Dịch Vụ Trò Chơi điện Tử G1, G2, G3, G4 Là Gì?
Hiện nay trên mạng Internet có nhiều trò chơi điện tử khác nhau, và đôi khi người chơi không phân biệt được đâu là game hợp pháp, đâu là game không hợp pháp. Thực tế, “game hợp pháp” là các trò chơi điện tử đã được phê duyệt nội dung, kịch bản và được cung cấp bởi các doanh nghiệp đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4. Danh sách các doanh nghiệp và trò chơi điện tử được cấp giấy phép đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ TT&TT tại đường dẫn https://dvc.mic.gov.vn.
Ngoài ra, trên Cổng thông tin điện tử của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ TT&TT tại địa chỉ abei.gov.vn, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tra cứu thông tin về 369 trò chơi điện tử G1 đã được phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 trên mạng và gần 60 doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.
Cách phân loại trò chơi điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Theo quy định này, trò chơi điện tử có 02 cách phân loại như sau:
Cách thứ nhất: Theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo kí tự G1, G2, G3 và G4, trong đó:
- G1: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
- G2: là trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
- G3: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
- G4: là trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp - gọi tắt là trò chơi G4.
Cách thứ hai: Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, thể loại “game đánh bạc” không được pháp luật thừa nhận, theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và 249 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 1 xác định: “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội đánh bạc được quy định: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hay hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Bộ luật Hình sự, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử phạm tội; Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Từ khóa » G2 G1 Là Gì
-
Giấy Phép Game G1, G2, G3, G4 Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Giấy Phép Game G1, G2 Là Gì?
-
G1, G2 Bản Quyền Trò Chơi Là Gì?
-
Sự Khác Biệt Giữa Pha G1 Và G2 Của Chu Kỳ Tế Bào - Strephonsays
-
Lọc Thô Cấp Độ G1, G2, G3, G4 Là Gì?
-
Sự Khác Biệt Giữa Giai đoạn G1 Và G2 Của Chu Kỳ Tế Bào - Sawakinome
-
Toronto - Những điều Cần Biết Thi Bằng Lái G1, G2, G - OCES Group
-
Giấy Phép Game G2 Là Gì? - Quy định Mới Nhất - Luật Sư X
-
Mọi Người Cho E Hoi Là #G2 #canon Là Chức Gì, đã Phải Staff Chưa ạ ...
-
Những điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Bông Lọc Bụi G4 So Với G1 ...