Dịch Vụ đòi Nợ Bị 'khai Tử' Từ 2021, đòi Nợ Hợp Pháp Bằng Cách Nào?
Có thể bạn quan tâm
Sau cột mốc này, việc đòi nợ hợp pháp được thực hiện ra sao là câu hỏi thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Kể từ ngày 1/1/2021, kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ chính thức bị “khai tử”. Đây được xem là một quy định tích cực góp phần ngăn chặn các hoạt động đòi nợ thuê ngày một biến tướng, có tính chất đe dọa, khủng bố tinh thần người khác.
Trao đổi với VOVGT, đa số người dân đều đồng tình, ủng hộ quy định này. Tuy nhiên, một số người dân cũng đặt ra câu hỏi, liệu rằng việc đòi nợ có thể chấm dứt một cách triệt để, hay nó sẽ chuyển sang hình thức khác, khi nhu cầu hiện nay trong xã hội vẫn còn rất lớn:
“Tại sao cứ phải để tư nhân đòi nợ, một công ty tư nhân sẽ để xảy ra nhiều cái không tốt, có thể dùng vũ lực hoặc những hành động không được hay lắm. Có cái là mình thực thi có đến nơi đến chốn hay không, đó là vấn đề then chốt”
“Nhà nước mình phải có những biện pháp triệt để, nếu không người ta vẫn tìm mọi hình thức để giải quyết vấn đề của người ra. Ví dụ anh chị em, ban bè thân nhiều khi cũng chỉ cho vay bằng thực tế thôi chứ làm gì có gì làm chứng để mà kiện cáo”
Luật đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực cũng khiến hàng loạt công ty đòi nợ lâm vào cảnh điêu đứng, đứng trước sự lựa chọn giải thể, hay là chuyển đổi kinh doanh…
Đa số đại diện các công ty thu nợ đều cho rằng, họ đang gặp rất nhiều khó khăn khi thời gian luật có hiệu lực sắp tới gần:
“Nói chung, bị ảnh hưởng rất nhiều, đang làm những hợp đồng dở dang mà người ta có lịch trả tiền, người ta chưa trả hết mà bây giờ bị ngắt ngang thế này thì ảnh hưởng tới khách hàng rất nhiều. Thứ hai là cũng không biết sau này Nhà nước sẽ cho đơn vị nào đi thu hồi, nếu nợ nần cứ để như thế này thì khó lắm”
“Nhiều cái bị ảnh hưởng, ví dụ như bản thân người nợ tiền, người ta biết sắp bị cấm đòi nợ nên người ta cũng cố tình chây ỳ, người ta không chịu trả. Những khoản nợ mà đến với công ty đòi nợ hầu như là những khoản nợ khó.”
“Từ trước tới giờ Sở Kế hoạch đầu tư chỉ cho những ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ cung cấp một ngành nghề duy nhất trong giấy đăng ký kinh doanh là ngành nghề đòi nợ thôi nên bây giờ mình cũng chưa biết hướng giải quyết như thế nào. Tạm thời cứ cho anh em nghỉ thôi, sau này có việc gì phù hợp thì mình tính tiếp”
Đại diện một số công ty đòi nợ cũng thừa nhận, hiện vẫn còn tình trạng hoạt động đòi nợ không tuân thủ các quy định của pháp luật dẫn đến người dân có cái nhìn xấu về nghề này.
Thực tế, nhu cầu tìm đến công ty đòi nợ của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp là rất lớn bởi các thủ tục khởi kiện thường kéo dài và việc thi hành án rất phức tạp.
Đại diện một công ty luật có hình thức kinh doanh đòi nợ cho biết:
“Thực ra nếu mà đi khởi kiện thì theo tố tụng, sẽ trải qua một thời gian hơi dài. Khi khởi kiện ra toà, sơ thẩm mất vài tháng rồi, có những vụ tranh chấp tiếp rồi không thống nhất với nhau rồi lại phúc thẩm thêm vài tháng nữa rồi mới sang cơ quan thi hành án. Thì việc tố tụng, đòi nợ ấy nó kéo dài hàng năm”
Cùng quan điểm, đại diện công ty thu nợ T.N cho rằng:
“Ra toà thì người ta tốn chi phí, mất thời gian đi lại rồi chuyển qua bên thi hành án mất thời gian mà nó không hiệu quả nên người ta bắt buộc phải lựa chọn những đơn vị mà được nhà nước cho phép. Bây giờ để có những bản án toà ra rồi xong sau đấy có thể 3, 4 năm trời cũng không giải quyết được. Đương nhiên họ phải tìm đến những đơn vị nào có thể giải quyết cho họ nhanh chóng”
Bày tỏ quan điểm với VOV Giao thông, chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, điểm mới trong Luật đầu tư sửa đổi không chỉ xóa đi nỗi lo về hình thức đòi nợ “khủng bố”, mà còn tạo sự thuận lợi hơn cho cả người vay và người cho vay khi giảm bớt các khâu trung gian từ các tổ chức môi giới chuyên đòi nợ.
