Điểm Gpa Là Gì? Cách Tính Và Quy đổi điểm GPA Của THPT, Đại Học,...

Thuật ngữ GPA chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với các bạn có ý định đi du học và săn học bổng. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của chuyến du học và phần trăm học bổng mà bạn có thể dành được. Vậy điểm GPA là gì? Cách tính GPA như thế nào và quy đổi GPA ra sao? Hãy cùng chonmuamay.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài tổng hợp dưới đây nhé!

==> Xem thêm: 

  • Bánh pretzel là gì? Hướng dẫn cách làm bánh pretzel recipe, pretzel, dog….
  • Giải đáp surname là gì ? Hướng dẫn cách điền surname và given name.
  • Wibu nghĩa là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và cách sử dụng của otaku và wibu.
  • Viết tắt FYI trong mail có nghĩa là gì? Hướng dẫn cách sử dụng FYI hiệu quả.

Contents

  • 1 Tìm hiểu điểm GPA là gì?
  • 2 Một số thuật ngữ có liên quan đến điểm GPA
    • 2.1 Weighted GPA
    • 2.2 GPA out of 
    • 2.3 Cumulative GPA
  • 3 Điểm GPA tính như thế nào?
    • 3.1 Cách tính điểm GPA đại học
    • 3.2 Cách tính điểm GPA THPT
    • 3.3 Cách tính  điểm GPA ở Việt Nam
  • 4 Cách quy đổi điểm GPA
  • 5 GPA thấp có xin được học bổng không?

Tìm hiểu điểm GPA là gì?

GPA là viết tắt của từ gì? GPA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Grade Point Average và để chỉ điểm trung bình tích lũy của một học sinh, sinh viên bất kỳ trong suốt quá trình học tập tại trường. Đây được xem như 1 chỉ số để đánh giá kết quả học tập theo hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

diem-gpa-la-gi
Điểm GPA là gì?

Thông qua điểm số GPA, nhà trường sẽ có những cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như mức độ cố gắng cũng như nỗ lực trong học tập của học sinh. Điểm GPA thường được thể hiện trong bảng điểm học sinh hoặc học bạ.

Một số thuật ngữ có liên quan đến điểm GPA

Weighted GPA

Để chỉ điểm GPA có trọng số và thường được tính theo độ khó của khóa học (theo thang điểm 0 đến 5.0)

Ví dụ:

  • Điểm A của học sinh trong lớp AP – lớp có mức độ khó cao có thể tương đương với GPA 5.0
  • Điểm A của học sinh trong lớp Honor – lớp ở mức độ nâng cao có thể tương đương với GPA 4.5
  • Điểm A của học sinh trong lớp IP – lớp có năng lực bình thường thì có thể tương đương với GPA 4.0.

GPA out of 

Đây là cụm từ tiếng Anh dùng để chỉ thang điểm GPA mà thường theo sau nó sẽ là một con số đại diện cho một thang điểm.

Ví dụ:

  • GPA out of 4 sẽ có nghĩa là điểm GPA theo hệ 4
  • Còn GPA out of 10 có nghĩa là điểm GPA theo hệ 10

Cumulative GPA

Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (được viết tắt là CGPA) có thể hiểu là điểm trung bình tích lũy.

Tại một số trường ở nước ngoài họ sẽ sử dụng cả hai loại điểm là điểm GPA và điểm CGPA. Trong đó:

  •  GPA là để biểu thị điểm trung bình của một học kỳ
  •  CGPA sẽ là điểm trung bình tích lũy của cả toàn bộ khóa học

Điểm GPA tính như thế nào?

cach-tinh-diem-gpa-nhu-the-nao
Cách tính GPA như thế nào?

Cách tính điểm GPA đại học

Chỉ số này sẽ được tính bằng cách cộng các điểm trung bình của các môn học rồi chia đều để lấy số trung bình. GPA được tính theo thang điểm 4, khác với thang điểm GPA Việt Nam là 10, trong đó 4 là mức điểm cao nhất.

Điểm GPA được tính bằng cách chia tổng số điểm đạt được của các môn học trên số giờ học. Điểm sẽ được đánh dấu theo các mức A, B, C, D, F hay dạng số từ 0 đến 4. Mời bạn theo dõi ví dụ dưới đây để có thể dễ dàng hình dung hơn.

Ví dụ: Ta có bảng điểm của một học sinh như sau:

BẢNG ĐIỂM HỌC SINH

Môn học Số giờ học Xếp hạng Quy ra điểm số
Sinh học 3 A 12
Thực tập tại LAB 1 B 3
Ngoại ngữ 3 C 6
Toán 3 F 0
Tổng cộng 10 giờ học Điểm tổng: 21

Dựa theo bảng trên ta thấy môn sinh học được điểm A, ngoại ngữ điểm C, thực tập tại phòng lab được điểm B và toán chỉ được F. Xét theo bảng trị giá ở trên ta có:

Sinh học = A = 4 x 3 giờ = 12 điểm 

Thực tập = B = 3 x 1 giờ = 3 điểm 

Ngoại ngữ = C = 2 x 3 giờ = 6 điểm 

Toán = F = 0 x 3 = 0 điểm 

Vậy học sinh này có tổng điểm là 21 điểm. Đem chia cho tổng số giờ học sẽ có 21: 10 = 2.1. Vậy điểm GPA của học sinh này là chỉ là 2.1

Từ đó, ta có cách tính GPA của Mỹ theo công thức sau:

cong-thuc-tinh-diem-gpa

Trong đó: Số tín chỉ chính là thời gian học tập của một môn học (1 tín chỉ = 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết thực hành, thí nghiệm tại phòng lab hoặc thảo luận nhóm sẽ bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm bài tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp). Các môn học càng có tính quan trọng, càng khó thì số tín chỉ càng cao.

