nhẽ phản bản hoàn nguyên, chứ không phải vụchuyện bói toán, sấm vĩ.[8]Người xưa chê những người học Dịch một cách thiển cận, bỏ căn bản, để đi tìm chi mạt, ngọnngành như sau:Chư Nhu đàm Dịch mạn phân phânChỉ kiến phiền chi bất kiến cănQuan tượng đồ lao suy hỗ thể,Ngoạn từ diệc thị sính không ngôn,Tu tri nhất bản sinh song cán,Thủy tín thiên nhi dữ vạn tôn.Khiết khẩn Bao Hi vi nhân ýDu du kim cổ hướng thùy luân. [9]Tạm dịch:Chư Nho bàn Dịch nói lông bông,Ngành ngọn tinh tường, gốc chẳng thôngXem Tượng, tốn công suy quẻ HỗNgoạn Từ, phí sức sính lời khôngCó hay một gốc hai cành chẽMới thấy nghìn con, vạn cháu đông,Nối gót Phục Hi ai đó tá,Ngàn sau tri kỷ, dạ vời trông.Cổ nhân xưa tìm ra được bí quyết của Hóa Công, tạo ra được Hà Đồ, Lạc Thư, Hồng Phạm, sángtác ra được Dịch Tượng, Dịch Quái, không phải vì thấy Thần qui, Long mã, mà chính vì đã biết quansát hiện tượng đất trời, tiềm tâm suy cứu, để đi sâu vào đáy lòng vũ trụ, vào tới Thiên địa chitâm, Hoàng cực chi cực,để rồi từ đó, có cái nhìn bao quát cả nội giới lẫn ngoại giới.Cho nên điều kiện căn bản để học Dịch cho có kết quả là:- Khảo sát kinh văn.- Quan sát nội giới, ngoại giới.- Tiềm tâm suy cứu. [10]17Tài liệu này được lưu trữ tại />Có như vậy mới tìm ra được vi ý cổ nhân, tìm ra được nhẽ biến hằng của trời đất cũng như của bảnthân, tìm ra được bản nguyên vũ trụ tiềm ẩn ngay trong lòng mình, tìm ra lẽ nhất quán ngay trongngười mình.[11]Khi con người tìm ra được căn nguyên của tâm hồn, sẽ không còn quan niệm theo đường lốiqua phân gián cách. Khi đã nhận thức được bản nguyên duy nhất ẩn tàng dưới các lớp lang phiếndiện của vũ trụ, tâm hồn sẽ khai thông được nguồn mạch ánh sáng, sẽ thông tuệ, sẽ trực giác, và sẽnhìn thấy rõ hướng đi của tâm thần. Dần dà nhờ sự trung thành theo rõi ánh Hào quang ẩn ước chỉđường, nhờ sự bền bỉ trên hướng đi đã được chỉ vạch, lướt thắng mọi gian lao, mọi cạm bẫy, mọi trởngại gây nên bởi tà ma, vật dục; thức thần, kiêu ý, tâm hồn càng ngày càng thấy căn tâm bừng sáng,hạo khí gia tăng.Dần dà tâm hồn sẽ nhận ra Chân Thể tiềm ẩn đáy lòng khỏi mất công tìm tòi, mò mẫm như xưa.Lúc ấy tâm hồn sẽ phát huy, phóng phát được ánh Thiên Chân ra bên ngoài, soi sáng cho thế nhânbiết đường lối Qui nguyên, Phản bản. [12]Muốn học Dịch cho có kết quả, cần phải tìm cho ra lẽ biến hằng ngay trong lòng mình, tìm rađược bản nguyên của vũ trụ, được lẽ nhất quán ngay trong lòng mình.Khi tìm ra được căn nguyên, sẽ thông tuệ, sẽ nhận thức và sẽ tìm ra được Thiên Chân. Nhận rađược Thiên Chân, là vào được tâm điểm của vòng Dịch. Lúc ấy sẽ biết được