Điểm Danh Những Pokemon “có Số Có Má” Và Cách Bắt Chúng (P.1)

Lời mở đầu: Phận là huấn luyện viên Pokemon, ai cũng mơ có một bộ sưu tập Pokemon huyền thoại. Nhớ hồi đi học lớp có đứa bắt đủ bộ ba chim thần + Meotwo + Dragonair, mang cái băng Gameboy đến lớp thì cả đám con trai xúm vào như thấy tiêu bản UFO. Có đứa đòi đổi hai bằng Gameboy lấy cái băng đó mà nó không chịu. Nói vậy để biết rằng hồi 10 tuổi bạn bắt đủ bộ Pokemon huyền thoại thì cũng oách ngang 30 tuổi lập startup triệu đô thành công.

Tuy vậy điều này không có nghĩa là Pokemon huyền thoại thì auto khỏe hơn Pokemon thường. Giả sử cùng Lv 60 thì Charizard vs Moltres ai khỏe hơn? Về cơ bản thì Moltres khỏe hơn (Fireblast) nhưng Charizard đa năng hơn (Flamethrower,irontail…) Charizard thích hợp để training, pvp… còn Moltres mang đi đấu giải, pve sẽ hữu ích hơn. Tương tự với Raichu vs Zapdos. Nhìn chung trong ba chim thần huyền thoại đầu tiên của Gen 1 chỉ có Articuno với Blizzard là tỏ ra hữu dụng nhất. Đây cũng là một trong những Pokemon đẹp nhất của Gen 1.

Bài viết đầu tiên sẽ điểm qua một số Pokemon huyền thoại hoặc Pokemon kì bí mà chúng ta có thể bắt trong các phiên bản Gen 1. Pokemon kì bí là một dạng Pokemon huyền thoại nhưng thường yếu và thường độc đáo hơn. Ở Gen 1 thì cách bắt thì đơn giản: tung Ball, tung trượt thì khởi động lại Gameboy, tung đến bao giờ trúng thì thôi. (Có lẽ là do hạn chế về phần cứng – thiết kế game nên Pokemon không “chạy lung tung” như một số phiên bản sau).

Legendary Bird and where to find them

Thế hệ Pokémon huyền thoại đầu tiên – còn gọi là Gen 1, gắn liền với vùng đất Kanto và các phiên bản Pokémon Red, Green, Blue, Yellow. Bộ ba chim thần đầu tiên được tìm thấy ở đây, đó là:

Articuno

Moltres

Zapdos

Đây là bảng chỉ số sức mạnh chung của ba thần chim này:

Nếu nhìn qua thì chúng ta có cảm giác Moltres vượt trội nhất trong bộ ba. Tuy nhiên điều này không đúng. Ở trong Gen 1 thì các đối thủ hệ cỏ khá yếu trong khi đối thủ hệ nước/băng/rồng có phần nổi trội, đó là lí do Moltres không được trọng dụng. Pokemon hệ lửa còn có Ninetales và Arcanine vừa đẹp vừa ngầu lại cưỡi được nên Moltres cũng vì thế mà ra rìa. Ngược lại Pokemon hệ băng trong gen 1 không có nhiều ứng cử viên xuất sắc: Lapras là lựa chọn tương đối ổn nhưng chủ yếu giữ để dùng skill Surf, nếu bạn giữ Gygados để Surf thì nên bỏ Slot Lapras ra để lấy Articuno với Flying/Ice. Việc này phụ thuộc vào sở thích cá nhân nhưng theo thiển ý của mình là một con-chim-bốc-lửa sẽ không hiệu quả bằng một con-chim-băng-giá. Zapdos ở mức trung bình khá, nhưng vì Raichu là quá tốt so với Gen 1 (có lẽ là tốt nhất?) nên cũng hay bị xếp xó giống như Moltres.

Trong gen 1, Articuno được tìm thấy trong đảo băng Seafoam. Zapdos được tìm thấy trong nhà máy năng lượng bị bỏ hoang (Power Plant) cuối đường số 10. Moltres được tìm thấy trong ngọn núi lửa Mt.Ember. Truyền thuyết kể rằng Articuno cất cánh báo hiệu mùa đông với tuyết rơi và gió lạnh. Zapdos sẽ xuất hiện khi có hai tia sét chạm nhau.Moltres báo hiệu mùa xuân khi mang lửa hơi ấm đến vùng đất mới bằng cách kích hoạt núi lửa (mùa xuân này có vẻ hơi bạo lực). Bộ ba chim thần này có một số nội tại ẩn riêng mà các phiên bản Pokemon sau thêm vào giúp tăng cường sức mạnh, điển hình nhất là Static của Zapdos khiến đối thủ tấn công nó có 30% bị Paralyze.

