Điểm Danh Những Loại Thực Phẩm Giàu Kali Tốt Cho Sức Khỏe

Điểm danh những loại thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏeĐiểm danh những loại thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏeKali là một trong những chất khoáng thiết yếu đối với cơ thể con người. Kali có rất nhiều trong các nguồn thực phẩm tự nhiên. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về vai trò của kali đối với cơ thể và những loại thực phẩm giàu kali.

Nội dung:

  • 1. Vai trò của kali đối với sức khỏe và nhu cầu kali hàng ngày
  • 2. Những thực phẩm giàu kali
  • 1. Các loại rau củ giàu kali
  • 2. Trái cây là thực phẩm giàu kali thích hợp cho bữa ăn vặt
  • 3. Những thực phẩm giàu kali khác

1. Vai trò của kali đối với sức khỏe và nhu cầu kali hàng ngày

Kaili đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, là chất khoáng quan trọng thứ 3 đối với cơ thể. Kali là chất điện giải, tương tác với natri để giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải. Thiếu kali sẽ dẫn đến một số triệu chứng như đánh trống ngực, mất nước, đau đầu dữ dội.

Kali có sẵn trong các loại thực phẩm tự nhiên, do đó bạn chỉ cần bổ sung kali qua đường ăn uống là đủ. Nhu cầu kali được khuyến nghị cho mỗi lứa tuổi như sau:

Lứa tuổiNhu cầu kali

0 -> 6 tháng tuổi

40 mg/ngày

7 -> 12 tháng tuổi

860 mg/ngày

1-> 3 tuổi

2000 mg/ngày

4 -> 8 tuổi

2300 mg/ngày

9-> 13 tuổi

2500 mg/ngày; Nữ: 2300 mg/ngày

14 -> 18 tuổi

3000 mg/ngày; Nữ: 2600 mg/ngày

19 tuổi trở lên

Nam: 3400 mg/ngày; Nữ: 2600 mg/ngày

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

2800 - 2900 mg/ngày

Vận động viênCần nhiều kali và lượng kali cũng phụ thuộc vào mức độ hoạt động và khối lượng cơ

2. Những thực phẩm giàu kali

1. Các loại rau củ giàu kali

- Súp lơ xanh: Trong 100g súp lơ xanh có chứa tới 316mg kali. Đây cũng là loại rau có chứa nhiều vitamin B và chất xơ, rất tốt cho cơ thể.

thực phẩm giàu kali

Trong 100g súp lơ xanh có chứa tới 316mg kali. (Ảnh: Internet)

- Rau bina: Một khẩu phần rau bina tươi có thể đáp ứng được 5% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Khác với các loại thực phẩm khác, thường bị thất thoát kali khi nấu chín, thì rau bina nấu vừa chín tới làm tăng đáng kể lượng kali trong rau.

- Cải cầu vồng: Đây được coi là siêu thực phẩm giúp bổ sung kali. Chỉ 36g cải cầu vồng nấu chín có thể cung cấp tới 961mg kali, đáp ứng được 20% nhu cầu của cơ thể.

- Cà chua: Nửa cốc cà chua nghiền có khoảng 549mg kali. Cà chua là thực phẩm giàu kali rất dễ chế biến, bởi nó có thể ăn tươi, làm sinh tố, nấu cùng món khác, hoặc làm sốt.

  • Công dụng chữa bệnh của cà chua

  • Có nên ăn gan xào cà rốt không?

- Cà rốt: Trong 1 cốc nước ép cà rốt có chứa khoảng 500mg kali. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước ép cà rốt hàng ngày, trong thời gian dài, có thể dẫn đến thừa vitamin a, gây vàng da.

- Quả bí: Các loại quả họ bí là thực phẩm giàu kali và vitamin B, vitamin C. Trong 100g bí đao có chứa 6mg kali. Trong 100g bí ngồi có chứa 261mg kali. Đặc biệt, 100g bí ngô có chứa tới 340mg kali.

- Củ khoai: Củ khoai các loại vừa là thực phẩm giàu kali, vừa chứa nhiều mangan, vitamin A và vitamin B6, rất tốt cho sức khỏe. Trong 100g khoai lang có chứa 337mg kali. Trong một củ khoai tây cỡ vừa có chứa khoảng 900mg kali.

thực phẩm chứa nhiều kali

Củ khoai các loại vừa là thực phẩm giàu kali, vừa chứa nhiều mangan. (Ảnh: Internet)

- Củ cải đường: Chúng ta thường tiêu thụ phần củ mà không biết rằng, chính lá mới là phần giàu kali nhất. Một khẩu phần rau củ cải đường có chứa tới 664mg kali.

- Củ dền: Trong 170g củ dền có khoảng 518mg kali. Đây là loại rau khuyến khích dành cho những bệnh nhân huyết áp cao, bởi không chỉ là thực phẩm giàu kali, củ dền còn chứa nhiều nitrat. Khi vào cơ thể, nitrat sẽ biến đổi thành nitrit để hỗ trợ chức năng mạch máu.