những định luật chi phốisự biến Dịch, lý do và mục đích của sự biến Dịch.Chu Tử nói: Cái vi diệu của Tạo Hóa, chỉ có những người đi sâu vào nguyên lý mới có thểbiết được [13]Hoàng miễn Trai viết: Trí tri là phương tiện để vào đạo, mà trí tri đâu có dễ; cần phải nhận thứcđược thực thể của vũ trụ; lúc ấy đầu đuôi cơ sự mới hiển lộ ra; bằng không thì chỉ là giảng thuyết văntự, ngày một lao sao, làm cho bản thể vỡ vụn, mà căn nguyên cũng chẳng biết là chi. [14]Ông viết thêm: Lòng nguyên vẹn, không bị xuyến xao, chia xẻ mới có thể thấy được cái bao lacủa Đạo thể, có học nhiều biết rộng, mới rõ được cái tế vi của Đạo thể.Trên phương diện bản thể, bản tính, thì vạn vật in nhau, nhưng trên phương diện biến Dịch thì mọisự, mọi vật đều có một vẻ mặt khác lạ. Cho nên tồn tâm sẽ hàm súc được Lý vạn vật; bác học sẽ hiểurõ Lý vạn vật [15]Nếu ta học Dịch với mục đích là tìm chân lý, tìm nguyên thể, thì chẳng những ta tìm ra được bảný của các hiền triết Á đông, mà còn tìm ra được bình sinh chi chí của các hiền triết Âu Châu.Thực vậy, Héraclite nghiên cứu sự biến Dịch chính là để tìm cho ra Đạo thể (Logos), cho ra Chânlý đại đồng phổ quát. [16]Salomon Ibn Gebirol cũng khuyên mọi người hãy vươn lên cho tới bản thể, để thực hiện địnhmệnh mình và để được hạnh phúc, khoái lạc tuyệt vời. [17]CHÚ THÍCH[1] L’homme qui étudie le Livre des Changements connaîtra la raison d’être du bonheur et dumalheur, de la décadence et de l’élévation, et la voie rationelle (Tao) selon laquelle il convientd’avancer ou de reculer, de laquelle il résulte le salut ou la perte.-- Yi king, tome I, page 11, en note.-- La voie rationnelle, page 67, note 2)[2] Duy tích thánh hiền hoài huyền bão chân. 唯 昔 聖 賢 懷 玄 抱 真 .-- Chu Dịch Tham Đồng Khế.18Tài liệu này được lưu trữ tại />[3] Xem các họa bản Dịch của Phục Hi.[4] Chu Dịch Tham Đồng Khế - trang 1.[5] Ib. 1.[6] Quân tử học Dịch nhi chí ư thần dã. 君 子 學 易 而 至 於 神 也.-- Trùng Biên Tống Nguyên HọcÁn, quyển III, trang 678.[7] Dịch chi vi thư giáo nhân hồi Thiên chi đại Kinh đại pháp dã. 易 之 為 書 教 人 回 天 之 大 經大 法 也.--Trần thị, Thái cực quyền bổng đồ thuyết - trang 52.[8] ... Lại Thiên tâm nhân ái cố sử long mã phụ Đồ xuất ư Hà, thần qui tải Thư xuất ư Lạc, sở dĩ chiêuthị thánh nhân tỉ đạo tư dân phản bản qui căn dĩ chí ư Đạo nhĩ. Tiên Thánh nhân chi nhi hoạchquái, dĩ minh Âm Dương vận hành chi đạo. Hậu Thánh xiển chi nhi thành Dịch, dĩ cùng tính mệnhphản hoàn chi lý. Thiển kiến giả bất sát, hoặc cánh mục vi bốc phệ sấm vĩ chi thuật, vụ ngoại nhithất nội, xả bản nhi trục mạt, khuy đắc nhất đoan dĩ tự hảo, nhi bất kiến đạo chi đại toàn. 