Điểm đặc Sắc Trong Cách Rèn Luyện 4 Kỹ Năng Của SGK Tiếng Việt ...

Thời lượng học 350 tiết

Theo ông Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Tiếng Việt; Ngữ văn thuộc bộ sách Cánh Diều, chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 2 cho biết: “Thời lượng học trong 350 tiết một năm học tức là 10 tiết trong 1 tuần. Toàn bộ hai cuốn sách Tiếng Việt có 31 bài học chính, mỗi bài học chính phục vụ cho một chủ điểm nhỏ”.

Cụ thể: Ví dụ bài 3: Học chủ điểm nhỏ là bạn bè của em, bài 4 chủ điểm em yêu bạn bè. Cứ hai bài thì phục vụ cho chủ điểm lớn. Ví dụ cả bài 3 và bài 4 phục vụ cho chủ điểm bạn bè.

Bên cạnh 31 bài học chính có 4 bài ôn tập giữa học kỳ và cuối học kỳ, cuối năm học. Các bài học này được học theo chủ đề. Chủ đề thứ nhất "Em là búp măng non" – là chủ đề thiếu nhi. Chủ đề thứ 2 "Em đi học" – chủ đề nhà trường; "Em ở nhà" – chủ đề gia đình; chủ đề thứ 4 – "Em yêu thiên nhiên"; chủ đề thứ 5 - "Em yêu tổ quốc Việt Nam"...

Nhấn mạnh về cách rèn luyện 4 kỹ năng đọc – viết – nghe – nói của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 của bộ sách Cánh Diều, Giáo sư Thuyết cho biết, mỗi một bài sẽ có hai bài học (bài đọc), riêng bài ôn tập có ba bài đọc. Bên cạnh đó, cứ 2 tuần một lần học sinh được bố trí 2 tiết tự đọc sách/báo.

“Tức là các em tự mang sách báo ở nhà đến đọc. Tất nhiên, nếu các em không mang sách báo đến trong sách giáo khoa đã cũng cấp sẵn một bài để cho học sinh nào không có sách báo có thể đọc”, GS Thuyết nói.

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 - bộ sách Cánh Diều.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 - bộ sách Cánh Diều.

Bên cạnh đó, các bài đọc như mục lục sách, thời khóa biểu, thời khóa biểu, dạy sách học sinh... chuyển sang tiết tự đọc sách báo, tiết nói và nghe để hỗ trợ cho học sinh các kỹ năng như: Đọc – viết – nói – nghe.

Đối với việc khai thác bài đọc, mỗi bài đọc trong sách sẽ được khai thác theo hai dạng câu hỏi, thứ nhất là các dạng câu hỏi đọc hiểu, giúp cho học sinh hiểu được nội dung của bài đọc.

Thứ 2 bài luyện tập có hai bài luyện tập ứng dụng, giúp cho học sinh khai thác, ứng dụng văn học trong bài đọc.

Một kỹ năng khác đó là rèn luyện viết cho học sinh. Thứ nhất là những bài chính tả và tập viết. Bài chính tả có 2 loại đó là chính tả đoạn bài – tức là học sinh được nghe viết hoặc là nhìn viết (chép một đoạn văn nào đó).

Thứ 2 là chính tả âm vần, đây là loại chính tả giúp học sinh nắm chắc được các quy tắc khi nào viết vần C; khi nào viết vần K.... từ đó giúp cho học sinh khắc phục các lỗi viết lẫn: N; M; an – am.

Đối với bài tập viết đoạn văn – cụ thể trong chương trình học sinh sẽ được viết câu theo mẫu và viết câu thể hiện các nghi thức lời nói.

Loại thứ 2 là viết đoạn văn kể lại chuyện các em đã được tham gia, đã được học.

Loại bài tập viết thứ 3 góc sáng tạo là nơi học sinh được khơi, gợi những ý tưởng sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh vận dụng những kỹ năng như: các em có thể vẽ kết hợp với viết bằng việc làm bưu thiếp... hoặc các em có thể làm các đồ thủ công khác ví dụ như: gấp 1 con chim và viết lên thân con chim đó những thông điệp...

Chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe - nói

Theo Giáo sư Thuyết, các kỹ năng nghe và nói của học sinh được rèn luyện qua 5 dạng bài tập. Thứ nhất là kể chuyện em đã học. Ví dụ: các em đã học một bài tập đọc rồi bây giờ các em kể lại câu chuyện đó.

Thứ 2: Kể chuyện được nghe thầy cô kể: giáo viên kể và học sinh sẽ kể lại theo gợi ý hoặc theo tranh.

Thứ 3 là: Kể chuyện mà các em được chứng kiến, tham gia: kể một việc làm tốt; các em thể hiện tình cảm yêu thương ông bà .

Thứ 4: Học sinh nghe và nêu lại nội dung chính hay một vài nhận xét về bản tin dự báo thời tiết của địa phương hoặc về một bài hát nào đó.

“Tức là học sinh phải nghe được bài hát và phát biểu nội dung của bài hát đấy. Học sinh cũng cần được nghe bản tin dự báo thời tiết rất là vắn tắt của một địa phương, ở địa phương nào thì lấy bản tín địa phương đó để cho các em nói lại hôm nay nóng hay lạnh; có mưa hay nắng... các hiện tượng bất thường như thế nào?”, ông Thuyết giải thích.

Và kiểu bài tập cuối cùng là bài tập kỹ năng nghe nói cho học sinh đó là quan sát một đồ vật có thể là đồ dùng học tập, có thể là đồ chơi của các em, thế thì đây là một trong những yêu cầu của chương trình luyện nghe và luyện nói trong học sinh.

Học sinh được hướng dẫn tự đánh giá

Đó là điểm đặc biệt được Tổng chủ biên sách Tiếng Việt lớp 2 nhấn mạnh.

Trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 2 có phần rất mới là hướng dẫn học sinh tự đánh giá. Cụ thể: Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, cứ 2 bài lớn kết thúc học sinh sẽ có phần tự đánh giá. Theo đó, sách giáo khoa đã cho một cái bảng đánh giá, liệt kê theo hai cột với 2 nội dung: 1 cột là Em đã biết những gì và 1 cột là Em đã làm được những gì?

Theo đó, học sinh sẽ được hướng dẫn về nhà hay là ngay tại lớp các em đánh dấu tích vào những dòng chữ, không đánh dấu ở sách giáo khoa nhưng sẽ có vở bài tập đánh dấu 2 cột để cho các em đánh dấu tích vào hoặc là các em có thể viết vào trong vở ô li và đánh dấu tích vào những điểm mà mình đã làm được.

Từ khóa » Học Tiếng Việt Lớp 2 Sách Cánh Diều