DỊCH THÀNH NGỮ: DỄ HAY KHÓ? - Andy English Nova
Có thể bạn quan tâm
DỊCH THÀNH NGỮ: DỄ HAY KHÓ?
ĐỊNH NGHĨA VỀ THÀNH NGỮ
Theo từ điển Longman về Giảng dạy Ngôn ngữ & Ngôn ngữ học Ứng dụng (1999 tr.172) thì ‘thành ngữ’ (Idioms) là một từ ngữ có chức năng như một đơn vị duy nhất và nghĩa của đơn vị này không thể hiểu được khi những bộ phận/thành phần của nó (bị) tách rời (an expression which functions as a single unit and whose meaning cannot be worked out from its separate parts). Ví dụ: – She washed her hands of the matter. (Cô ta đã phủi tay không chịu trách nhiệm gì nữa về vấn đề đó.)
DỊCH THÀNH NGỮ: DỄ HAY KHÓ ?
Nhân một sinh viên hỏi tại sao trong thành ngữ tiếng Anh ‘Two heads are better than one’ lại được dịch ‘Ba ông thợ giày/da hơn một ông Gia Cát’ nay xin tiện thể trả lời bạn. Trước hết, một trong những đặc trưng mang tính văn hóa Việt khi dùng tục ngữ, thành ngữ – là thói ưa thích dùng con số như ‘vững như kiềng ba (3) chân’, ‘một cây làm chẳng lên non ba (3) cây chụm lại nên hòn núi cao’… và trong các con số thì số 3, 7, 9 là các con số thường được dùng nhiều nhất. Theo Bàn Long Hội (banlong.us > … >) thì câu thành ngữ tiếng Việt trên có nguồn gốc từ tiếng Hán “Tam cá xú bì tượng, đính cá Chư Cát Lượng.” có nghĩa “Ba gã thợ giày hơn một ông Gia Cát.” mà ở tiếng Việt ta thường nói: “Ba ông thợ da hơn ông Gia Cát.” Trên thực tế, “bì tượng” gần âm với “tì tướng”, ở cổ đại có nghĩa là “phó tướng”, nguyên bản ý chỉ trí tuệ của ba phó tướng hợp lại có thể hơn cả một Gia Cát Lượng, truyền lưu lâu ngày lại từ “tì tướng” biến thành “bì tượng.” . Đó cũng là lí do cắt nghĩa tại sao ở tiếng Anh ẩn dụ là ‘đầu’ mà tiếng Việt lại là ‘ba ông thợ da thay vì phù họp và lô gic hơn cả là ‘ba ông phó tướng’!
ALAN DUFF VỀ VẤN ĐỀ DỊCH THÀNH NGỮ
Alan Duff trong công trình nghiên cứu của mình ‘Translation’ (1996 tr.11) cho rằng ‘Thành ngữ được biết đến như là vấn đề ‘bất khả thể dịch’ (Idiomatic expressions are notoriously untranslatable). Chúng gồm so sánh (similes), ẩn dụ (metaphors), cách ngôn (proverbs), tục ngữ (sayings). Alan Duff cho rằng ‘để dịch một thành ngữ thì một trong những cách là tìm một tương đương gần (nhất) (use a close equivalent) như ở tiếng Việt là ‘thiêng thật’ thì ở tiếng Anh thành ngữ tương đương gần (nhất) là ‘talk of the devil’ (Anh), ‘speak of the devil’ (Mỹ) như ở ví dụ sau:
– Talk of the devil! I was just telling everyone about your promotion. – Let’s ask Amy what she thinks – Speak of the devil, here she is!
Tuy nhiên, Mona Baker với cuốn sách nghiên cứu dịch thuật ‘In Other Words’ (1997 tr.223) lại nêu: ‘để lí giải/hiểu một thành ngữ đều tùy thuộc vào việc hiểu biết nghĩa quy ước của thành ngữ đó. Mona Baker cho một hội thoại như sau: A: Shall we go for a walk? B: Could I take a rain check on that? Và Mona Baker cho rằng ‘để hiểu được câu trả lời của B tùy vào việc hiểu được nghĩa quy ước của thành ngữ ‘take a rain check’ trong tiếng Anh của người Mỹ là ‘từ chối chấp nhận lời đề nghị hoặc một lời mời ngay lập tức nhưng cho thấy rằng sẵn lòng chấp nhận lần sau (to decline to accept an offer or invitation immediately but indicate willingness to accept it at later date).
4 CHIẾN LƯỢC DỊCH THÀNH NGỮ DO MONA BAKER ĐỀ XUẤT
Trong cuốn sách viết về dịch thuật của mình có tên ‘In Other Words: A coursebook on translation’ của mình, Mona Baker đề xuất 4 chiến lược dịch thành ngữ, nay xin giới thiệu sơ lược cùng các bạn:
1. Dịch một thành ngữ bằng cách dùng một thành ngữ có hình thức và nghĩa tương tự trong ngôn ngữ dịch/đích (Translation by using an idiom with similar form and meaning in the target language) như:
– All that glitters is not gold (Lấp lánh chưa chắc là vàng). – Matter of life and death (Vấn đề sống chết) . – Add fuel to the fire/flames (Thêm dầu vào lửa). – A rolling stone gathers no moss (Đá lăn nhiều thì rêu chẳng bám được). …..