賴 天 心仁 愛 故 使 龍 馬 負 圖 出 於 河, 神 龜 載 書 出 於 洛, 所 以 昭 示 聖 人 俾 導 斯 民 返 本 歸根 以 至 於 道 耳. 先 聖 因 之 而 劃 卦, 以 明 陰 陽 運 行 之 道. 後 聖 闡 之 而 成 易, 以 窮 性命 返 還 之 理. 淺 見 者 不 察, 或 竟 目 為 卜 筮 讖 緯 之 術, 務 外 而 失 內, 舍 本 而 逐 末,窺 得 一 端 以 自 好, 而 不 見 道 之 大 全. -- Văn Đạo tử giảng đạo tinh hoa lục, quyển I, trang9.[9] Dịch Kinh Đại Toàn, trang 35b.[10] Tử viết: Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm dĩ tư. 子 曰: 吾 常 終 日 不 食, 終夜 不 寢 以 思. -- Luận Ngữ - Vệ Linh Công, XV câu 30.[11] La conscience pénètre dans le plan du Centre métaphysique. -- M. Sénard - Le Zodiaque - page33.[12] Lorsque l’identité humaine découvre l’origine de sa conscience, elle cesse de concevoir parcatégorie et dualisme.Lorsqu’elle prend conscience de l’Unité sous-jacente de l’univers, elle s’ouvre à la lumière del’intuition qui la féconde; elle naît ainsi à la lumière de l’Intelligence claire et saisit la directionque doit suivre sa volonté. Puis par la fidélité constante au rayon entrevu, persistant dans cettemême direction malgré les pièges et les obstacles de l’esprit des ténèbres, matérialisme,sensorialité, rationalisme, orgueil, elle sent croître en elle la lumière et avec elle la force. Peu à peuelle voit, reconnaît, concoit la divinité qu’elle cherchait d’abord obscurément tandis qu’elle laportait en elle, et peut alors la manifester dans le monde sensible. La servante de Dieu est devenuela Mère du Verbe, le lien et l’interprète entre l’Inconscient et le Supraconscient, entre la Terre et leCiel, entre l’ Esprit et son Pôle réceptif, la substance, et la Vierge ouvre ainsi à l’homme la Voiedu retour à L’Essence. -- Sénard, Le Zodiaque, pages 196, et 197.[13] Tạo Hóa vi diệu, duy thâm ư lý giả năng thức chi. 造 化 微 妙, 惟 深 於 理 者 能 識 之. --Trùngbiên Tống Nguyên học án, quyển 3, trang 673.19Tài liệu này được lưu trữ tại />[14] Trí tri nãi nhập đạo chi phương, nhi trí tri phi dị sự. Yếu tu mặc nhận thực thể phương kiến đoanđích. Bất nhiên, tắc chỉ thị giảng thuyết văn tự, chung nhật huyên hoa nhi chân thể đoạn, nguyênbất tằng thức. 致 知 乃 入 道 之 方, 而 致 知 非 易 事. 要 須 默 認 實 體 方 見 端 的. 不 然, 則只 是 講 說 文 字, 終 日 喧 嘩 而 真 體 段, 元 不 曾 識.-- Trùng biên Tống Nguyên học án III,trang 693.[15] Tôn đức tính, sở dĩ tồn tâm nhi cực hồ Đạo thể chi đại, đạo vấn học sở dĩ trí tri, nhi tận hồ Đạothể chi tế. Tự tính quan chi, vạn vật chỉ thị nhất dạng. Tự đạo quan chi, tắc vật các thị nhất dạng,cố đãn tồn thử tâm nhi vạn vật chi lý vô bất hoàn cụ, duy kỳ các thị nhất dạng, cố tu cùng lý trí tri,nhi vạn sự, vạn vật chi lý phương thủy quán thông. 