Điểm Khác Nhau Giữa Viêm Amidan Và Viêm Họng Liên Cầu Khuẩn

Điểm khác nhau giữa viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là gì? fb-share-icon Follow Me Tweet

Mặc dù viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai tình trạng riêng biệt, nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn chúng cùng là một vấn đề sức khỏe. Nhãn hàng Hapacol sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai căn bệnh này.

Bạn có thể đã từng nghe nhiều người sử dụng hai thuật ngữ “viêm amidan” và “viêm họng liên cầu khuẩn” luân phiên nhau để chỉ cùng một vấn đề sức khỏe. Thực tế, điều này hoàn toàn không chính xác, vì đây là hai trường hợp khác biệt.

Theo các chuyên gia, một người có thể bị viêm amidan mà không bị đau họng liên cầu khuẩn. Mặt khác, dù vi khuẩn Streptococcus nhóm A có thể đồng thời gây nên hai tình trạng trên, viêm amidan vẫn có thể phát sinh bởi sự tấn công của nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác, bao gồm cả vi khuẩn và virus.

Vậy, làm sao để phân biệt viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan?

1. Sự khác nhau giữa triệu chứng viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn

Phần lớn trường hợp, triệu chứng viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, đối với tình huống đau họng liên cầu khuẩn, người bệnh có thể bộc lộ thêm một số dấu hiệu đặc trưng khác.

Viêm amidan là hiện tượng viêm đi viêm lại nhiều lần amidan khẩu cái. Amidan là tổ chức bạch huyết vị trí giao giữa đường ăn và đường thở, đóng vai trò rất quan trọng ở đường hô hấp, được xem là bức tường ngăn cách vi khuẩn khỏi hệ hô hấp.

Viêm họng do liên cầu khuẩn là do vi khuẩn Streptococcus, khiến cho cổ họng đau rát. Triệu chứng thông thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng do virus thông thường. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng như viêm thận và sốt thấp khớp.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sự giống và khác nhau của các triệu chứng giữa hai vấn đề sức khỏe này.

Triệu chứng viêm amidan Triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn
Hạch bạch huyết ở cổ sưng tấy
Đau họng
Amidan sưng đỏ Sự hiện diện của các đốm đỏ (xuất huyết) ở vòm miệng
Cảm thấy khó khăn và đau đớn mỗi khi nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt
Sốt nhẹ hoặc trung bình (38 – 39ºC) Nhiệt độ cơ thể cao hơn so với những người bị viêm amidan
Đau và căng cứng cổ Đau nhức toàn thân
Đau dạ dày Buồn nôn và nôn, chủ yếu ở trẻ nhỏ
Amidan và khu vực xung quanh chuyển sang màu trắng hoặc vàng Amidan sưng đỏ và có dấu hiệu mưng mủ
Đau đầu

2. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Thông thường, bạn không nhất định phải đến bệnh viện khi bị một trong hai trường hợp trên. Bởi vì cả viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn có thể sẽ hết trong vài ngày, sau khi bạn áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

tình trạng viêm amidan nên gặp bác sĩ

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên đề phòng bệnh diễn biến lâu ngày

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước ấm
  • Sử dụng kẹo ngậm đau họng

Tuy vậy, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bao gồm: 

  • Các triệu chứng kéo dài quá 4 ngày, đồng thời trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không có dấu hiệu cải thiện
  • Nhiệt độ cơ thể vượt quá 39ºC 
  • Cảm thấy khó thở
  • Gặp khó khăn với việc uống nước
  • Cường độ đau dữ dội, khó chịu đựng được
  • Tình trạng viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn đã từng phát sinh ở bạn trong thời gian gần đây

3. Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn phát sinh do đâu? 

Đối với trường hợp viêm amidan, cả virus lẫn vi khuẩn đều có thể là tác nhân gây bệnh. Trong đó, phần lớn trường hợp, tình trạng này xảy ra do sự tấn công của virus, chẳng hạn như virus cúm, Corona, Adeno, Epstein-Barr, Herpes, HIV…

virus gây viêm amidan

Hình ảnh virus gây ra viêm amidan

Thực tế, viêm amidan chỉ là dấu hiệu nhỏ cảnh báo sự xuất hiện của các chủng virus trên. Để xác định cụ thể hơn, bác sĩ sẽ cần tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu cũng như kiểm tra các triệu chứng khác.

