Dịch Vụ Tài Chính Là Gì? Tìm Hiểu Các Ngành Dịch Vụ Tài Chính

Thành tựu của nền kinh tế hiện đại chính là kết quả mà trong đó, có sự đóng góp to lớn của dịch vụ tài chính. Chúng ta “chung sống” và “dựa dẫm” vào các dịch vụ tài chính thường xuyên. Tuy nhiên, trong hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu, người ta bắt đầu nhìn nhận lại và kêu gọi việc nên quản lý chặt chẽ hơn các dịch vụ tài chính. Vậy dịch vụ tài chính là gì?

1. Khái niệm dịch vụ tài chính là gì? Khái niệm dịch vụ tài chính là gì? Khái niệm dịch vụ tài chính là gì? Financial Services hay dịch vụ tài chính hiểu một cách đơn giản nhất, đó chính là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống các dịch vụ kinh tế cung cấp bởi thị trường tài chính. Nói cách khác, các dịch vụ tài chính có mối liên kết chặt chẽ đến quá trình sử dụng vốn, lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.

Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để gọi tên các tổ chức cung cấp những giải pháp về tài chính, tiền đề, đầu tư. Chẳng hạn như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tín dụng,…

Khái niệm dịch vụ tài chính cũng có thể được hiểu là một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ mang bản chất tài chính và là lĩnh vực đang được điều chỉnh, thảo luận bởi một biện pháp cho cơ quan Nhà nước hoặc một bên duy trì thực hiện quyền giám sát, quản lý.

2. Tại sao dịch vụ tài chính lại quan trọng trong nền kinh tế? Tại sao dịch vụ tài chính lại quan trọng trong nền kinh tế? Tại sao dịch vụ tài chính lại quan trọng trong nền kinh tế? Như vậy, nói đến dịch vụ tài chính, thường sẽ đề cập đến các công cụ tài chính, sản phẩm tài chính và dịch vụ tài chính. Trong các công cụ tài chính, chúng ta bắt gặp thư tín dụng, séc, tín phiếu, kỳ phiếu,… Trong các sản phẩm tài chính, chúng ta bắt gặp các quỹ tương hỗ khác nhau để mở rộng và phát triển các cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm thân quen như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ,.. Trong các dịch vụ, chúng ta bắt gặp các thuê mua tài chính, bao thanh toán,…

Sự xuất hiện của các dịch vụ tài chính đã cho phép một quốc gia cải thiện tiềm lực kinh tế của mình. Thông qua đó, tất cả các lĩnh vực có tác động đến việc tăng trưởng kinh tế được sản xuất nhiều hơn.

Tăng trưởng kinh tế mang lại nhiều lợi ích, điều này phản ảnh ở sự thịnh vượng xã hội và thu nhập cá nhân ở mức cao hơn, thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt lớn hơn. Ở đây, dịch vụ tài chính cho phép một cá nhân có thể thông qua quá trình thuê mua để có được các sản phẩm tiêu dùng khác nhau. Quá trình này cũng bao gồm nhiều tổ chức tài chính thu được lợi nhuận. Sự hiện diện của họ trở thành nhân tố thúc đẩy sản xuất, đầu tư, tiết kiệm,…

Tìm việc làm kế toán tài chính

2.1. Xúc tiến đầu tư Xúc tiến đầu tư Xúc tiến đầu tư Các dịch vụ tài chính ra đời tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với nhà sản xuất và các sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn. Trong giai đoạn này, các dịch vụ tài chính sẽ giải cứu các nhà đầu tư, chẳng hạn như các ngân hàng thông qua thị trường phát hành mới và cho phép các doanh nghiệp huy động vốn.

Nhà đầu tư có thể huy động thêm vốn thông qua thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Các tổ chức cho thuê và bao thanh toán cho phép doanh nghiệp không chỉ bán được sản phẩm mà còn sở hữu các công nghệ hiện đại, máy móc nhằm sản xuất thêm.

2.2. Thúc đẩy tiết kiệm Thúc đẩy tiết kiệm Thúc đẩy tiết kiệm Quỹ tương hỗ trong các dịch vụ tài chính mang lại nhiều cơ hội cho các hình thức tiết kiệm đa dạng. Trên thực tế, để tạo ra sự thuận tiện cho những người hưu trí hay cao tuổi, để họ thể yên tâm về mức lợi tức đầu tư hợp lý, ít rủi ro, nên các loại lựa chọn đầu tư khác nhau mới ra đời.

Nhiều cơ hội tái đầu tư khác nhau cũng được cung cấp cho những người quan tâm đến sự tăng trưởng tiết kiệm của họ. Hệ thống luật do Nhà nước ban hành, vừa điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ tài chính, vừa bảo vệ được lợi ích của cộng đồng.