尊 德 性, 所 以 存 心 而 極 乎 道 體 之 大, 道問 學 所 以 致 知 而 盡 乎 道 體 之 細. 自 性 觀 之, 萬 物 只 是 一 樣. 自 道 觀 之, 則 物 各 是一 樣, 故 但 存 此 心 而 萬 物 之 理 無 不 完 具, 惟 其 各 是 一 樣, 故 須 窮 理 致 知, 而 萬 事萬 物 之 理 方 始 貫 通. -- Trùng biên Tống Nguyên học án quyển III -- trang 692.[16] Le vrai c’est l’universel, la totalité des fragments du monde, l’intelligence de l’universel, laméditation de l’invisible, la saisie totale de la totalité. (Kostas Alexos - Héraclite et la philosophiep. 64)...Le Logos est la Raison une, universelle, unificatrice (Vernunft)Héraclite et la philosophie - page 58-59.[17] Si tu t’élèves jusqu’à la matière universelle et que tu t’abrites sous son ombre, tu y verras tout cequ’il y a de merveilleux. Il faut donc que tu fasses pour cela les plus grands efforts, car c’est là lebut auquel l’âme humaine est destinée et là est la plus grande jouissance et la plus grande félicité. - M. Sénard, Le Zodiaque - page 323.Phần 2DỊCH LUẬN THIÊNMở đầuDịch là một cuốn sách được Thánh Hiền xưa nay sùng thượng. Nho gia coi Kinh Dịch như mộtThánh kinh.Đức Khổng học Dịch rất công phu. Ngài về già học Dịch, đọc Dịch, đọc đến ba lần đứt lề sáchmới làm ra các thiên truyện. [1]Thế mà Ngài còn nói trong Luận Ngữ: Nếu Trời cho ta sống thêmít năm nữa, cho ta học xong Đạo Dịch, thì ta có thể không phạm lỗi lớn nữa. [2]Ngài đã viết Thập dực để bổ sung cho Dịch Kinh. Thập dực là: [3]1. Thoán thượng truyện để cắt nghĩa Thoán từ ở Thượng Kinh. [4]2. Thoán hạ truyện để cắt nghĩa Thoán từ ở Hạ Kinh.3. Tượng thượng truyện để giải các Tượng trong Thượng Kinh.4. Tượng hạ truyện để giải các Tượng trong Hạ Kinh. [5]5. Hệ Từ thượng truyện6. Hệ Từ hạ truyện7. Văn ngôn truyện [6]20Tài liệu này được lưu trữ tại />8. Thuyết quái truyện9. Tự quái truyện10. Tạp quái truyệnTrình Di viết Dịch truyện. Chu Hy viết Dịch kinh bản nghĩa, Dịch học Khải Mông. Thiệu tử nhânđọc Chu Dịch đã viết thành bộ Hoàng Cực Kinh Thế.Khảo thư tịch đạo Lão, ta thấy Đạo Đức Kinh, Xung Hư Chân Kinh, Nam Hoa Kinh có rất nhiềuđiểm liên quan với Dịch. Đạo gia, Đơn gia toàn áp dụng định luật Dịch để tu đức, luyệnthần. [7] Ngụy bá Dương đã áp dụng Dịch lý viết thành bộ Tham Đồng Khế.Nhìn sang phía Đạo Phật, ta thấy Vương Cảnh Mạnh lấy Thiền Tông minh Dịch, Thích Ngẫu Íchlấy Dịch lý áp dụng vào khoa Thiền học. [8] Hiện nay ta còn thấy những bộ như Dịch Học Thiền giảicủa Trí Húc Thiền sư v.v...Giảng bình về Dịch xưa nay đã có hơn 700 tác giả.Ví dụ:+ Vương Bật chú giải Dịch+ Mạnh Hỉ+ Kinh Phòng đem các quẻ phối hợp với Thập Can gọi là Nạp Giáp.+ Tuân Sảng lấy nhẽ thăng giáng để giải Dịch.