Bên cạnh đó, khoảng 15 – 30% trường hợp viêm amidan phát sinh do vi khuẩn. Trong số đó, phổ biến nhất vẫn là chủng Streptococcus nhóm A, cũng là tác nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác có thể góp mặt gồm:

  • Staphylococcus aureus (MRSA)
  • Chlamydia pneumoniae (chlamydia)
  • Neisseria gonorrhoeae (lậu)

Ngược lại, đối với viêm họng liên cầu khuẩn, đứng đằng sau vấn đề này chỉ có vi khuẩn Streptococcus nhóm A. 

4. Các yếu tố rủi ro

Ngoài những chủng vi sinh vật trên, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng tỷ lệ đối mặt với hai tình huống sức khỏe này của bạn, ví dụ như:

  • Tuổi tác: viêm amidan do vi khuẩn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 5 – 15 tuổi.
  • Thường xuyên tiếp xúc thân mật với người khác: do tác nhân gây bệnh là virus cùng vi khuẩn nên khả năng lây bệnh của cả viêm họng liên cầu khuẩn lẫn viêm amidan đều rất cao.
  • Thời điểm đặc thù: viêm họng liên cầu khuẩn dễ phát sinh nhất vào mùa thu và những ngày đầu xuân.

5. Biến chứng của viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn gồm những gì?

Trong vài trường hợp tiêu cực hiếm gặp, viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan đều có nguy cơ dẫn đến một số biến cố như sau:

Trong trường hợp cực đoan, viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Sốt Scarlet, còn gọi là ban hồng đỏ hay sốt tinh hồng nhiệt
  • Viêm thận
  • Thấp khớp

6. Điều trị viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn như thế nào mới hiệu quả?

Hầu hết các phương pháp điều trị viêm họng sẽ tập trung vào việc thuyên giảm các triệu chứng, thay vì điều trị tận gốc vấn đề đang xảy ra. Ví dụ như, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm để giảm đau do sốt và viêm, chẳng hạn như paracetamol hay ibuprofen.

Ngoài ra, để xoa dịu cơn đau họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau: 

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Bổ sung chất lỏng cho cơ thể, đặc biệt nên dùng nước đun sôi để nguội
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bằng súp hoặc cháo
  • Súc miệng với dung dịch nước muối sinh lý
  • Sử dụng kẹo ngậm đau họng
  • Tăng độ ẩm trong phòng

Ngoài ra, đối với từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị riêng, ví dụ như:

Viêm amidan

Thực tế, nếu virus là tác nhân gây viêm amidan, bác sĩ sẽ không thể điều trị trực tiếp vấn đề này. Ngược lại, nếu đứng đằng sau tình trạng viêm amidan là vi khuẩn, bạn sẽ nhận được toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.

Trong trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như amidan sưng đến mức cản trở bạn thở, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống viêm. Nếu kết quả không tốt như mong đợi, bạn có thể sẽ cần đến một ca phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, tình huống này rất hiếm khi xảy ra. Mặt khác, một số nghiên cứu gần đây cũng đặt câu hỏi về độ hiệu quả của phương pháp này. 

Viêm họng liên cầu khuẩn

Vì vi khuẩn là tác nhân duy nhất gây nên tình trạng này, nên lựa chọn điều trị của bạn chắc chắn sẽ là thuốc kháng sinh. Việc uống kháng sinh trong vòng 48 giờ kể từ khi bệnh phát triển sẽ giúp bạn:

  • Rút ngắn thời gian bệnh diễn ra
  • Giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
  • Phòng ngừa biến chứng phát sinh
  • Hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho những người xung quanh

Xem thêm: Các phương pháp và các loại thuốc giảm đau họng phổ biến

Nguồn tham khảo:

What is the difference between tonsillitis and strep throat?

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Viêm Họng Amidan Là Gì