“Rõ ràng các tổ chức tín dụng, các bên cho vay có lẽ cần phải thay đổi cách thức thu nợ, đòi nợ so với trước đây, tức là không còn khâu trung gian nữa thì cần thành lập một bộ phận chuyên môn hóa cao hơn trong tổ chức tín dụng của mình. Thứ hai là phải phối hợp chặt chẽ hơn với bên thứ ba là luật sư, tòa án và thi hành án. Cuối cùng thì tôi rất mong là chúng ta phải tiến tới Luật hóa xử lý nợ xấu để việc xử lý nợ xấu nó có sự phối hợp tốt hơn với các bên có liên quan.”
Cũng theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, các ngành chức năng cần lường trước sự biến tướng của hình thức đòi nợ thuê sau cột mốc 1/1/2021.
“Về lâu dài, phải có một cái hình thức công việc nào đó để chúng ta tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chứ không nó lại biến tướng thì còn phức tạp hơn. Vì thế ngành công an rồi các bộ, ngành khác có liên quan sẽ vất vả hơn khi phải kiểm soát các dạng trá hình.”
Đồng quan điểm, Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội nhận định, sự biến tướng nguy hiểm nhất là việc chủ nợ tìm tới các tổ chức, cá nhân mang tính chất xã hội đen, sử dụng các biện pháp trái pháp luật để đòi nợ như dọa dẫm, gây áp lực về tinh thần, khiến con nợ lo sợ mà phải trả. Hệ quả là tình hình tội phạm có thể gia tăng. Thậm chí, các chủ nợ có thể vướng vào vòng lao lý khi phải chịu trách nhiệm hình sự, trở thành chủ mưu trong các vụ án như chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật. Trong khi thực tế vẫn còn nhiều loại hình đòi nợ hợp pháp khác.
“Trên thực tế cái này xảy ra rất nhiều. Cần cảnh báo những người chủ nợ nên cẩn trọng, suy nghĩ, cân nhắc để sử dụng các dịch vụ đúng pháp luật. Người dân hiểu luật thì có thể khởi kiện, hoặc nhờ các văn phòng luật sư khởi kiện. Tòa án sẽ tuyên buộc các con nợ phải trả cho các chủ nợ quyền lợi hợp pháp của họ.”
Theo luật sư Bùi Đình Ứng, bên cạnh việc quy định cấm thì các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo Luật được thực hiện hiệu quả. Đồng thời cần có cơ chế thoáng hơn để tránh việc khởi kiện đòi nợ trở nên rườm rà, gây khó cho người dân
“Sau khi Luật đầu tư có hiệu lực rồi thì Chính phủ phải có những Nghị định, Hướng dẫn chi tiết thực hiện luật này. Ngoài ra, Chính phủ cần có những can thiệp mạnh mẽ đối với các trường hợp áp dụng đòi nợ ngoài, đòi nợ thuê, phải xử lý nghiêm minh. Thứ hai nữa là mong rằng tòa án tối cao cũng như hướng dẫn các tòa án cấp địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những các chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa một cách thuận lợi”
Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Phía sau một lệnh cấm”
Cấm dịch vụ đòi nợ thuê là một quyết định khó khăn với các nhà làm chính sách, nhưng được cho là hợp lý trong bối cảnh việc kiểm soát ngành nghề kinh doanh này đã vuột khỏi tầm tay.
Ngoài số ít doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, nhân sự đều do công an quản lý, khi hoạt động phải thông báo với chính quyền địa phương, thì đa số còn lại đều ít nhiều có hoạt động liên kết kiểu “xã hội đen”, đe dọa, khủng bố, thậm chí dùng vũ lực để uy hiếp con nợ, gây hệ lụy rất xấu với xã hội.