+ Lai Tri Đức lấy lẽ thác tống tức là Âm Dương điên đảo, vãng lai để giải Dịch.+ Tiêu Tuần lấy lẽ bàng thông tức là Âm biến Dương, Dương biến Âm để giải Dịch. [9]Ngoài ra còn có nhiều danh nhân, danh sĩ đã dùng Dịch để đoán định vị lai, trong số đó có: TrươngLương (Hán), Nghiêm Quân Bình (Hán), Chư Cát Lượng (Tam Quốc), Lý Thuần Phong (Đường),Viên Chính Cương (Đường), Thiệu Khang Tiết (Tống), Lưu Cơ (Lưu bá Ôn) (Minh). [10]Dịch có ba loại:1.- Liên Sơn lấy quẻ Cấn làm căn bản.2.- Qui Tàng lấy quẻ Khôn làm căn bản.3.- Chu Dịch lấy quẻ Càn làm căn bản.21Tài liệu này được lưu trữ tại />[11]Hiện nay Liên Sơn, Qui Tàng đã thất lạc [12], chỉ còn lại Chu Dịch.Trịnh Huyền cho rằng: đời nhà Hạ có Liên Sơn, đời nhà Ân có Qui Tàng, đời nhà Chu có ChuDịch.Trịnh Huyền giải thích ba nhan đề ấy như sau:- Gọi là Liên Sơn để tượng trưng cho mây từ đầu các ngọn núi bốc lên, miên man không ngừng.- Gọi là Qui Tàng vì Vạn Vật đều tàng ẩn bên trong.- Gọi là Chu Dịch vì biến dịch phổ quát không đâu không có. [13]Hội ý tác giả, ta thấy rằng dẫu Dịch Kinh có thay tên, đổi quẻ, nhưng ý nghĩa và mục đích trướcsau vẫn là một.Dịch cốt bàn về Vạn Vật, Vạn Tượng liên tục biến thiên, phát triển như mây ùn ùn liên tục bốc lêntừ những dãy núi xa xăm. Dịch bàn về sự biến thiên, mà biến thiên thì thường xuyên diễn biến khắpnơi trong vũ trụ. Nhưng sách Chính nghĩa không đồng quan điểm với Trịnh Huyền và cho rằng:Sách Dịch thời Thần Nông gọi là Liên Sơn.Sách Dịch thời Hoàng Đế gọi là Qui Tàng.Sách Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Như vậy Chu Dịch là sách Dịch đời Chu, cũng như Chu Lễ,Chu Thư, v.v..[14]22Tài liệu này được lưu trữ tại />Học Dịch phải tốn công phu. Có tốn công phu, mới tìm ra được cái hay, cái đẹp của Dịch. Dướiđây ta sẽ lần lượt khảo sát về chữ Dịch dưới nhiều tiết mục:1.- Chữ Dịch theo Từ nguyên2.- Dịch là biến Dịch3.- Dịch là bất Dịch4.- Dịch là giản dị5 - Dịch là nghịch số6 - Dịch là TượngChương 1. Chữ Dịch theo Từ NguyênHọc Dịch trước tiên cần phải hiểu chữ Dịch. Hiểu được chữ Dịch tức là đã hiểu được phần nào ýngười viết sách. Bồ Điền Trịnh thị nói: Chữ Dịch do hai chữ Nhật Nguyệt tạo nên. Lý trong thiênhạ có thể tóm thâu trong một Chẵn một Lẻ. [15] Suy ra: Nhật là mặt trời, tượng trưng cho sự bất biến,Hằng Cửu, viên mãn. Nguyệt là mặt trăng, tượng trưng cho sự biến thiên, tạm bợ, khuy khuyết. Nhưvậy, chữ Dịch gồm trong thân cả 2 nguồn sinh lực tương đối, lẽ tôn ti của Âm Dương, lẽ biếnhằng của vũ trụ, sự Hằng Cửu của Bản Thể do vừng Dương đại diện, và các trạng thái doanh hư,tiêu trưởng của Vạn Hữu, do vừng Nguyệt tượng trưng.Như vậy, Dịch bao quát cả biến hằng, bao quát cả hiện tượng lẫn bản thể. Dịch là Toàn Nhất.Chữ Dịch mà tách đôi sẽ thành ra Nhật, Nguyệt hai vừng, Âm Dương chia rẽ, nhật dạ cách trùng.