Dịch Mật Có Tác Dụng Gì Và Các Thành Phần Của Dịch Mật
Có thể bạn quan tâm
1. Dịch mật là gì và lưu trữ ở đâu?
Dịch mật là dịch có màu vàng hoặc xanh, chứa muối mật và nhiều chất khác tạo nên môi trường pH trung hòa khoảng 7 - 7.7. Cơ quan sản xuất và bài tiết dịch mật là gan, sau đó được đưa vào đường mật để đổ vào quãng đoạn 2 của tá tràng để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.
Dịch mật được gan sản xuất và tích trữ trong túi mật
Mỗi ngày cơ thể trung bình tiết ra khoảng 600 ml - 1 lít dịch mật, lượng tiết ra có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào lượng muối mật có trong tuần hoàn gan ruột. Khi gan bài tiết lượng dịch mật quá nhiều không sử dụng hết, dịch mật dư thừa sẽ được chuyển đến túi mật để dự trữ sử dụng khi cần thiết. Như vậy, túi mật vừa có vai trò dự trữ dịch mật vừa điều tiết lượng dịch mật sử dụng hợp lý.
Túi mật có thể tích trung bình khoảng từ 20 - 60ml, trong đó niêm mạc túi mật có thể liên tục hấp thu nước để dịch mật được cô đặc. Dịch mật cô đặc chứa muối mật và các chất quan trọng như: bilirubin, cholesterol, lecithin, ion,…
Túi mật có chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật
Trong các trường hợp mắc bệnh lý ở túi mật, vẫn có thể cắt bỏ cơ quan này nếu cần thiết, dịch mật vẫn được tế bào gan tạo ra và đưa xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn.
2. Tìm hiểu cụ thể các thành phần của dịch mật
Trước khi tìm hiểu dịch mật có tác dụng gì, hãy cùng xem các thành phần và chức năng của chúng trong dịch mật.
2.1. Muối mật
Muối mật là thành phần chiếm lượng lớn nhất (khoảng 50%) và là thành phần tác dụng chính. Muối mật có tác dụng tiêu hóa thức ăn để hấp thu các sản phẩm của lipit bao gồm: cholesterol, acid béo, monoglyceride và lipid ở ruột non. Ngoài ra, muối mật còn có thể hấp thu, vận chuyển các Vitamin tan trong dầu bao gồm: Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E và Vitamin K.
Lượng dịch mật được gan tạo ra cũng phụ thuộc vào lượng muối mật tuần hoàn trong cơ thể. Dịch mật đã được tiết ra thường không khiến muối mật mất đi, cơ thể sẽ tái hấp thu và sử dụng lại cho việc sản xuất mật.
2.2. Cholesterol
Cholesterol là thành phần quan trọng thứ hai của dịch mật, là nguyên liệu để sản xuất muối mật. Đây cũng là sản phẩm tiêu hóa của lipid cơ thể tiêu thụ và được hấp thu nhờ dịch mật.
Đặc tính của cholesterol là không tan trong nước, trong muối mật chất này đã được nhũ hóa bởi lecithin để ngăn cản sự kết tủa. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều lipid trong thời gian dài, cholesterol cao thì vẫn có thể bị kết tủa tạo thành sỏi mật.
Sắc tố mật tạo thành từ sản phẩm tiêu hủy của hồng cầu
2.3. Sắc tố mật
Sắc tố mật là thành phần được gan sản xuất từ protein hemoglobin - sản phẩm tiêu hủy của hồng cầu ở gan. Stercobilin là chất tạo nên sắc tố vàng cho dịch mật, có khả năng nhuộm vàng chất hay dịch chứa nó.
Stercobilin trong dịch mật tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, một phần bám lại trong sản phẩm tiêu hóa khiến phân bình thường có màu vàng. Nếu phân mất đi màu vàng, nguyên nhân thường do sắc tố mật bị ứ do xơ gan, tắc mật nên đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh lý liên quan đến mật.
Những thành phần chính trên của dịch mật đều được tế bào gan sản xuất, hòa trộn trở thành dịch mật có chức năng xúc tác tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
3. Góc tư vấn: Dịch mật có tác dụng gì?
Cụ thể, dịch mật có tác dụng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của cơ thể từ thức ăn được nạp vào. Tác dụng này được dịch mật thực hiện như sau:
-
Dịch mật kích thích sự sản sinh các men tiêu hóa có trong dịch tụy và dịch ruột, cũng thực hiện hoạt hóa các men này để tiêu hóa thành phần của thức ăn.
Cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thu chất béo nhờ vào dịch mật
-
Dịch mật kích thích hoạt động của nhu động ruột để tạo nên môi trường kiềm trong ruột, kiểm soát ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công vào phần trên ruột non.
-
Dịch mật được cơ thể đẩy xuống tá tràng khi thực hiện hoạt động ăn uống để tiêu hóa thức ăn, chủ yếu là tiêu hóa chất béo và các Vitamin tan trong dầu.
Bên cạnh tác dụng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, dịch mật còn có chức năng khác là hỗ trợ loại bỏ các sản phẩm thoái hóa của hồng cầu. Sản phẩm này được chuyển thành thành phần trong dịch mật, tạo nên màu sắc và cũng tham gia vào hoạt động hỗ trợ tiêu hóa.
Có thể thấy, dịch mật rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, các bệnh lý ảnh hưởng tới dịch mật đều gây ra nhiều bệnh lý tiêu hóa. Điển hình là các bệnh sỏi mật, khối u, sau phẫu thuật cắt túi mật, xơ gan gây giảm sản xuất mật hay dị dạng đường mật thường dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, chướng bụng, chậm tiêu kéo dài.
Bệnh lý ảnh hưởng đến dịch mật thường gây các rối loạn tiêu hóa, khó tiêu
Nắm được dịch mật có tác dụng gì với cơ thể con người cũng như hoạt động tiêu hóa là vấn đề ai cũng nên biết. Về cơ bản, đa phần các rối loạn tiêu hóa bạn gặp phải hay kém hấp thu chất béo, Vitamin tan trong dầu có thể liên quan đến bệnh lý về dịch mật.
Chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về gan mật bởi:
-
Hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, giúp bệnh nhân tiếp cận với các phương pháp điều trị tối ưu.
-
Hệ thống máy móc hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác.
-
Quy trình thăm khám nhanh gọn, khoa học, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900565656 hoặc hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc để được khám và hỗ trợ.
Từ khóa » Trình Bày Lipid Trung Tâm
-
Tổng Quan Về Chuyển Hóa Lipid - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Lipid – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Lipid Trong Cơ Thể | Vinmec
-
Sự Tiêu Hóa Và Hấp Thu Lipid | Vinmec
-
Hoa Sinh Lipid - SlideShare
-
Thành Phần Hóa Sinh Của Lipid Và Protein
-
[PDF] TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y TẾ 2019
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu Là Gì Và ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm
-
Tổng Hợp 4 Chức Năng Sinh Lý Của Gan - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA GAN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI
-
NHU CẦU VỀ DINH DƯỠNG – KHẨU PHẦN ĂN - Health Việt Nam
-
[PDF] TIÊU HÓA Ở RUỘT NON - SINH LÝ GAN - UMP
-
Nhu Cầu Dinh Dưỡng Vitamin Và Khoáng Chất Cho Phụ Nữ Có Thai Và ...