Thực tế, cơ quan chức năng từng đình chỉ, thu hồi giấy phép các công ty thu hồi nợ hoạt động sai quy định. Nhưng sau đó, những đơn vị này lại “biến hóa”, chuyển đổi hình thức kinh doanh như hoạt động dưới mô hình công ty mua bán nợ, hoặc cho thuê người lao động - Một cách hoạt động “chui”, không chịu giám sát chặt chẽ như các công ty thu hồi nợ hoạt động đúng pháp luật.
Như vậy, bức tranh sau ngày 31/12/2020, khi dịch vụ đòi nợ thuê bị chính thức “khai tử”, đã phần nào có thể hình dung. Nhu cầu thu hồi nợ xấu trong xã hội rất lớn do quy luật thị trường, thu hồi nợ vẫn là hoạt động thiết yếu trong các quan hệ tài chính, kinh tế; toàn bộ hoạt động đòi nợ thuê nằm ngoài sự giám sát của pháp luật sẽ chuyển sang hoạt động “ngầm” dưới những dạng thức khác nhau.
Về cơ bản, thị trường đòi nợ thuê sẽ vẫn tồn tại, chỉ có điều, nó không còn công khai như trước.
Lúc này, nếu không muốn vi phạm pháp luật, chủ nợ có 3 lựa chọn để đòi nợ hợp pháp: Giải quyết theo thủ tục Hòa giải; Giải quyết tại Trọng tài thương mại; Giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Tuy nhiên, như đã đề cập, những vụ nợ xấu, con nợ cố tình chây ì, khó đòi, chủ nợ mới nhờ tới dịch vụ đòi nợ thuê. 3 cách giải quyết chính thống không thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là nhanh chóng, kịp thời, hiệu lực. Và vì vậy, luôn có tỉ lệ nhất định người dân sẽ tìm đến các dịch vụ chui.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà làm chính sách, lực lượng hành pháp là: Chúng ta cấm hoạt động đòi nợ thuê để kiểm soát chặt chẽ hơn, hay đây là một cách “buông tay” vì không quản nổi?
Câu trả lời sẽ nằm ở những văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết, điều chỉnh các mối quan hệ giao dịch dân sự, bịt lỗ hổng trong các tổ chức tài chính về kinh doanh, mua bán, thu hồi nợ, kiểm soát chặt chẽ các tổ chức hoạt động chui, duy trì tính nghiêm minh của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, tăng hiệu lực các thủ tục đòi nợ hợp pháp.
Và có lẽ, khi mà các quy định pháp luật chưa thể theo kịp sự thiên biến vạn hóa của thực tiễn thị trường, người dân nên tự bảo vệ quyền lợi chính đáng bằng cách tham vấn chuyên gia pháp luật trước khi đặt bút ký bất cứ giao dịch tài chính nào./.
Từ khóa » Xoá Bỏ Công Ty đòi Nợ Thuê
-
Công An TP.HCM: Xóa Sổ Các Công Ty đòi Nợ Thuê Từ đầu Năm 2021
-
Cấm Kinh Doanh đòi Nợ Thuê Từ Ngày 01/01/2021 - Thư Viện Pháp Luật
-
Công An TP.HCM: Xóa Sổ Các Công Ty đòi Nợ Thuê Từ đầu Năm 2021
-
Đòi Nợ Thuê Bị 'khai Tử' Từ 2021, Làm Thế Nào để đòi Nợ? - LuatVietnam
-
Hướng Dẫn Cách đòi Nợ đúng Luật Khi Dịch Vụ đòi Nợ Thuê Bị Cấm Từ ...
-
Quyết Liệt Bài Trừ Vấn Nạn đòi Nợ Thuê
-
TPHCM Xóa Sổ 53 Công Ty đòi Nợ Thuê Từ đầu Năm 2021
-
Chính Thức “xóa Sổ” Dịch Vụ đòi Nợ Thuê | Báo Dân Trí
-
Cấm Kinh Doanh đòi Nợ Thuê: Doanh Nghiệp đòi Nợ Chuyển Hướng ...
-
Từ Ngày 1/1/2021, Cấm Kinh Doanh Dịch Vụ đòi Nợ - Tạp Chí Tòa án
-
Dịch Vụ Mua Bán Nợ - Biến Tướng Của "đòi Nợ Thuê"? | VOV.VN
-
Chủ Đề Số 431 Nợ Được Xóa Bỏ – Chịu Thuế Hay Không ... - IRS
-
Luật Mới Về đòi Nợ Thuê - Hướng đi Mới Cho Nợ Khó đòi Của Doanh ...
-
#01 Dịch Vụ Thu Hồi Nợ / Dịch Vụ đòi Nợ Thuê Uy Tín - Luật Thái An