Cách tính điểm GPA THPT

Ta có công thức tính như sau:

cong-thuc-tinh-diem-gpa

Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm cấp 3 của bạn là 7 – 7.2 – 7.9 thì điểm GPA của bạn sẽ là: GPA=(6.8 + 7.2 + 7.9)/3 = 7.3. Như vậy theo thang điểm 10 thì GPA của bạn ở mức là 7.3.

Cách tính  điểm GPA ở Việt Nam

Tại Việt Nam, cách tính điểm GPA được tính như sau: Điểm học phần = 10% của điểm chuyên cần + 30% điểm thi giữa kì + 60% điểm thi cuối kì. 

Tùy vào từng môn học mà tỉ lệ điểm thành phần sẽ có sự thay đổi. Trong đó: 

  • Điểm chuyên cần: Được đánh giá bằng tần suất tham gia đầy đủ các buổi học, cũng như mức độ đóng góp xây dựng bài trên lớp. Điểm chuyên cần tối đa là 10 nếu các bạn vắng mặt quá 25% số buổi học thì sẽ không được thi môn đó và phải học lại.
  • Điểm giữa kỳ: Giữa các học phần sẽ có 1 bài thi, thường là thi trên giấy. Điểm giữa kỳ phải trên 4 mới đủ điều kiện để thi kết thúc học phần. Đối với 1 số môn học đặc thù như triết học, các bạn sẽ phải làm bài tiểu luận để đủ điều kiện thi giữa kì. Thi giữa kì thường không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể kiếm điểm cộng cho bài giữa kì nhờ phát biểu trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập nhóm,…
  • Điểm cuối kỳ: Là điểm số của bài thi kết thúc học phần của môn. Bài thi cuối kì đa phần là thi trên giấy, vấn đáp hoặc kết hợp cả 2. Điểm cuối kỳ sẽ chiếm từ  60% đến 70% trong điểm học phần.

Cách quy đổi điểm GPA

Để có thể biết được mình có đáp ứng được điểm GPA để du học hay không thì bạn nhất định không được phép bảng chuyển đổi này. 

Thang điểm Việt Nam Thang điểm chữ Thang điểm 4 (GPA) Xếp loại
Từ 9.5 đến 10 A+ 4 Xuất sắc
Từ 8.5 đến 9.4 A 4 Giỏi
Từ 8.0 đến 8.4 B+ 3.5 Khá giỏi
Từ 7.0 đến 7.9 B 3 Khá
Từ 6.5 đến 6.9 C+ 2.5 Trung bình khá
Từ 5.5 đến 6.4 C 2 Trung bình
Từ 5.0 đến 5.4 D+ 1.5 Trung bình yếu
Từ 4.0 đến 4.9 D 1 Yếu
Dưới 4.0 F 0 Không đạt

Bảng trên đây chính là bảng quy đổi GPA Mỹ sang GPA Việt Nam. Theo bảng quy đổi này thì chúng ta có thể thấy GPA 3.0 tương đương (của Mỹ) với 7.0 tại Việt Nam và 4.0 của Mỹ thì tương đương với 10.0 tại Việt Nam.

GPA thấp có xin được học bổng không?

gpa-thap-co-xin-duoc-hoc-bong
Làm cách nào để xin được học bổng nếu GPA thấp?

Không phải ai cũng có chỉ số điểm GPA ở trường trung học tốt. Trên thực tế, GPA thấp sẽ khiến việc xin học bổng của bạn trở nên khó khăn hơn rất nhiều nhưng không phải là không thể. Dưới đây là một số cách mà những bạn có điểm GPA thấp nhưng vẫn muốn thử cơ hội xin học bổng có thể tham khảo:

  •  Thứ nhất, tìm đúng loại học bổng. Khi bạn có GPA thấp, hãy tìm kiếm trên mạng những học bổng chấp nhận mức GPA thấp như thế cùng mức IELTS không cao quá và đặc biệt là chú ý đến các học bổng nhà nước – những học bổng ít đòi hỏi về điểm GPA nhất.
  •  Thứ hai, cải thiện điểm số: Việc nộp hồ sơ sớm thường mang tính cạnh tranh cao. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên chọn thời hạn thông thường để nộp hồ sơ nếu sở hữu bảng điểm kém. Trong thời gian chờ bạn có thể tham gia thêm một vài khóa học như GPA Camp (Trại hè dùng 100% Tiếng Anh) để cải thiện thêm điểm số.
  •  Thứ ba, xin thư giới thiệu từ giáo viên: Lời khen ngợi từ giáo viên hoặc tư vấn viên – những người đã theo dõi và dạy bạn suốt quá trình học cấp 3 sẽ chính là cách giúp bạn tiến gần hơn tới học bổng. Do đó, nếu sở hữu một bảng điểm không quá cao, bạn nên tìm cách xin thư giới thiệu từ giáo viên đã dạy bạn để nhấn mạnh nỗ lực rèn luyện của bản thân trong những năm học qua.

Có thể nói, GPA là một yếu tố quan trọng khi bạn có dự định đi du học hoặc xin học bổng, tuy nhiên, bên cạnh việc trau dồi thêm kiến thức và tiếng Anh, bạn cũng cần tham gia năng nổ các hoạt động ngoại khoá và có tính sáng tạo để tăng khả năng được nhận vào trường hơn. Chúc các bạn thành công trong việc chinh phục học bổng nhé!

Từ khóa » Cách Tính Gpa Thang 4