2.3. Giảm thiểu rủi ro Nhờ sự hiện diện của các công ty bảo hiểm, rủi ro của các doanh nghiệp cũng như các dịch vụ tài chính được giảm thiểu. Các công ty bảo hiểm không chỉ bảo vệ chủ thể khỏi điều kiện kinh doanh biến động, mà còn tránh được những rủi ro do tác động bên ngoài gây nên. Chẳng hạn như thiên tai, thảm họa,…

Không chỉ là một giải pháp giảm thiểu rủi ro, mà còn là nguồn tài chính đóng vai trò tiết kiệm. Nếu tính toán theo đúng khía cạnh này.

2.4. Tối đa hóa lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận Các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận nếu như có sự hiện diện của các dịch vụ tài chính. Điều này có thể thực hiện được do sự sẵn có của tín dụng ở mức độ hợp lý. Doanh nghiệp có thể tận dụng các loại hình tín dụng đa dạng để phục vụ cho việc mua tài sản. Thậm chí, họ có thể cho thuê một số tài sản có giá trị rất cao trong một số trường hợp.

Nhà phân phối và nhà sản xuất đều có cơ hội tăng doanh thu nhờ vào các công ty bao thanh toán. Ngay cả khi bị cạnh tranh rất gay gắt, doanh nghiệp vẫn có thể bán sản phẩm, hàng hóa của mình với tỷ suất lợi nhuận thấp. Họ có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình với doanh thu cổ phiếu cao hơn.

2.5. Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế Người tiêu dùng có cơ hội sở hữu được những dịch vụ và sản phẩm khác nhau nhờ vào các dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó, họ có thể cải thiện mức sống của mình. Chẳng hạn như việc mua nhà cửa, xe hơi, các vật dụng cần thiết cũng như sang trọng khác được thực hiện hóa thông qua đa dạng các dịch vụ tài chính cung cấp.

Tất cả các ngành phát triển một cách đồng đều đều cần thiết cho sự phát triển kinh tế nói chung. Trong đó, việc phân phối đồng đều nguồn vốn cho tất cả các lĩnh vực được các dịch vụ tài chính đảm bảo. Điều này mang lại sự tăng trưởng cân bằng của nền kinh tế, cùng với đó tạo ra nhiều triển vọng việc làm hơn cho lao động.

Cuối cùng, sau những lợi ích chính mang lại ở trên, vai trò của dịch vụ tài chính là gì? Sự hiện diện của chúng còn có thể cung cấp các lợi ích cho Chính phủ, mở rộng hoạt động của các tổ chức tài chính, ổn định thị trường vốn, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Và phát triển khu vực một cách cân bằng.

3. Tổng quan các ngành dịch vụ tài chính Trong thế giới của các dịch vụ tài chính, hãy khám phá những dịch vụ tài chính điển hình sau đây:

3.1. Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan – Các tổ chức, công ty bảo hiểm trực tiếp gộp các khoản phí bảo hiểm (khoản thanh toán) từ những cá nhân tìm cách bảo vệ và tránh những rủi ro, thanh toán cho những cá nhân gặp phải các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, cá nhân được bảo hiểm. Chẳng hạn như: tai nạn giao thông (ô tô, xe máy), chìm tàu,…

– Các nhà tái bảo hiểm, có thể là một cá nhân, một công ty có tiềm lực kinh tế lớn đồng ý với một mức chi phí để bảo hiểm một số rủi ro do công ty bảo hiểm trực tiếp đảm nhận.

– Các trung gian bảo hiểm, chẳng hạn như nhà môi giới hay các đại lý bảo hiểm sẽ kết nối những cá nhân tìm cách trả tiền để bảo hiểm rủi ro với những cá nhân sẵn sàng chấp nhận nó với một mức chi phí nhất định.

3.2. Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác – Nhận tiền gửi và các khoản có thể cho vay hoặc hoàn trả: Các ngân hàng thanh toán cho những người đưa tiền cho họ để họ đầu tư hoặc cho vay với mục tiêu sinh lãi trên phần chênh lệch giữa số tiền họ trả cho người gửi tiền và họ nhận được từ người đi vay.

– Quản lý hệ thống thanh toán: Các ngân hàng giúp quá trình chuyển tiền từ cá nhân này sang cá nhân khác và tạo cơ hội cho các giao dịch thanh toán tài khoản thông qua thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử, phiếu séc,…

Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác – Thương mại: Ngân hàng giúp các doanh nghiệp bán và mua chứng khoán, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh.

– Phát hành chứng khoán: Ngân hàng giúp cá nhân đi vay huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu trong công ty hoặc phát hành trái phiếu.