2. Dịch một thành ngữ bằng cách dùng một thành ngữ có hình thức khác biệt nhưng nghĩa thì tương tự (Translation by using an idioms with dissimilar form but similar meaning) như:
– To sell like hot cakes (Bán đắt như tôm tươi). – To attract and keep talent (Giữ chân người tài). – As the crow flies (Theo đường chim bay). – The grass is (always) greener on the other side (of the fence) (Đứng núi này trông núi nọ). – Birds of a feather (flock together) (Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã). – A scrat to catch a mackerel (Thả con săn sắt bắt con cá rô). …
3. Dịch một thành ngữ bằng ngữ giải thích (Translation by paraphrase)
Ở hướng từ Việt sang Anh do sự khác biệt về văn hóa nên đôi lúc ta khó tìm một thành ngữ tương đương phù hợp nên việc dùng một thành ngữ (bằng) ngữ giải thích vẫn là một chiến lược phổ biến. Ví dụ, thành ngữ ‘Lấy ngắn nuôi dài’ là một ví dụ. Sau đây xin giới thiệu 2 thành ngữ do Trương Quang Phú trong ‘Từ Điển Dụng Ngữ Việt – Anh’ dịch là môt phương thức này:
– Liệu cơm gắp mắn (One has to match his spending to his income). – Có an cư mới lạc nghiệp (You’ll never flourish in your trade until you have a secure home). Ở ngữ cảnh thương mại có một số thành ngữ mới như ‘white knight’, ‘black knight’, ‘crown jewels’ nhiều dịch giả dịch bằng một ngữ giải thích. ….. 4. Không dịch (thành ngữ) (Translation by omission)
Một thành ngữ có thể không dịch ở ngôn ngữ dịch/đích vì không có thành ngữ tương đương hoặc khó dùng ‘ngữ giải thích’ hoặc lý do phong cách. Tôi vẫn chưa tìm ra một thành ngữ như vậy ở hướng dịch Anh – Việt hay Việt – Anh.
PETER NEWMARK VỀ VẤN ĐỀ DỊCH ẨN DỤ
Bàn về cách dịch ẩn dụ (the translation of metaphor) trong ‘Approaches to Translation’, Peter Newmark có đề xuất 2 trong 7 phương thức dịch ẩn dụ mà có chung điểm với 2 chiến lược dịch thành ngữ của Mona Baker:
1. Tái tạo cùng một hình ảnh trong ngôn ngữ đích/dịch như ví dụ:
– His life hangs on the thread’ (Đời hắn như chỉ mành treo chuông)
2. Thay thế một hình ảnh trong ngôn ngữ gốc bằng một hình ảnh khác trong ngôn ngữ đích/dịch như:
– The youngest daughter is the apple of her mother’s eye (Cô gái út là cục cưng của người mẹ)
#Nguyenphuoc vinhco
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Andy Nova sưu tầm và để lại nguyên tác, thảo luận nếu có sẽ ở mục riêng.
Post của Nguyen Phuoc VinhCo (https://www.facebook.com/vinhco.nguyenphuoc1/) trên VietTESOL
Comments
comments
- Author
- Recent Posts
- Andy’s 2nd TedX Talk – Success! - 2019-08-02
- Andy’s incoming 2nd TedX Talk - 2019-08-02
- Thử đọc Tuyên Ngôn Độc Lập bằng Tiếng Anh – Vietnam’s Proclamation of Independence in English - 2019-05-19
Từ khóa » Dịch Thành Ngữ Trong Tiếng Anh
-
Nghĩa Của "thành Ngữ" Trong Tiếng Anh - Từ điển Online Của
-
300 Thành Ngữ Anh - Việt Phổ Biến Nhất Trong Tiếng Anh Giao Tiếp
-
8 Từ điển Thành Ngữ Tiếng Anh Tốt Nhất Hiện Nay! - Prep
-
100 Câu Thành Ngữ Tiếng Anh (idioms) Thông Dụng Nhất
-
Dịch Tục Ngữ? - Reflective English
-
50 Thành Ngữ Tiếng Anh (Idiom) “đi đâu Cũng Gặp” - TOPICA Native
-
Vietgle Tra Từ - Thư Viện Tài Liệu - Thành Ngữ - Cồ Việt
-
99 Câu Thành Ngữ Tiếng Anh Thông Dụng Nhất “ai Cũng Nên Biết”!
-
Tổng Hợp 110 Câu Tục Ngữ Tiếng Anh Thông Dụng Nhất – Dịch Chi Tiết
-
Thành Ngữ Tiếng Anh | EF | Du Học Việt Nam
-
50 CÂU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG ANH HAY DÙNG NHẤT
-
113 Idioms (Thành Ngữ) Thông Dụng Trong Tiếng Anh - Langmaster
-
Tục Ngữ Việt Nam Phổ Biến Dịch Sang Tiếng Anh Là Gì?