易➙日+月Sự qua phân này sẽ là đầu dây mối rợ, sinh ra mọi hiện tượng trong trời đất. Dương là Càn, Âm làKhôn, nên Dịch cho rằng: Càn Khôn là cửa của Dịch. [16]Mới hay: Một Dịch qua phân, hóa đất trời,Đất trời cảm ứng, sẽ sinh sôi,Sinh sôi, tạo tác, thành muôn vật,Muôn vật chung qui một Dịch thôi.Khi mà Nguyên Thể đã chia ly, phân tán, thì mầm đấu tranh, chống đối tự nhiên sẽ sinh ra. Đấutranh, chống đối ấy xét về một phương diện là một động cơ hết sức hữu hiệu để sinh biến hóa, vì thếDịch nói:Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa. [17]Nhưng nếu chỉ thấy sự đấu tranh, chống đối giữa Âm Dương, thì mới thấy được chiều biến hóađưa đến chia ly, chết chóc, đổ vỡ, mới thấy được có một chiều hướng của vũ trụ.Ngoài chiều hướng trên, Vũ trụ cũng như Dịch còn có một chiều hướng thứ hai: là chiều ÂmDương tương sinh, tương thừa. Âm Dương vẫn có thể tiếp tay nhau, có thể thỏa hiệp, đoàn tụ, đểlàm nên đại nghiệp. Đây là chiều hướng xây dựng, lấy tình thương xóa bỏ hận thù, cố hàn gắn lạinhững gì đã đổ vỡ, đoàn tụ lại những gì đã chia ly, tản lạc. Thánh Hiền cho rằng chiều hướng nàymới là chính yếu. Các đạo gia lý luận một cách rất sâu sắc như sau:Nếu Bản Thể vì qua phân nên đã thành Âm Dương, thành Vạn Hữu, thì ta cũng có thể phốihợp Vạn Hữu lại thành Âm Dương; phối hợp Âm Dương lại để thành Bản Thể. Mà Âm Dươngchẳng qua là Thần Khí, Tâm Thần trong ta.23Tài liệu này được lưu trữ tại />Tu luyện cho Tâm kết hợp với Thần, khiến cho Thần Khí hợp nhất, không để cho ngoại vật khiêndẫn, làm tản lạc ra bên ngoài; tu luyện Tâm Thần để trở thành Siêu Nhân, thành Tiên Thánh, đó làmục đích của công trình mà Đạo gia gọi là luyện đơn.Đại đỗng Chân kinh viết:Nhật Nguyệt hợp bão nhi thành Thái Cực. [18]Theo Đạo gia, chữ Đơn chính là chữ Dịch biến thể, vì có đầu Nhật, mà chân là Nguyệt. [19]Thế mới hay:Một Dịch qua phân tạo đất trời.Âm Dương cách trở, mới chia phôiTâm thần ví thể đoàn viên lại,Thái Cực rồi ra sẽ rạng ngời.Một chữ Dịch phân ra, thì thấy cách thức trời đất Vạn Vật phát sinh, thấy căn bản của Vạn Hữu;hợp lại thì thấy cùng đích muôn loài, thấy phương thức tu luyện để tiến tới Thần minh. Như vậy,chẳng phải là kỳ diệu sao?Học Dịch để quán thông thượng hạ, vạn biến phùng nguyên, há chẳng phải là một công việcthích thú lắm sao?[20]CHÚ THÍCH[1] Khổng tử vãn nhi học Dịch, độc chi vi biên tam tuyệt chi nhi vi chi truyện. 