Về cơ bản bắt bộ ba chim thần không khó bởi vì chúng luôn đứng yên một chỗ chờ người đến tóm. Việc của chúng ta là tung ball – restart đến bao giờ bắt được thì thôi. Đây là khung cảnh nơi chúng ta gặp chúng và nhốt chúng vào bóng (bản Fire Red). Ở phiên bản đầu tiên thì không cần quá nhiều “trick” để bắt Pokemon huyền thoại. Nếu có thể thì Sleep Powder để ru ngủ. Đây cũng là lí do vì sao Bulbasaur (starter hệ cỏ) được ưa chuộng ở Gen 1. Bạn không muốn huấn luyện một con Paras tiến hóa lên Parasect chỉ để lấy Sleep Powder.

Meotwo, Pokemon mạnh nhất gen 1

Mewtwo là Pokemon hệ Tâm Linh, được tạo ra trong phòng thí nghiệm bởi team Rocket. Team Rocket sử dụng DNA của Mew đã tạo ra quái vật Mewtwo. Do sống trong phòng thí nghiệm nhiều năm nên Mewtwo ghét bỏ con người. Trong bản Anime thì Ash hi sinh thân mình để cảm hóa Meotwo (anh ấy lao đến đấm Meotwo một cái!), còn trong bản Manga Pokemon Advanturer thì Meotwo đi theo tiến sĩ Trọc, về sau thì đi theo Yellow. Trong cả hai phiên bản thì Meotwo đều được xây dựng với sức mạnh “cân team”.

Trong phiên bản trò chơi, Meotwo là Pokemon vô địch. Hãy xem chỉ số của Meotwo.

154 điểm Special Attack là cái gì đó rất “lỗi game”. Đặc biệt là 154 điểm Special Attack đi cùng skill Psychic thì đúng chất “one hit”. Ngoài ra bộ Skill đi kèm Meotwo có thể rất bựa, ví dụ như:

Với Recover là tự heal bản thân (so sánh với Snorlax phải Sleep rồi thổi kèn cho nó dậy thì Recover giống tool hack), một main skill Psychic không-thể-counter (trong gen 1), và skill phụ là Ice Beam và Thunderbolt dành cho bọn cứng đầu nữa thì ai cản nổi Meotwo? Đúng rồi đó không ai cản nổi cả, đó là lí do chúng ta chỉ có thể bắt được Meotwo sau khi hoàn thành trò chơi (đánh bại Tứ Đại Thiên Vương). Meotwo được tìm thấy ở hang động Cerulean và bắt cũng đơn giản như ba chim thần. Nghĩa là vứt bóng vào mặt nó cho đến khi chịu chui vào thì thôi.

Mew, Pokemon khó bắt nhất Gen 1

Trong Gen 1 có những Pokemon không thể bắt theo cách tự nhiên (bởi vì game thiết kế vậy) mà phải dùng tool. Tuy nhiên Mew không nằm trong số này. Dân gian đồn rằng bạn hoàn toàn có thể bắt Mew trong hoang dã, tuy nhiên dân gian là thứ khó kiểm chứng, nhất là cái thời chưa có Internet. Mãi sau này lớn rồi mình mới tìm được nguồn và Video hướng dẫn cách bắt Mew. Ngẫm lại nếu hồi đó bắt được Mew có lẽ được tôn vinh như anh hùng trong mắt bạn bè. Một cái băng có Mew có khi phải đổi được một chục cái băng Gameboy cùng loại ấy chứ.

Đây là video hướng dẫn cụ thể và đây là link chi tiết.

Mew là biểu tượng của nguyên thủy, của ngây thơ. Bắt được Mew rồi để nó trong đội hình, không train, coi như giữ cái ngây thơ đó theo người. Lv 7 của Mew cũng là cái gì đó hình tượng. Đội hình biểu tượng nhất có lẽ là Mew lv 7 + Mewtwo lv 100. Một cái tự nhiên- thuần khiết, một cái ý chí – sức mạnh, Cả quá trình huấn luyện Pokemon có thể tóm gọn trong 2 đỉnh điểm này.

Dragonite, con rồng của gen 1

Dragonite là Pokemon “thường dân” mạnh nhất ở Gen 1. Hệ rồng là mạnh nhất trong các hệ, và Dragonite là mạnh nhất trong đám rồng. Về mặt biểu tượng thì trong cả hai phiên bản Anime và Manga thì Dragonite đều xuất hiện với hình tượng Pokemon có sức mạnh của rồng và trí tuệ gần ngang con người. Trong trò chơi thì Dragonite có thể được bắt từ Dratini/Dragonair và train lên lv 55. Dratini và Dragonair được bắt trong Safazi Zone. Train Dratini tương đối cực vì không được mạnh mẽ cho lắm, và vì thế chiến thuật thương là cho hít ké exp rồi đổi Pokemon. Điều này có nghĩa là train Dratini để tiến hóa lên Dragonite giống như sưu tập hơn, bởi vì lúc bạn lv 70 80 để có thể “nuôi” Dratini nhanh thì bạn cũng không cần một con Dragonite lv 55 làm gì cả.

Ảnh trên là Dragonite trong game thẻ bài Pokemon và ảnh dưới là Dragonite trong Manga Pokemon Advanturer. Dragonite giống như cool-buddy bạn luôn muốn giữ bên người vậy.

Từ khóa » Cách Bắt Mew Trong Pokemon Fire Red