– Quản lý tài sản: Ngân hàng cung cấp các lời khuyên hoặc thay mặt khách hàng, những người trả tiền cho chuyên môn của họ đầu tư quỹ.

Tuy nhiên, sự khác biệt trong lĩnh vực tài chính là không rõ ràng. Chẳng hạn như: một cá nhân làm việc trong ngành bất động sản, hay một nhà môi giới thế chấp có thể giúp khách hàng tìm một khoản vay với thời hạn và cơ cấu lãi suất phù hợp để mua nhà. Tuy nhiên, những khách hàng đó cũng có thể vay từ ngân hàng thương mại hoặc từ thẻ tín dụng của họ. Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của khách hàng và tiến hành tạo ra lợi nhuận cao hơn bằng cách cho vay. Ngân hàng đầu tư giúp các doanh nghiệp huy động vốn. Còn các công ty bảo hiểm cung cấp giải pháp chống lại rủi ro từ các sự kiện được bảo hiểm bằng cách thu phí bảo hiểm từ những khách hàng mua hợp đồng.

Tìm việc làm chuyên viên tài chính kế toán

4. Bản chất của dịch vụ tài chính chính là trung gian Bản chất của dịch vụ tài chính chính là trung gian Bản chất của dịch vụ tài chính chính là trung gian Lĩnh vực tài chính là trung gian về cơ bản. Trên thực tế, chúng chuyển tiền từ những cá nhân tiết kiệm đến những cá nhân đi vay và chúng phù hợp với những cá nhân muốn giảm thiểu rủi ro với những cá nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Chẳng hạn như: người tiết kiệm nghỉ hưu có thể được hưởng lợi từ trung gian. Người nghỉ hưu cần tiết kiệm ít hơn nếu trong tương lai họ kiếm được nhiều tiền hơn. Điều này là để đạt được thu nhập hưu trí mục tiêu và tính đến vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, cần phải có một người nào đó vay tiền để sử dụng (tiền lãi) mới phát sinh ra lợi nhuận cho họ. Việc thu tiền thanh toán và cho vay là khá phức tạp, thậm chí là rủi ro. Với những người tiết kiệm thường không có thời gian, chuyên môn để làm điều này. Do đó, họ cần thiết tìm một bên trung gian cung cấp.

Đến đây, có thể thấy, các bên trung gian mà những người muốn đầu tư hoặc tiết kiệm tìm đến chính là các ngân hàng và các công ty bảo hiểm.

5. Sự phát triển của dịch vụ tài chính và cơ hội nghề nghiệp cho lao động Dịch vụ tài chính là gì? Đó là tổng hòa rất nhiều loại hình kinh doanh tham gia vào việc quản lý tài chính và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Toàn bộ ngành công nghiệp dịch vụ tài chính rất rộng lớn, chúng bao hàm các công ty tham gia vào các hoạt động cho vay, đầu tư, kinh doanh, phát hành chứng khoán, bảo hiểm, tư vấn tài chính, kế toán, quản lý tài sản, ngoại hối,…

Bởi quy mô và sự đa dạng trong ngành dịch vụ tài chính, đồng thời chúng đã cung cấp rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho người lao động hiện nay.

Sự phát triển của dịch vụ tài chính và cơ hội nghề nghiệp cho lao động Sự phát triển của dịch vụ tài chính và cơ hội nghề nghiệp cho lao động – Các lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và bán lẻ bao gồm: Giao dịch viên ngân hàng, nhân viên tín dụng, giám đốc chi nhánh, nhân viên thẩm định khoản vay, nhân viên quan hệ khách hàng,…

– Các lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư bao gồm: Cố vấn tài chính, chuyên viên phân tích, chuyên viên giao dịch, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư,…

– Các lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ kế toán bao gồm: Kế toán viên trong các công ty Big4 hoặc các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cá nhân khác.

– Các lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm bao gồm: Giám định bồi thường, chuyên viên định phí bảo hiểm, chuyên viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm, chuyên viên giám định tổn thất, đại diện dịch vụ khách hàng, chuyên viên tư vấn bảo hiểm, chuyên viên thẩm định bảo hiểm,…

Nhìn chung, tất cả các công việc thuộc hệ thống dịch vụ tài chính thường hấp dẫn đối với người lao động. Chúng có những tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định, mang lại mức thu nhập ổn định và hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo hàng loạt các việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng, việc làm ngành Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư,… tại website timviec365.com!

Dịch vụ tài chính là gì? Hy vọng những phân tích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các ngành dịch vụ tài chính!

Từ khóa » Fi Là Gì Trong Ngân Hàng