Dịch Vụ Kiểm Toán độc Lập & Báo Cáo Tài Chính | VIVA BCS
Có thể bạn quan tâm
Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số loại hình khác bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm trước khi nộp tới các cơ quan quản lý nhà nước về thuế, đăng ký kinh doanh, thống kê…
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
- Hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức các giao dịch kinh doanh.
- Mỗi giao dịch sẽ có các bộ chứng từ để ghi nhận và chứng minh.
- Các chứng từ được tập hợp và ghi chép vào hệ thống sổ kế toán.
- Số liệu từ sổ kế toán được tổng hợp thành các tiêu chí trên báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, dòng tiền, công nợ, tồn kho… triển vọng phát triển và nhiều chỉ số quan trọng cho các bên liên quan như: Cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng…
- Kiểm toán là việc các kiểm toán viên, thông qua các thủ tục thu thập bằng chứng – đánh giá – đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Nghĩa là các số liệu này trước hết có chứng từ chứng minh không, có được ghi chép đúng theo các qui định, chuẩn mực về kế toán – tài chính không, có phản ánh trung thực và hợp lý một cách đầy đủ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
CÁC LOẠI Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN?
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: Hàm ý rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
- Ý kiến chấp nhận từng phần: Hàm ý rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) đã nêu.
- Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến): Hàm ý rằng kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.
- Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): Hàm ý rằng có sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính đến mức không thể thống nhất với quan điểm của Ban giám đốc.
DOANH NGHIỆP NÀO BẮT BUỘC PHẢI KIỂM TOÁN?
Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập, những đối tượng sau bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngoài ra, còn tùy theo yêu cầu của khách hàng, đối tác khi tham gia đấu thầu, hợp tác kinh doanh…
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH?
- Đáp ứng và tuân thủ yêu cầu của cơ quan nhà nước.
- Giúp nhận diện được những rủi ro, chưa hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực.
- Tạo sự tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin, trong đó có các cơ quan thuế, các ngân hàng, đối tác, nhà đầu tư… Ví dụ, với các báo cáo tài chính được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, có thể giúp doanh nghiệp được xếp loại vào nhóm khách hàng có tín nhiệm cao, được ưu đãi thêm các dịch vụ tín dụng của ngân hàng, và chi phí lãi vay có thể giảm đáng kể.
- Hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp, hồ sơ tín nhiệm doanh nghiệp.
CHI PHÍ KIỂM TOÁN?
- Tùy theo lĩnh vực ngành nghề, qui mô kinh doanh, độ phức tạp của các giao dịch, mục tiêu và yêu cầu của Ban giám đốc.
- Tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ kế toán nội bộ.
- Tùy thuộc vào danh tiếng và chất lượng dịch vụ của từng hãng kiểm toán.
- Tùy thuộc vào khả năng lựa chọn, thương thảo với các đơn vị kiểm toán.
CÁCH TIẾT KIỆM CHI PHÍ KIỂM TOÁN?
- Cần xác định sớm mục tiêu kiểm toán, khối lượng công việc và lựa chọn đơn vị kiểm toán phù hợp.
- Cần ký hợp đồng kiểm toán và xác định lịch kiểm toán trong quí cuối cùng của năm tài chính (thường là quí 4 hằng năm) để tránh mùa cao điểm.
- Cần chuẩn bị hệ thống hồ sơ chứng từ trong kinh doanh rõ ràng (Business records management).
- Cần lập hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính đầy đủ. Có nhân viên thạo nghề để cung cấp thông tin và giải trình.
Doanh nghiệp nên chuẩn bị hồ sơ và ký hợp đồng kiểm toán ngay từ quí 4 hằng năm để đơn vị kiểm toán có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ, tránh dồn nhiều công việc vào 3 tháng đầu năm cũng như đánh giá lưu lượng công việc để lựa chọn và thương thảo mức giá tốt nhất.
VIVA CÓ THỂ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ TỚI QUÍ KHÁCH?
- Tư vấn toàn diện các nội dung cần quan tâm.
- Thay mặt và quản lý toàn bộ quá trình và thủ tục liên quan cho đến khi báo cáo kiểm toán được phát hành.
- Tiết kiệm chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến thủ tục kiểm toán, tối ưu lợi ích từ các thủ tục kiểm toán.
- Hướng dẫn cách quản lý – trình bày – giải trình – cung cấp các thông tin trên báo cáo tài chính, đặc biệt là khi cần làm việc với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư.
- Lập chiến lược xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chí, các báo cáo tài chính để phục vụ cho các thủ tục mua bán – sáp nhập – hợp nhất – cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Lập chiến lược xây dựng tín nhiệm doanh nghiệp – định giá doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Cách để tiết kiệm chi phí kiểm toán báo cáo tài chính
- Báo Cáo Tài Chính Cần Chuẩn Bị Những Gì?
- Hồ Sơ Tín Nhiệm Doanh Nghiệp – Commercial Credit Report
- Quản Lý Chủ Động Các Thủ Tục Tuân Thủ Về Lao Động Tiền Lương
- Chương Trình Kiểm Tra – Hoàn Thiện Hồ Sơ Pháp Lý Của Doanh Nghiệp
- Công ty FDI tại Việt Nam – chế độ báo cáo hoạt động định kỳ
- Chuyển lợi nhuận về nước – thủ tục cần biết của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Khoản vay vốn nước ngoài – điều kiện và thủ tục đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước
- Quản lý đăng ký khoản vay nước ngoài
- Giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam – Điều kiện và thủ tục
Từ khóa » Các Loại Kiểm Toán độc Lập
-
Phân Loại Kiểm Toán Theo Chủ Thể Và Lĩnh Vực Kiểm Toán - MISA ASP
-
Kiểm Toán độc Lập Là Gì? | Kiểm Toán Crowe Vietnam
-
Kiểm Toán độc Lập Là Gì? Đặc Trưng Của Kiểm Toán độc Lập Là Gì?
-
Kiểm Toán độc Lập Là Gì? Đặc Trưng, Vai Trò, Mục đích Của Kiểm Toán ...
-
So Sánh Các Loại Kiểm Toán Theo Quy định (Cập Nhật 2022)
-
Kiểm Toán (Audit) Là Gì? Các Loại Kiểm Toán, Mục đích Và Phạm Vi ...
-
Thông Tư 22-TC/CĐKT Quy Chế Kiểm Toán độc Lập Nền Kinh Tế Quốc ...
-
Mối Quan Hệ Của Kiểm Toán Độc Lập Và Kiểm Toán Nội Bộ
-
Hoạt động Của Các Tổ Chức Kiểm Toán độc Lập ở Việt Nam
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - Về Kiểm Toán độc Lập
-
[DOC] I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 1. Đánh ...
-
Kiểm Toán Độc Lập - Dịch Vụ - Tri Thức Việt
-
Kiểm Toán Là Gì? Những Công Việc Quan Trọng Của Kiểm Toán Viên
-
Thế Nào Là Kiểm Toán độc Lập? - Tư Vấn ASC