Điểm Mạnh Của Chiến Thuật 5-3-2 Trong Bóng đá Hiện đại - Thể Thao

Trong bóng đá, chiến thuật nào cũng có những lợi thế, điểm mạnh khác nhau. Nếu 4-4-1-1 sử dụng một cầu thủ chơi ngay dưới trung phong, trên hàng tiền vệ để có nhiều thời gian, khoảng trống khi xử lý bóng thì chiến thuật 5-3-2 lại mang tính cân bằng giữa phòng ngự và tấn công. Chúng ta hãy cùng phân tích tầm ảnh hưởng của sơ đồ chiến thuật 5-3-2.

Thế mạnh của chiến thuật 5-3-2

Điểm mạnh của chiến thuật 5-3-2 là chiến thuật cân bằng giữa phòng ngự và tấn công. Theo thống kê, ngày càng nhiều đội tuyển cũng như các CLB áp dụng (đặc biệt là các đội của Nam Mỹ, hoặc những đội theo trường phái bóng đá kỹ thuật Mỹ Latinh) theo mô hình này.

Chiến thuật 5-3-2 gồm: Thủ môn – 5 hậu vệ (hai biên; 3 trung vệ, trong đó có thể có một trung vệ thòng) – ba tiền vệ (hai cánh, một trung tâm) – hai tiền đạo (hai trung phong).

Trong đó, hai cầu thủ chạy cánh (hai hậu vệ biên) phải là những cầu thủ có tốc độ cao, khả năng cản phá và tạt tốt, lên xuống liên tục ở hai biên dọc, hỗ trợ phòng ngự và tích cực tham gia tấn công.

Sức công phá và khả năng phòng thủ của các đội áp dụng sơ đồ này phần lớn phụ thuộc vào phong độ của hai hậu vệ cánh. Bởi ba tiền vệ chơi khá sát nhau và thường bó vào giữa để gây sức ép ở trung lộ bằng những pha phối hợp bật tường nhanh khi có thời cơ.

Bóng đá Việt Nam và chiến thuật 5-3-2

Bóng đá Việt Nam trải qua 20 năm phát triển với nhiều đời huấn luyện viên nội cũng như ngoại. Trong đó, mỗi huấn luyện viên có cách bố trí đội hình khác nhau, sao cho phù hợp với những con người họ có trong tay, hoặc đơn giản là sơ đồ tủ để họ phát huy hết tài năng. Đáng nói là luyện viên ngoại đầu tiên Karl-Heinz Weigang tạo được dấu ấn chiến thuật lớn đầu tiên trong thời kì bóng đá nước nhà hội nhập.

HLV Alfred Riedl với đội hình 5-3-2 từng thắng đậm Thái Lan 3-0 ở Tiger Cup 1998

Tôn trọng yếu tố kỉ luật, Karl-Heinz Weigang đã gò đội tuyển Việt Nam thời đó gồm nhiều tài năng trẻ vào sơ đồ 5-3-2 cực kì phổ biến mà các đội bóng tại giải vô địch quốc gia Việt Nam đang áp dụng. Yếu tố phòng ngự được đặt lên hàng đầu với 3 trung vệ: 1 người đá thòng và 2 người chơi dập.

Sơ đồ 5-3-2 đã đi cùng đội tuyển Việt Nam qua nhiều năm. Trải qua các thời huấn luyện viên Trần Duy Long, Colin Murphy cho đến khi huấn luyện viên người Áo Alfred Riedl mang về cho đội tuyển Việt Nam nhiều thành công rực rỡ.

Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp

Từ khóa » Sơ đồ Chiến Thuật 532