Điểm Danh Ngay Các Cách Chữa Hôi Miệng đơn Giản Tại Nhà | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị hôi miệng?
Để chữa và phòng ngừa hôi miệng, việc hiểu rõ để hạn chế nguyên nhân và các yếu tố gây hôi miệng là vô cùng quan trọng. Vì thế, trước khi tìm hiểu, áp dụng những cách chữa hôi miệng đơn giản, cần tìm hiểu những nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu ở miệng.
Hôi miệng là tình trạng nhiều người gặp phải
Hầu hết mùi hôi miệng đều xuất phát từ sự giải phóng hợp chất sulfur dễ bay hơi trong khoang miệng, hình thành do thức ăn, vi khuẩn hoặc chính các dịch tiết khoang miệng và tiêu hóa. Những nguyên nhân khiến hợp chất sulfur bị giải phóng cũng là những nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng cần hạn chế tối đa:
1.1. Vi khuẩn
Hợp chất sulfur dễ bay hơi trong khoang miệng phần lớn do vi khuẩn kỵ khí phân giải protein gram âm gây ra. Chúng cư trú và phát triển trong các vùng ứ đọng của miệng, bề mặt lưỡi, túi nha chu, vùng kẽ giữa các răng hay sâu trong các răng bị thương.
1.2. Thực phẩm, thuốc uống hoặc thuốc lá
Nguyên nhân này rất đa dạng và khó kiểm soát, song có thể hạn chế đáng kể bằng các loại thực phẩm tiêu biểu như:
-
Thực phẩm chứa hàm lượng sulfur cao như: tỏi, hành,… khi tiêu hóa dễ giải phóng hơi chứa sulfur.
-
Thực phẩm chứa hàm lượng protein và đường cao như sữa, bánh kẹo khi phân hủy trong miệng sẽ giải phóng amino acid chứa nhiều hợp chất sulfur.
Hôi miệng có thể do các thực phẩm chứa hàm lượng sulfur cao
-
Thuốc lá, rượu bia làm tăng hàm lượng chất bay hơi trong hơi thở từ miệng và phổi, khiến tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Các loại thuốc điều trị chứa và gây giải phóng sulfur, gây độc tế bào như chloral hydrate, disulfiram, nitrate, dimethyl sulphoxide, phenothiazine,…
1.3. Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không kỹ, khiến vi khuẩn, vụn thức ăn còn thừa đọng trên lưỡi, các kẽ răng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, giải phóng khi sulfur và gây hôi miệng.
Lười uống nước, hút thuốc lá hoặc uống thuốc gây khô miệng khiến nước bọt được tiết ra ít hơn, làm sạch răng miệng kém hiệu quả hơn.
1.4. Bệnh lý răng miệng
Những người mắc bệnh nha chu và nướu thường bị hôi miệng do vi khuẩn phát triển trong dịch viêm như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh implant, áp xe miệng, viêm quanh chân răng,…
Bên cạnh đó, những người đang thực hiện chỉnh nha, sử dụng răng giả, khí cụ,… nhưng vệ sinh không tốt cũng khiến mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn bám vào gây ra mùi hôi miệng.
Hôi miệng có thể do bạn mắc bệnh lý răng miệng
1.5. Hội chứng mùi cá ươn
Đây là hội chứng di truyền hiếm gặp khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa được trimethylamine có trong thực phẩm có mùi tanh. Do đó, chất này tích tụ trong cơ thể và bài tiết ra ngoài khiến cơ thể có mùi như cá ươn.
Như vậy hầu hết nguyên nhân trên là có thể kiểm soát hoàn toàn và giảm bớt được, giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng hôi miệng.
2. Điểm danh những cách chữa hôi miệng đơn giản ngay tại nhà
Xác định nguyên nhân và kiểm soát là cách hiệu quả nhất để bạn loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Nếu nguyên nhân do bệnh lý răng miệng, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị bệnh. Nếu có viêm nhiễm thì cần điều trị loại bỏ đầu tiên như: sâu răng, mảng bám quanh răng, viêm quanh răng, cao răng,…
Dưới đây là những cách chữa hôi miệng đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn hạn chế nguyên nhân và từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng.
2.1. Điều trị và phòng ngừa bệnh lý răng miệng
Viêm nhiễm và bệnh lý nha chu cần khám, điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa, ngoài ra bạn nên thực hiện tốt các biện pháp sau để kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát.
