Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất

1. Rủi ro cạnh tranh: Nguy cơ cạnh tranh của bạn sẽ đạt được lợi thế so với bạn khiến bạn không đạt được mục tiêu. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí cơ bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn.

2. Rủi ro kinh tế: Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví dụ trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các mặt hàng xa xỉ phẩm sẽ bị thu hẹp thị trường, khó bán hơn trong khi các nhu yếu phẩm thì sẽ bán đắt hàng hơn.

3. Rủi ro hoạt động: Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho dù bình thường hoạt động đó được coi là thành công. Ví dụ dịch vụ chăm sóc khách hàng vô tình gây ra sự bất mãn của một khách hàng và từ đó xảy ra một cuộc khủng hoảng cho doanh nghiệp.

4. Rủi ro pháp lý: Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật

5. Rủi ro tuân thủ: Cũng xuất phát từ những rủi ro pháp lý, đó là khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý định tuân thủ luật pháp nhưng cuối cùng lại vi phạm các quy định do quá cảnh hoặc sai sót.

6. Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến lược không tuân thủ quy định của doanh nghiệp. Sự “đào tẩu” khỏi thị trường của món Huế vừa qua chính là ví dụ điển hình của rủi ro chiến lược.

7. Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị ảnh hưởn do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.

8. Rủi ro chương trình: Là những rủi ro liên quan đến một chương trình kinh doanh cụ thể hoặc danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp.

9. Rủi ro dự án: Đây là loại rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thông thường, các dấu hiệu của rủi ro dự án là: chậm tiến độ, nhân sự rời đi, năng suất không đảm bảo…

10. Rủi ro đổi mới: Đổi mới là cần thiết trong môi trường kinh doanh nhưng việc áp dụng các sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

11. Rủi ro quốc gia: Rủi ro này thường xảy ra ở các tập đoàn đa quốc gia bởi mỗi quốc gia lại có nền chính trị và đặc điểm kinh tế khác nhau. Nếu không nghiên cứu kỹ, doanh nghiệp rất có thể sẽ thất bại.

12. Rủi ro chất lượng: Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ là dẫn đến hậu quả trực tiếp là không bán được hàng, tụt giảm doanh thu.

13. Rủi ro tín dụng: Đây là loại rủi ro mà những “con nợ” của doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Đối với phần lớn các doanh nghiệp, điều này chủ yếu liên quan đến rủi ro tài khoản phải thu.

14. Rủi ro tỷ giá: Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường xuyên phải làm việc với những đồng tiền khác nhau sẽ có tỷ lệ gặp phải rủi ro tỷ giá cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động.

15. Rủi ro lãi suất: Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn do đó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

16. Rủi ro về thuế: Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không tránh khỏi những trường hợp rủi ro cao khi hạch toán thuế. Chưa kể trong một số trường hợp, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành.

17. Rủi ro vận hành: Là những rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thất thoát tài sản, đánh mất thị trường,…

18. Rủi ro tài nguyên: Rủi ro tài nguyên bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên phi vật chất sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh.

19. Rủi ro bảo mật: Ý chỉ những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, bí mật công nghệ, danh sách khách hàng. Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản!

20. Rủi ro theo mùa: Với những loại hình kinh doanh theo mùa, việc phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ví dụ một doanh nghiệp có doanh thu tập trung do kinh doanh dịch vụ trượt tuyết thì việc không có mùa đông sẽ khiến doanh nghiệp phá sản.

Ngoài những rủi ro kể trên, còn rất nhiều rủi ro trong kinh doanh nữa mà doanh nghiệp cần nhận diện và có biện pháp ngăn chặn rủi ro hoặc xử lý hậu quả tương ứng.

                                                                                                 Sưu tầm internet

 

Từ khóa » Các Loại Rủi Ro