Điểm Danh 7 Loại Rau Thơm ăn Phở “thổi Hồn” Cho Món ăn - Foodeli

Mỗi vùng miền lại có rất nhiều loại rau thơm ăn phở đa dạng, khác biệt. Hãy cùng Foodeli tìm hiểu 7 loại rau ăn phở thông dụng nhất dưới đây nhé.

1. Hành hoa – Loại rau thơm ăn kèm phở phổ biến nhất

Bát phở đúng điệu phải có hành hoa

Hành hoa hay hành lá, là loại rau thơm ăn phở thông dụng nhất. Hành hoa là rau thơm ăn phở gà hoặc phở bò đều rất hợp. Ngoài phở, hành hoa còn được dùng rất thông dụng trong các món canh, bún, miến của Việt Nam. Hành hoa là thứ rau gia vị có vị hăng, ngọt, tính ấm, giúp át đi các mùi gây của thịt để giúp dậy mùi thơm của món canh. Hành hoa cũng có tác dụng trị đầy hơi, khó tiêu, chữa cảm.

2. Rau mùi – Rau thơm không thể thiếu khi nấu nước dùng phở

Nấu phở cần rau gì? Đáp án chắc chắn không thể thiếu rau mùi. Rau mùi hay còn được gọi là ngò rí, là loại rau dùng được cả thân và rễ để nấu phở. Phần lá và cọng rau được thái nhỏ, bày lên trên bát phở để trang trí. Phần rễ được rửa sạch, dùng để tạo mùi thơm khi nấu nước dùng.

Rau mùi thường ăn kèm cùng phở gà

Rau mùi có mùi thơm nhẹ, dễ ăn, dễ kết hợp. Ngoài bún phở, rau mùi còn được sử dụng trong rất nhiều các món ăn Việt khác như bánh mì, nộm, nem rán hay các món xào.

3.  Rau mùi tàu – Nguyên liệu rau sống ăn phở

Rau mùi tàu, hay còn gọi là ngò gai trong tiếng miền Nam. Mùi tàu thường được dùng làm rau ăn sống, hoặc nấu kèm các món canh măng hay xương hầm. Khi ăn phở, mùi tàu không được cho trực tiếp vào bát mà được để trong bát rau sống ăn kèm bên ngoài.

Đĩa rau thơm ăn phở gồm mùi tàu, húng quế, giá đỗ

4.  Hành tây – Đặc trưng phở miền Nam

Hành tây  thường được phục vụ cùng bát phở bò nấu theo phong cách miền Nam. Hành tây bổ đôi, thái lát mỏng, rắc lên bát phở bò phục vụ thực khách. Loại rau thơm này có vị hăng, giòn, ngọt, giúp dậy mùi nước dùng, tăng vị đậm đà, thơm ngon cho bát phở. Hành tây cũng là một loại rau thơm hỗ trợ tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi, thích hợp ăn cùng các món có nguyên liệu thịt bò. 

Phở miền Nam ăn kèm với hành tây

5. Rau hẹ – Linh hồn của phở Thìn

Bát phở Thìn số 13 Lò Đúc không chỉ có hành hoa mà còn có một vài cọng rau hẹ trong bát phở. Chính loại rau này đã tạo nên hương vị độc đáo, lạ miệng của phở Thìn trứ danh Hà Nội. Rau hẹ có hương vị gần giống hành hoa, tuy nhiên hăng hơn, chua hơn. Loại rau này giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và nấm gây hại cho hệ tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, kích thích tiêu hóa đường ruột. 

Bát phở Thìn có hương vị đặc biệt nhờ rau hẹ

6. Giá đậu xanh – Hai kiểu chế biến ở hai miền Tổ quốc

Giá là loại rau sống ăn kèm phở ở miền Bắc. Tuy nhiên, ở miền Nam, giá ăn phở được chần tới gần chín, rồi bày lên trên bát phở, hoặc bày ra một đĩa ăn kèm bên ngoài. Giá là loại rau có vị ngọt, giòn, tính mát, tạo hương vị ngọt và thanh cho món phở. Đây cũng là loại ra giải nhiệt tốt cho mùa hè.

7. Húng quế – Rau sống ăn kèm phở

Giống như mùi tàu, húng quế, hoặc húng chó, là rau sống ăn kèm phở chứ không được cho trực tiếp vào bát. Húng quế có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, giúp làm dậy mùi thơm cho món phở. 

Ngoài 7 loại rau thơm ăn phở thường thấy trên, có nơi còn phục vụ các loại rau sống khác như húng lủi, tía tô, xà lách, kinh giới… Foodeli giới thiệu tới bạn, hi vọng bạn tìm được loại rau thơm ăn phở phù hợp với khẩu vị của bản thân mình. 

Từ khóa » đặc điểm Rễ Rau Mùi