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng sạch sẽ đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần là điều kiện vệ sinh răng miệng tối thiểu bạn cần thực hiện, ngoài ra có thể dùng tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch, loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế mùi hôi miệng
-
Đi khám nha sĩ và lấy cao răng: Đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý, can thiệp kịp thời ngăn ngừa bệnh tiến triển.
2.2. Khắc phục tình trạng khô miệng
Tình trạng khô miệng có thể là bẩm sinh hoặc do bệnh lý, thói quen không tốt, để khắc phục tình trạng này cần:
-
Uống nước nhiều và thường xuyên hơn: Hãy đảm bảo cơ thể được bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, nên chia nhỏ uống liên tục nhiều lần để hạn chế tình trạng khô miệng.
-
Không hút thuốc lá: Thành phần trong thuốc lá không chỉ gây ra mùi hôi miệng mà còn dẫn đến tình trạng khô miệng.
-
Hạn chế rượu bia và thực phẩm có cồn: Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây khô miệng, dẫn đến mùi hôi miệng đặc biệt sau khi uống từ 8 - 10 giờ.
-
Tập thói quen thở qua mũi: thở bằng miệng dễ gây khô miệng hơn, hãy tập thói quen này ngay từ hôm nay.
2.3. Hạn chế thực phẩm dễ gây ra mùi hôi miệng
Bao gồm các thực phẩm:
-
Giàu lactose như bơ, sữa,…
-
Giàu hợp chất sulfur như hành, tỏi,…
Nếu đang sử dụng thuốc chứa hợp chất sulfur gây mùi hôi miệng, hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng thay đổi thuốc điều trị.
2.4. Biện pháp khử mùi hôi miệng tại nhà
Có nhiều cách để bạn khử mùi hôi miệng nhanh chóng bằng các thực phẩm hoặc dược liệu dễ tìm thấy như:
-
Nước súc miệng khử mùi: Nhiều loại nước súc miệng trên thị trường có hương bạc hà hoặc mùi hương dễ chịu sẽ giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.
-
Uống trà xanh hoặc trà đen: Nước trà chứa hợp chất polyphenol giúp loại bỏ hợp chất sulfur và làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả.
-
Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su không chỉ giúp bạn tiết nhiều nước bọt hơn mà hương vị của kẹo cũng tạo hơi thở có mùi hương dễ chịu.
Nhai kẹo cao su giúp tiết nước bọt nhiều hơn, giảm mùi hôi miệng
-
Dùng lá ổi: Uống trà pha từ lá ổi hoặc đun làm nước súc miệng là cách chữa hôi miệng dân gian nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Cách chữa hôi miệng trên nếu kiên trì sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát, tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nến tình trạng hôi miệng kéo dài không cải thiện, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị triệt để.
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Các Kẽ Răng Bị Hôi
-
Hôi Miệng Nặng Dù Vệ Sinh Sạch Sẽ, Do đâu? | Vinmec
-
Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Chữa Trị Và Khắc Phục Sao?
-
Đã Chảy Máu Chân Răng Còn Hôi Miệng Là Bị Bệnh Gì? | Vinmec
-
Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Điều Trị Và Xử Lý Sao Hiệu Quả
-
Tại Sao Kẽ Răng Có Mùi Hôi Thối, Phải Làm Sao để Khắc Phục Nhanh ...
-
Làm Gì Khi Kẽ Răng Có Mùi Hôi? - THANH HƯƠNG TÁN
-
Sâu Răng Gây Hôi Miệng – Cách Giúp Hơi Thở Thơm Mát
-
Lý Do Hơi Thở Có Mùi Hôi Ngay Cả Sau Khi đánh Răng - Báo Lao động
-
Cách Chữa Hôi Miệng - Nha Khoa Minh Khai
-
Mách Bạn Cách Trị Hôi Miệng Sâu Răng Hiệu Quả | TCI Hospital
-
Hôi Miệng Sâu Răng Là Gì Và Những Vấn Đề Cơ Bản Cần Biết
-
Hôi Miệng Nặng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Tận Gốc
-
Đánh Răng Kỹ Nhưng Vẫn Bị Hôi Miệng Là Sao Thưa Bác Sĩ?