Dịch Thuật: Tường đông Ong Bướm đi Về Mặc Ai (38) ("Truyện Kiều")

HomeNghiên Cứu - Dịch Thuật Dịch thuật: Tường đông ong bướm đi về mặc ai (38) ("Truyện Kiều") TƯỜNG ĐÔNG ONG BƯỚM ĐI VỀ MẶC AI (38) Tường đông: bức tường phía đông. Trong Mạnh Tử - Cáo Tử hạ 孟子 - 告子下có câu: Du đông gia tường nhi lâu kì xử tử, tắc đắc thê; bất lâu, tắc bất đắc thê; tắc tương lâu chi hồ? 窬东家墙而搂其处子, 则得妻; 不搂, 则不得妻, 则将搂之乎? (Trèo qua tường của nhà hàng xóm phía đông để ôm cô gái, thì sẽ được vợ; không ôm thì sẽ không được vợ, thế thì có phải ôm lấy cô ta không?) (Mạnh Tử 孟子: Vạn Lệ Hoa 万丽华, Lam Húc 蓝旭 dịch chú. Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2007, trùng ấn) Êm nềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai (“Truyện Kiều”, 37 – 38) Song hồ nửa khép cánh mây Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông (“Truyện Kiều”, 283 – 284) Tường đông lay động bóng cành Đẩy song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào (“Truyện Kiều”, 1093 – 1094) Tường đông: Bức tường ở phía đông. Dùng từ tường đông có lẽ vì có câu sách Mạnh Tử “Du đông gia tường nhi lâu kỳ xử tử”, nghĩa là trèo tường nhà hàng xóm phía đông mà dỗ con gái người ta, và do câu phú của Tống Ngọc “Thần lí chi mỹ giả, mạc nhược thần đông gia chi tử, khuy thần tam niên chí kim vị hứa dã” nghĩa là người đẹp ở làng tôi thì không ai bằng con gái ở láng giềng phía đông, nhưng cô gái ấy trèo tường nhìn trộm thần đã ba năm mà đến nay thần vẫn chưa bằng lòng. (Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989) Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng: Mạnh Tử: du đông tường lâu kỳ sử tử. 孟子: 游東墻摟其處子 (Sách Mạnh tử: sang nhà bên đông tường dắt con gái người ta) (Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960) Xét: “Đông gia tường” 東家墻ở thiên Cáo Tử hạ trong Mạnh Tử là nơi nhà của cô gái. Nguyễn Du đã dùng từ “tường đông” để chỉ nơi Thuý Kiều đang ở. Câu 38 và câu 284 là nơi nhà của Thuý Kiều, câu 1093 là nơi lầu xanh. Câu 37, bản của Đào Duy Anh và “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm đều là: Êm nềm trướng rủ màn che bản của Bùi Khánh Diễn là: Êm đềm trướng rủ màn che Câu 1094, bản của Đào Duy Anh và “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm đều là: Đẩy song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào bản của Bùi Khánh Diễn là: Rẽ song, đã thấy Sở Khanh bước vào Huỳnh Chương Hưng Quy Nhơn 04/01/2020 Thư Mục: Nghiên Cứu - Dịch Thuật Previous Post Next Post

Chia Sẻ

Bài Xem Nhiều Nhất

Dịch thuật: Cách tính giờ của người Trung Quốc cổ đại

Nguồn gốc danh, tự và hiệu của Trịnh Bản Kiều

Dịch thuật: Trong như tiếng hạc bay qua (481) ("Truyện Kiều")

Dịch thuật: Nguồn gốc cụm từ "cửu ngũ chí tôn"

Dịch thuật: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn (25) ("Truyện Kiều")

Bài Đăng Mới Nhất

Thư Mục

  • Album Ảnh
  • Câu Đối
  • Nghiên Cứu - Dịch Thuật
  • Sáng Tác
  • Thư Pháp
  • Tranh Vẽ
  • Videos
free counters

Tổng Số Lượt Xem

Biểu mẫu liên hệ

Từ khóa » êm đềm Trướng Rủ Màn Che Tường đông Ong Bướm