Điểm Danh Các Phương Thức Truyền Âm Thanh Không Dây Phổ Biến

Có nhiều dạng truyền âm thanh không dây và đa số mọi người cũng chỉ biết đến Bluetooth. Tuy nhiên chất lượng truyền tải âm thanh khi sử dụng Bluetooth thường khá kém và không bằng so với cắm dây. Nhưng với WiFi thì vấn đề chất lượng âm thanh đã được giải quyết và khả năng kết nối ổn định rất nhiều. Dưới đây là một số dạng phát nhạc không dây thông qua WiFi phổ biến hiện nay!

truyen-am-thanh-khong-day

1. UPnP/DLNA

Đây có lẽ là dạng phát nhạc không dây thông dụng nhất sử dụng trong các dàn âm thanh HiFi hiện nay. Để miêu tả một cách đơn giản thì đây là một phương thức truyền tải 3 điểm có thể chất lượng Hi-Res 24bit/192kHz hay DSD hoàn toàn lossless. Tương tự như việc bạn sử dụng các USB DAC qua USB nhưng kết nối không dây. Thậm chí so với USB còn giảm bớt được khá nhiều nhiễu xung từ nguồn phát.

truyen-am-thanh-khong-day

DLNA không chỉ đơn giản là truyền nhạc mà còn truyền hình ảnh và video. Bạn có thể tìm thấy DLNA hay UPnP trên đa số các thiết bị có khả năng stream nhạc qua mạng.

Cơ cấu của UPnP/DLNA

Media Server <-> Remote (control point) <-> Media Renderer Nơi chứa nhạc <-> Điều khiển <-> Thiết bị giải mã​

truyen-am-thanh-khong-day

Nếu trong cùng hệ thống mạng thì bạn chỉ cần Server có cổng mạng và sử dụng phần mềm hỗ trợ giao thức UPnP cùng với một thiết bị giải mã có hỗ trợ UPnP/DLNA là có thể sử dụng đơn giản. Một điểm control point có thể quản lý được cùng lúc nhiều server và renderer. Điểm cộng khác, UPnP/DLNA là phương thức miễn phí. 

2. Roon RAAT

truyen-am-thanh-khong-day

Đây là một phương thức cũng có nhiều nét tương đồng với UPnP/DLNA. Bởi vì thực tế Roon RAAT được xây dựng trên nền tảng truyền dẫn OpenHome (Linn) có rất nhiều điểm tương đồng với UPnP. Chỉ khác một vài điểm điều khiển ở Control Point và Renderer.

Roon RAAT là phương thức độc quyền của phần mềm Roon. Hiện đang sử dụng nhiều trong giới high-end Audiophile với khả năng quản lý Roon và quản lý nhiều thiết bị thông minh. Tuy nhiên Roon RAAT là giao thức của riêng Roon. Nếu người dùng muốn sử dụng phải mua phần mềm Roon cùng một thiết bị renderer có hỗ trợ Roon RAAT (Roon Ready)

3. AOIP (Audio over IP)

Đây là một phương thức truyền tải âm thanh không dây được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị Pro-Audio. Tập trung chủ yếu vào khả năng truyền tải âm thanh chất lượng cao với độ trễ thấp và truyền được nhiều kênh âm thanh cùng lúc. Hiện tại AOIP vẫn được sử dụng tên gọi khác là AES 67 với nhiều phương thức của các hãng khác nhau như RedNet (Focusrite), Dante (Audinate), Ravenna (Merging)…

4. AirPlay/ AirPlay 2

truyen-am-thanh-khong-day

Đây là một phương thức truyền tải độc quyền của Apple. Với AirPlay 2, bạn có thêm khả năng phát multi-room quản lý được nhiều thiết bị. Tuy nhiên giới hạn của AirPlay 2 đó là khả năng stream nhạc chỉ giới hạn được ở 16bit/44.1 KHz. Điểm này thua nhiều so với những phương thức ở trên. Để sử dụng tiêu chuẩn này, bạn chỉ cần sử dụng các thiết bị iPhone, iPad và Mac với những thiết bị renderer có ghi là hỗ trợ AirPlay là được

5. Spotify Connect

Spotify Connect cũng là một phương thức truyền tải không dây độc quyền của Spotify với người dùng Spotify Premium. Một điểm thú vị của Spotify Connect đó là thiết bị renderer như loa không dây, streamer sẽ giải mã nhạc trực tiếp từ server của Spotify chứ không phải thông qua điện thoại, điện thoại chỉ điều khiển việc chọn ca khúc, playlist gửi yêu cầu đến renderer. Điều này giúp các bạn có thể thoải mái thực hiện các thao tác khác trên thiết bị điện thoại hay máy tính mà không cần lo lắng đến âm thanh khác làm ảnh hưởng đến nhạc. Chất lượng nhạc khi sử dụng Spotify Connect cũng cao hơn nhiều so với Bluetooth và điều khiển rất đơn giản

6. Chromecast

Hơn hai đối thủ khác đó là Apple AirPlay 2 và Spotify Connect, Google Chromecast có thể stream nhạc lên đến chất lượng lên đến 24 bit/96kHz và tương thích với nhiều phần mềm hỗ trợ DLNA. Tên gọi Chromecast đến từ cụm Dongle có thể truyền hình ảnh, video, website và âm thanh không dây đến TV của bạn. Và cũng tương tự như Spotify Connect các nội dung phát của bạn không phải đến từ điện thoại mà đến từ trực tiếp trên mạng vì thế nên chất lượng và băng thông tốt hơn. Đồng thời Chromecast cũng có khả năng quản lý nhiều thiết bị, multi-room tốt hơn AirPlay 2. Để sử dụng các bạn chỉ cần tìm các sản phẩm có dòng chữ Chromecast Built-in cùng với các phần mềm có hỗ trợ Chromecast.

7. Play-Fi

Một phương thức truyền tải được DTS xây dựng nhằm mục đích điều khiển multi-room và phát nhạc chất lượng cao. Ngoài chuyện truyền tải chất lượng cao các bạn cũng có thể setup âm thanh surround hoàn toàn không dây. Một vấn đề với DTS Play-Fi đó là số lượng sản phẩm hỗ trợ vẫn tương đối thấp hơn so với các tiêu chuẩn khác cùng với một số vấn đề về độ trễ latency.

8. Các kết nối Multi-room như Sonos, Denon HEOS

Các kết nối đa số đều sử dụng trên nền tảng UPnP sau đó viết lại để phù hợp với mục đích tiện lợi hơn cho người dùng cùng với khả năng ghép các nhóm loa với nhau, quản lý đơn giản hơn những phương thức truyền thống. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý có nhiều loa multi-room cũng sử dụng các phương thức có sẵn như Chrome-cast hay AirPlay 2.

Kết

Tuy sử dụng không dây khá tiện lợi, nhưng một số người dùng vẫn phải cắm dây. Lý do khá đơn giản là vì băng thông và độ nhiễu. Đối với việc truyền tải không dây hay có dây thì gói dữ liệu vẫn giống nhau. Chỉ khác nhau ở độ trễ với băng thông. Ngoài ra ở các thiết bị High-end, việc sử dụng WiFi là một điều mà nhiều người quan ngại khi có một thiết bị thu phát sóng WiFi trực tiếp trong các thiết bị giải mã tạo nên xung nhiễu cho sóng tín hiệu RFI nên rất nhiều người vẫn sử dụng cắm dây LAN

Xem Thêm Các Sản Phẩm Của 3kShop!

Từ khóa » Kết Nối âm Thanh Không Dây