Dịch Vụ Tư Vấn Chứng Nhận ISO 22000:2018 | Chất Lượng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nhờ áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm đã nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện môi trường làm việc.
Việc áp dụng ISO 22000 trong chế biến thực phẩm được coi như là một giải pháp sản xuất thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tiêu dùng trong nước.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích tất cả những điều bạn cần biết về chứng nhận ISO 22000 là gì cũng như quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000 như thế nào cho hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của một doanh nghiệp. Tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế; kinh tế hội nhập toàn cầu.
Tên đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 22000 là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain có nghĩa là “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm”.
ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý của 2 tiêu chuẩn “HACCP” kết hợp với các yêu cầu của “ISO 9001” được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và cung ứng.
Chứng nhận ISO 22000 giúp bạn chứng minh chuỗi sản xuất của mình được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến thành phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Những doanh nghiệp nào cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
Thực tế cho thấy rằng: Tiêu chuẩn này hiệu quả trong việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ISO 22000 đưa ra các yêu cầu chung áp dụng phổ biến cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi thực phẩm. Sẽ bao gồm những đơn vị hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp, không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp. Điều này nhằm tăng cường mức độ an toàn cho sản phẩm.
ISO 22000 được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi thực phẩm
ISO 22000 có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau:
Trong thực tế, chúng ta sẽ thường thấy ISO 22000 có thể được áp dụng chủ yếu từ các nguồn dưới đây:
- Đơn vị sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Đơn vị sản xuất, chế biến gia vị
- Đơn vị chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
- Đơn vị sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè,..
- Hệ thống siêu thị, đại lý, bán lẻ
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Đơn vị sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Các trang trại trồng trọt và chăn nuôi
- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
Xem thêm: Doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu gì của ISO 22000?
Vì sao doanh nghiệp cần phải có chứng nhận ISO 22000?
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, nhất là ở những khu vực như đô thị hay thành phố lớn, tình trạng thực phẩm không an toàn có thể đoe dạo trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Các hóa chất độc hại, điển hình như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kháng sinh, thuốc chất tăng trọng khi còn dư lại trong thịt, cá nếu tiêu thụ phải sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ. tủy sống,… của con người. Đây chính là tiền đề cho nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư, suy giảm trí nhớ, thoái hóa xương khớp,…
Chính vì vậy, Luật an toàn thực phẩm ra đời cùng Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã đưa ra các quy định chi tiết để hạn chế vấn đề gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận như là bằng chứng chứng minh rằng đơn vị doanh nghiệp bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP tại:
Điều 12: Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nếu đơn vị doanh nghiệp bạn đã được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 thì doanh nghiệp bạn sẽ không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, doanh nghiệp khi đã có chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 sẽ có rất nhiều thuận lợi.
Lợi ích từ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
Những lợi ích sau đây sẽ giải thích vì sau bạn nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
#1. Tiêu chuẩn hóa toàn bộ chuỗi sản xuất, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 22000 giúp doanh nghiệp đáp ứng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của khách hàng, có khả năng cung cấp chuỗi sản phẩm an toàn. Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
#2. ISO 22000 có thể thay thế các tiêu chuẩn ATTP khác :GMP, BRC,… Nếu sản phẩm của bạn đạt chứng nhận ISO 22000, ở một số trường hợp bạn sẽ không cần phải áp dụng các loại tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác. Thuận tiện trong việc tích hợp giữa ISO 22000 với các hệ thống quản lý chất lượng khác ISO 9001, HACCP, ISO/IEC 17025, ISO 14000.
#3. Giảm thiểu và loại bỏ các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể kiểm soát được các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa sai sót các sản phẩm không đạt chất lượng, tiết kiệm chi phí thông qua tiêu chuẩn ISO 22000. Đánh giá được toàn bộ quá trình sản xuất, nếu có vấn đề/lỗi xảy ra ở khâu nào, bạn sẽ dễ dàng khắc phục hơn.
#4. Tăng cường uy tín, thương hiệu. Giấy chứng nhận ISO 22000 giúp gia tăng giá trị sản phẩm, thiết lập niềm tin với khách hàng và đối tác, duy trì danh tiếng cho thương hiệu. Bên cạnh đó, đây sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.
Dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000 cho các doanh nghiệp
Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000 được thực hiện một cách khoa học, logic giúp doanh nghiệp nắm rõ các thủ tục cần phải thực hiện để đạt được chứng nhận ISO 22000.
Dưới đây là 7 bước tư vấn ISO 22000:2018 tại Chất lượng Việt:
Bước 1: Khai thác thông tin ban đầu
Đầu tiên, bạn cần đăng ký chứng nhận ISO 22000, và cung cấp một số thông tin cơ bản:
- Bạn muốn đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 cho bao nhiêu sản phẩm?
