Điểm Danh Mặt Hàng Công Nghiệp Xuất Khẩu Chủ Lực Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung cả cả nước.
Trong 7 tháng đầu năm 2021 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%), trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 29,4 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD, tăng 16,5%.
Trong đó, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4%; hàng dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giày dép đạt 12,1 tỷ USD, tăng 27,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 48,5%...
Trong tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 23,15 tỷ USD, chỉ tăng 0,9% so với tháng 6/2021 và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 27,9% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 159,12 tỷ USD, chiếm 85,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đà tăng trưởng này đến từ hầu hết các mặt hàng chủ chốt của nhóm như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 55,4%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 53,7%... Xuất khẩu hàng dệt may và giày dép tiếp tục duy trì đà phục hồi trở lại với mức tăng trưởng hơn hai con số: hàng dệt và may mặc tăng 14,1%; giày dép các loại tăng 27,7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62,8% so với 7 tháng năm 2020.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,1%/ năm.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung cả cả nước. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và vượt dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện và mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện), đạt 17,10 tỷ USD, tăng 64,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Với tốc độ tăng trưởng mạnh, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, đến năm 2020 chiếm 9,6% và trong 6 tháng đầu năm 2021, con số này tăng lên 10,8%.
Tăng trưởng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung của mặt hàng này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh nghiệp vốn 100% trong nước đã đóng góp ngày càng nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, đặc biệt là trong giai đoạn trước đại dịch Covid-19.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của doanh nghiệp vốn 100% trong nước đều đạt mức 2 con số và cao hơn so với doanh nghiệp FDI: năm 2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của doanh nghiệp trong nước tăng 39,7% so với năm 2018, năm 2018 tăng 36,9%, năm 2017 tăng 31,8% (con số này của doanh nghiệp FDI lần lượt là 8,3%, 25,5% và 27,2%).
Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, do là những doanh quy mô nhỏ nên dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều hơn đến doanh nghiệp trong nước. Kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của doanh nghiệp trong nước trong năm 2020 tăng 33,1% so với năm 2019 thấp hơn mức tăng 51,1% của doanh nghiệp FDI; đáng chú ý, nửa đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của doanh nghiệp trong nước giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020 trong khi đó doanh nghiệp FDI tăng mạnh 78,1%.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp trong nước đã tăng từ 10,2% trong năm 2016, lên 14,2% trong năm 2019, trong năm 2020 giảm xuống 12,7% và trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm xuống 7,8%.
Về thị trường xuất khẩu
Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhìn chung xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Trong số các thị trường lớn kể trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng; thị trường EU và Hàn Quốc tương đối ổn định; còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông có xu hướng giảm.
Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2020; đáng chú ý, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Mỹ trong năm 2020 vẫn tăng mạnh ở mức 3 con số, đạt 12,21 tỷ USD, tăng 141,5% so với năm 2019. Tính chung trong giai đoạn 2016 – 2020, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Mỹ tăng bình quân 54,8%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tiếp tục tăng mạnh, đạt 7,73 tỷ USD, tăng 105,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ tăng từ 21,0% trong năm 2016 lên 44,9% trong năm 2020 và trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 45,2%.
EU: Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường EU cũng liên tục tăng trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 26,2%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang EU dao động nhẹ: năm 2016 chiếm 11,5%, đến năm 2019 tăng lên 13,7%, năm 2020 giảm xuống còn 12,1%, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường này tăng mạnh nên tỷ trọng cũng tăng lên 14,0%.
Hà Lan, Đức, Ba Lan, Italy là những thị trường thuộc EU nhập khẩu nhiều nhất máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường trên trong giai đoạn 2016 – 2020 đều tăng ở mức 2 con số. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Đức tăng mạnh và vượt điện thoại trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này, đạt 620,60 triệu USD, tăng 106,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Hàn Quốc: Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2016 – 2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng ở mức 2 con số, với tăng trưởng bình quân đạt 28,2%/ năm.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc tương đối ổn định trong những năm qua: năm 2016 - 2018, chiếm 7,5%; năm 2019 tăng lên 8,9%, nhưng lại giảm về mức 7,5% trong năm 2020. - Thị trường Ấn Độ: Trong giai đoạn 2016 –2020, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường Ấn Độ biến động liên tục.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 166,3%/năm, đưa thị trường này lên vị trí thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam (sau Mỹ, EU và Nhật Bản). Trong 2 năm gần đây, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sang Ấn Độ đều giảm (năm 2019 giảm 55,3% so với năm 2018, năm 2020 giảm 43,6%).
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Ấn Độ đạt mức cao nhất trong năm 2018 khi chiếm 10,3%, nhưng đã giảm mạnh xuống mức 1,6% trong năm 2020. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường Ấn Độ tăng trở lại, đạt 289,60 triệu USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị trường Hồng Kông: Cũng giống như thị trường Ấn Độ, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Hồng Kông trong giai đoạn 2016 – 2020 biến động liên tục. Năm 2017 và năm 2018, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường này đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Nhưng 2 năm gần đây, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Hồng Kông đều giảm, với kim ngạch trong năm 2020 đạt 658,81 triệu USD, giảm 11,4% so với năm 2019. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Hồng Kông giảm từ 8,0% trong năm 2017, xuống còn 2,4% trong năm 2020.
Từ khóa » Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Việt Nam
-
Năm 2021 Tổng Kim Ngạch Xuất, Nhập Khẩu Hàng Hóa đạt 668,5 Tỷ ...
-
Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Với Thị Trường Khu Vực Châu Á
-
Cơ Cấu Hàng Việt Nam Xuất Khẩu Sang Singapore Tương đối Bền Vững
-
Cơ Cấu Hàng Hoá Xuất, Nhập Khấu Của Việt Nam Giai đoạn 2008
-
Chuyển Dịch Cơ Cấu Xuất Khẩu Hàng Hóa Giai đoạn 2021-2030
-
Chuyển Dịch Cơ Cấu Hàng Hóa Xuất Khẩu ... - Tạp Chí Công Thương
-
Xuất Khẩu Nhiều Mặt Hàng Chủ Lực Chững Lại (10/04/2019 10:35)
-
Chuyển Dịch Cơ Cấu Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Thị ...
-
Đánh Giá Về Hoạt động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Năm 2020 Và 5 ...
-
Hoạt động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Có Sự Tăng Trưởng Ngoạn ...
-
Tổng Kim Ngạch Xuất, Nhập Khẩu Hàng Hóa Tăng Mạnh, Dấu Hiệu Sản ...
-
Xuất Khẩu Quý I/2022 Tăng 12,9% - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Chiến Lược Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam đến Năm 2030