孔 子 晚 而 學 易, 讀之為編三絕之而為之傳.[2] Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch khả dĩ vô đại quá hĩ. 加 我 數 年,卒 以 學 易, 可 以 無 大 過 矣 .— Luận Ngữ Thuật nhi đệ thất, câu 16 - Bản dịch Đoàn TrungCòn.[3] Cf. Wilhelm Baynes, The I Ching Book II, p. 274 - 280.[4] Thoán truyện khác Thoán từ của Văn Vương - Thoán từ bao giờ cũng ở ngay đầu quẻ. Thoántruyện bao giờ cũng có chữ Thoán viết.[5] Tượng còn chia làm Đại Tượng (cắt nghĩa hình ảnh toàn quẻ), Tiểu Tượng cắt nghĩa hình ảnhtừng Hào. Như vậy Quẻ nào, Hào nào cũng có Tượng truyện và bắt đầu bằng chữ Tượng viết.[6] Văn ngôn chỉ có trong 2 quẻ Kiền và Khôn và bắt đầu bằng chữ Văn ngôn viết.[7] Cf. Nguyễn Ấn Trường - Tạo hóa thông - trang 56Tạ Vô Lượng, Trung Quốc triết học sử. Đệ nhất chương hạ - trang 25.[8] Cf. Nguyễn Ấn Trường, Tạo hóa thông - trang 56.[9] Cf. Nguyễn Ấn Trường, Tạo hóa thông - trang 56- Lý Chứng Cương, Dịch học thảo luận tập, trang 1,2,3.- Về nhẽ thác tống xin đọc Dịch Kinh lai chú đồ giải - quyển I, các trang 38 - 44.[10] Các lời sấm ngữ của Gia Cát, Lý thuần Phong, Viên Chính Cương, Thiệu khang Tiết, Lưu Cơhiện còn ghi trong tập Trung Quốc nhị thiên niên chi dự ngôn.[11] Hình vẽ phỏng theo Dịch học thảo luận tập - trang 69.24Tài liệu này được lưu trữ tại />[12] Thư viện bên Nam Dương, nói có những Bộ Liên Sơn, Qui Tàng trong Thư Viện.[13] Ngô Khang Chu Dịch đại cương - trang 11.[14] Tạ Vô Lượng Trung Quốc Triết học sử - trang 31.[15] Bồ Điền Trịnh thị viết: Dịch tòng Nhật tòng Nguyệt thiên hạ chi lý nhất Cơ, nhất Ngẫu nhi tậnhĩ. 浦 田 鄭 氏 曰: 易 從 日 從 月 天 下 之 理 一 奇, 一 偶 而 盡 矣 . — Dịch Kinh Đại Toàn Chu Dịch thượng kinh - trang 77.[16] Tử viết: Càn Khôn kỳ Dịch chi môn da. 子 曰 乾 坤 其 易 之 門 邪. Hệ Từ hạ, VI[17] Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa. 剛 柔 相 推 而 生 變 化. Hệ Từ thượng II.[18] Nhật Nguyệt hợp bão nhi thành Thái Cực. 日 月 合 抱 而 成 太 極 . Đại đỗng Chân Kinh quyểnhạ trang 23.[19] Đơn tự Nhật đầu Nguyệt cước, trung gian nhất hoạch hệ Nhật Nguyệt hợp nhất chi vị dã. Kỳ nộinhất điểm vi tinh khí hồn hợp, dĩ tượng nhất lạp kim đơn dã. 丹 字 日 頭 月 腳, 中 間 一 劃 係 日月 合 一 之 謂 也. 其 內 一 點 為 精 氣 渾 合, 以 像 一 粒 金 丹 也.Tu chân bất tử phương - trang 26.[20] Thủy Tâm tập học ký ngôn. (Diệp Thủy Tâm Tiên sinh thích.)Trùng biên Tống Nguyên học án quyển 3, trang 593Phần 3VÔ CỰC LUẬNChương 1. Phi lộĐối với đại đa số quần chúng, Vô cực 無 極 là một danh từ xa vời, thường không gợi ra cho họmột ý niệm nào, y thức như đỉnh một non thần quanh năm có mây mù che lấp, không để cho cặp mắtthế nhân dòm hành được.