- Diện tích nhà máy, quy mô, nhân sự,…
Sau khi có đầy đủ thông tin phạm vi áp dụng, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ
Thành lập đoàn chuyên gia thực hiện các cuộc khảo sát đến đánh giá sơ bộ về tình hình thực tế đang áp dụng ISO 22000 cụ thể như thế nào về máy móc thiết bị, nhà máy sản xuất, nguyên liệu đầu vào,… để hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng, xây dựng hệ thống tài liệu, quy trình áp dụng cho phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 3: Đào tạo và hướng dẫn áp dụng
Sau khi đã khảo sát thực tế tại doanh nghiệp:
- Chất Lượng Việt sẽ tổ chức khóa đào tạo nhận thức cho nhân viên của doanh nghiệp, đảm bảo nhân sự hiểu rỏ về các quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
- Hướng dẫn viết quy trình, soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, phục vụ các hoạt động sau này của doanh nghiệp.
- Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu. Thực hiện phân phối tất cả tài liệu đến các bộ phận phòng ban, đảm bảo thực hiện đúng quy định, biểu mẫu đã cập nhật trong hệ thống tài liệu.
- Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu, sẽ tổ chức khóa đào tạo đánh giá viên nội bộ, để hướng dẫn triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống.
- Sau khi tham gia đào tạo, các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp giúp duy trì hệ thống cho đơn vị của mình.
Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ
Chuyên gia Chất Lượng Việt kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để thực hiện đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo dõi để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá.
Bước 5: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018
Tổ chức chứng nhận (Bên thứ 3) sẽ cử đoàn chuyên gia xuống tổ chức để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và duy trì hệ thống
Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận ISO 22000. Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 22000.
Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
- Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp)
- Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
- Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Giấy chứng nhận ISO 22000 bị thu hồi trong trường hợp nào?
Sau khi đạt chứng nhận ISO 22000 cho thực phẩm, doanh nghiệp bạn bắt buộc phải duy trì áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn để giấy chứng nhận duy trì hiệu lực. Trường hợp doanh nghiệp không áp dụng hoặc vận hành hệ thống không theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ không còn giá trị và Tổ chức chứng nhận sẽ thu hồi giấy chứng nhận.
Có không ít doanh nghiệp sau khi đạt chứng chỉ nhưng không duy trì việc áp dụng hệ thống dẫn tới sự trì trệ hoặc vận hành sai trong quá trình hoạt động cũng như bị thu hồi và giấy chứng nhận cũng sẽ mất đi hiệu lực của nó.
Chi phí tư vấn chứng nhận ISO 22000
Thực tế, chi phí chứng nhận ISO 22000 cho mỗi đơn vị doanh nghiệp là khác nhau. Một số yếu tố chủ yếu liên quan đến việc tính chi phí ISO 22000 như sau:
Quy mô và phạm vi của doanh nghiệp:
- Quy mô về nhân sự, phòng ban là bao nhiêu? Đây là căn cứ để tổ chức chứng nhận xác định Manday (ngày làm việc). Và đồng thời cũng là số lượng nhân sự tham gia đánh giá.
- Phạm vi về địa điểm của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có những địa điểm hoạt động kinh doanh nào? Địa điểm sản xuất có khác với địa điểm trụ sở? Các thông tin này sẽ liên quan nhiều tới chi phí đi lại; ăn ở của chuyên gia.
Ví dụ: Chi phí đi lại 02 địa điểm hay 01; Tại 02 tỉnh khác nhau hay cùng tỉnh.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào: sự phức tạp trong quy trình sản xuất và sản phẩm. Đây cũng là 01 yếu tố có thể tổ chức chứng nhận sẽ cân nhắc chi phí. Vì nó sẽ mất nhiều thời gian và cần phải có những chuyên gia kỹ thuật đi theo.
Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, số lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí xây dựng áp dụng và chi phí nhân sự tham gia cũng như chi phí đăng ký, chi phí thử nghiệm,… mà mức chi phí cũng có sự thay đổi.
Đăng ký ngay chứng nhận ISO 22000 để chứng minh khả năng cung cấp thực phẩm an toàn và có được lòng tin của khách hàng cũng như tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên thị trường. Mọi thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000, cũng như để xác định cụ thể chi phí chứng nhận là bao nhiêu, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0901.981.789 để được hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Chứng Nhận Iso 22000 Là Gì
-
ISO 22000 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
-
Cấp Chứng Nhận ISO 22000:2018 - Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - 12 Nội Dung Chi Tiết - ATTP - Isocert
-
Chứng Nhận ISO 22000 Là Gì? - Isocert
-
ISO 22000 Là Gì? Các Yêu Cầu Và Lợi ích Khi Chứng Nhận ISO 22000 ...
-
Chứng Nhận ISO 22000 - An Toàn Thực Phẩm, Uy Tín 2022
-
ISO 22000 Là Gì? Chứng Nhận Iso 22000, Chứng Chỉ Iso ... - VietPAT
-
Chứng Nhận ISO 22000:2018 - Công Nhận Quốc Tế - KNA Cert
-
TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?
-
Tìm Hiều Về Tiêu Chuẩn ISO 22000 - G-GLOBAL
-
Chứng Nhận ISO 22000:2018 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
-
Chứng Nhận ISO 22000 - VietCert
-
Giấy Chứng Nhận ISO 22000 Là Gì ? Có Thay Thế được Giấy Phép ...