2. Trái cây là thực phẩm giàu kali thích hợp cho bữa ăn vặt

- Chuối: Nhắc đến Kali là chúng ta nghĩ ngay đến chuối. Điều này không khó hiểu, bởi chuối là thực phẩm chứa nhiều kali, ngon miệng, phổ biến và rẻ tiền. Trong 100g chuối có chứa tới 358mg kali. Mỗi ngày ăn 1 quả chuối sẽ giúp bạn có sức khỏe vượt trội hơn.

  • Tham khảo thêm

    Có thể bạn chưa biết: Điều trị hạ kali máu bằng cách... ăn chuối

- Bơ: Không chỉ nổi tiếng là trái cây có chứa axit béo Omega 3, bơ còn là thực phẩm giàu kali, thậm chí vượt trội hơn cả chuối. Bởi trong 100g bơ có chứa tới 485mg kali.

- Dưa hấu: Dưa hấu là trái cây giải khát tuyệt vời khi chứa đến 112mg kali/100g dưa. Vì nó chứa nhiều nước, kali, vitamin C nên rất thích hợp làm đồ giải khát dành cho những trường hợp bị mất cân bằng điện giải (như sau chơi thể thao, bệnh nhân tiêu chảy, người bị nôn ói nghiêm trọng,...).

- Dừa: Dừa được coi là loại đồ uống thể thao, là thức uống điện giải bởi chứa rất nhiều kali, magiê, canxi, natri và mangan. Trong 100g nước dừa có chứa tới 250mg kali, sẽ giúp cơ thể cân bằng nhanh chóng.

- Cam: Trong 1 cốc nước cam có khoảng 355mg kali, thích hợp cho 1 bữa sáng đầy dinh dưỡng, giúp cả ngày của bạn trở nên năng động hơn.

- Lựu: Có đến 666mg kali trong 1 quả lựu nhỏ, đáp ứng 14% nhu cầu kali của cơ thể. Lựu cũng chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, là loại trái cây giúp đẹp da rất được chị em phụ nữ yêu thích.

3. Những thực phẩm giàu kali khác

Các loại thực phẩm giàu kali khác gồm:

- Thịt súc vật và gia cầm

- Cám ngũ cốc

- Mật đường (molasses)

- Mỳ ống pasta kèm nước sốt cà chua

- Chất làm mặn thay thế cho muối ăn thông thường NaCl (đọc thêm thông tin trên nhãn bao bì để kiểm tra nồng độ kali);

- Bánh mỳ ngũ cốc nguyên cám

- Cá hồi hoang dã

- Cá ngừ

- Ngao

- Sữa và sữa chuaThuốc uống bổ sung Kali: khi nào cần uống và nguyên tắc sử dụngTác giả: Mai Nhung

  • Chia sẻ
Từ khóa:
  • bổ sung kali
  • thực phẩm giàu Kali
  • kali có trong thực phẩm nào
  • thực phẩm nhiều kali

Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Khoáng đa lượng Nhóm axit hữu cơ Nhóm vitamin Nhóm khoáng chất Đăng ký nhận tin

Vui lòng nhập Email của bạn

Hoàn thành

Bài viết đọc nhiều

Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho dân văn phòng trong năm mới với thực đơn bổ dưỡng Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi! Những thực phẩm lành mạnh đem lại hiệu quả thanh lọc cơ thể sau kỳ nghỉ Tết mọi người nên biết Bánh chưng gạo lứt có thực sự khiến bạn ăn thả ga mà không bị lên cân sau Tết? Khổ qua - Mướp đắng: Không thể thiếu trong mâm cỗ Tết nhưng không phải ai cũng nên ăn! Giảm cân sau Tết: Đừng cố nhịn đói khi đi ngủ, nên bổ sung những thực phẩm nào?

Bài viết cùng chủ đề Khoáng đa lượng

Có nên uống kẽm mỗi ngày để tăng cường miễn dịch? Có nên uống kẽm mỗi ngày để tăng cường miễn dịch? Ngăn chặn ung thư, nhiễm trùng nhờ bổ sung magie Ngăn chặn ung thư, nhiễm trùng nhờ bổ sung magie Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì? Thiếu canxi hay bị tụt canxi thì nên làm gì?

Khoáng vi lượng

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 9 thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch thời điểm thay đổi thất thường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nên uống kẽm buổi sáng hay buổi tối để tốt cho sức khỏe? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bổ sung kẽm cho cơ thể: Lợi ích và rủi ro

Nhóm vitamin

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 5 thói quen trong chế độ ăn uống tưởng vô hại nhưng lại khiến cơ thể thiếu sắt [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Từ vụ trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc Vitamin D: Những điều cha mẹ cần biết khi bổ sung loại vitamin này cho trẻ [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Uể oải, mệt mỏi vào mùa hè có thể do thiếu hụt 4 loại vitamin này

Các loại thực phẩm

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Dầu hạt thì là đen: Loại dầu có thể "chặn đứng" ung thư và tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 5 công dụng của giấm gạo đối với sức khoẻ: Giấm gạo hay giấm táo tốt hơn? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Mùa này ăn tỏi ngừa cảm cúm nhưng hãy dừng ngay nếu thấy dấu hiệu này Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngThs-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Đọc nhiều nhất

Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

Từ khóa » Các Loại Quả Có Nhiều Kali