[1]Bàn về Vô cực cũng hết sức khó khăn, vì Vô cực mênh mông vô hạn, không thể nào lồng vàotrong khuôn khổ ý niệm, từ ngữ, tượng hình.Chúng ta chỉ có thể dùng thần trí lãnh hội Vô cực, chứ không thể dùng tâm tư suy cứu Vô cực.Tất cả những ý niệm, những danh từ, những hình dung có liên quan tới Vô cực chỉ là nhữngphương tiện eo hẹp giúp ta linh giác được Vô cực, chứ không phải là những ý niệm, những hình ảnhchính xác về Vô cực.Có hiểu như vậy, người viết và người đọc mới thoát vòng tù túng của ý niệm, từ ngữ.Chữ Vô cực đã xuất hiện từ lâu đời trong nền văn học và đạo giáo Trung Quốc.Dịch Kinh không đề cập đến Vô cực; chỉ đề cập đến Thái cực 太 極. [2]Trong thư tịch Nho giáo, chữ Vô cực phát tích từ thiên «Thái cực đồ thuyết» 太 極 圖 說 của ChuLiêm Khê.[3]25Tài liệu này được lưu trữ tại />
Tài liệu liên quan
- KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ CẦN GIẢI QUYẾT NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
- 7
- 1
- 8
- Đề thi thử đại học số 1_THPT Nguyễn Văn Cừ _VT
- 4
- 362
- 0
- NGUYỄN VĂN THỌ (Thao giảng 20.11)
- 28
- 392
- 1
- Thanh tra toàn diện (Nguyễn Văn Thọ)
- 11
- 378
- 0
- EBOOK Doanh Nhân Tự Học - Hệ Thống Tiền Lương và Tiền Công
- 111
- 437
- 0
- Bài soạn 100 giới từ Anh Văn thông dụng
- 11
- 887
- 15
- 16 de thi dai hoc thuong mai nguyen ly thong ke
- 2
- 787
- 6
- Giao an dai so 7- HT nguyen van thuat
- 125
- 232
- 0
- BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THS. NGUYỄN VĂN THOAN pptx
- 15
- 480
- 3
- Phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT
- 33
- 626
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(10.07 MB - 539 trang) - Dịch kinh đại toàn nhân tử nguyễn văn thọ Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bốc Dịch đại Toàn Pdf
-
Dịch Kinh Đại Toàn Tập 1 Yếu Chỉ - Thư Viện PDF
-
KINH DỊCH ĐẠI TOÀN | Mê Tải Sách
-
BỐC DỊCH ĐẠI TOÀN Đây Là Dự... - Học Viện Bốc Dịch Vô Tranh
-
Bốc Dịch P3 | PDF - Scribd
-
Bốc Dịch P2 | PDF - Scribd
-
Link Tải Trọn Bộ 15 Sách Kinh Dịch Hay Nhất Mà Bạn Nên đọc Nếu ...
-
Tổng Hợp Các Cuốn Sách Kinh Dịch Hay Nhất PDF - Đông Duy
-
[Tải Sách] Dịch Kinh Đại Toàn Tập 2 Thượng Kinh PDF Miễn Phí
-
[PDF] Kinh Dịch Trọn Bộ - PhongThủy Hồng Lạc
-
Hơn 490 đầu Sách Về Huyền Học (link Download) - Tứ Trụ - Kinh Dịch
-
Sách Về Chu Dịch - Bốc Dịch - Kinh Dịch (link Download)
-
BỐC DỊCH ỨNG DỤNG THỰC HÀNH-NT
-
SÁCH TĂNG SAN BỐC DỊCH . Dã Hạc Lão Nhân - Lý Số Việt Nam
-
Kinh Dịch Đại Toàn - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ (Bộ 3 Tập)
-
Vương H NG - Luchao - PDFCOFFEE.COM
-
Kinh Dịch – Trang 2 – Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới