Điểm Mặt 4 Loại Cổng Xuất Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay, Anh Em Mua ...
Có thể bạn quan tâm
Có những chuyện rất cơ bản đối với dân công nghệ nhưng lại lại khá khó đối với người mới bắt đầu. Việc phân biệt được các loại cổng xuất hình cho màn hình máy tính cũng là một trong những kiến thức như vậy. Nắm được những thứ cơ bản như thế này thì bạn mới có thể đi xa hơn, tìm hiểu sâu hơn về máy tính và những thiết bị liên quan.
Mình sẽ xếp 4 loại cổng phổ biến nhất hiện nay theo thứ tự thời gian từ cũ đến mới kèm theo hình ảnh và mô tả cơ bản về chúng để anh em có thể dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên mình cũng khẳng định trước luôn là trong các loại cổng này thì chỉ có DisplayPort mới là loại cổng tối ưu nhất cho máy tính mà thôi. Nếu màn hình có DisplayPort thì anh em cứ cắm cổng này cho mình. Hy vọng có thể cung cấp được một vài kiến thức hữu ích cho anh em, đặc biệt là khi đi mua màn hình.
HDMI (High-Definition Multimedia Interface)
Vào năm 2002, nhận ra được những hạn chế còn tồn tại của VGA và DVI, HDMI Founder (ban đầu bao gồm 7 công ty là Hitachi, Panasonic, Philips, Silicon Image, Sony, Thomson, RCA và Toshiba) đã họp lại và cùng nhau phát triển một loại cổng mới là HDMI (High Definition Media Input). Loại cổng mới này chỉ dùng tín hiệu số để đảm bảo chất lượng truyền tải tốt nhất có thể. Nó truyền được cả tín hiệu hình ảnh lẫn âm thanh chỉ trong một sợi cáp duy nhất. Và vì đây là chuẩn kết nối độc quyền nên HDMI Founder có quyền đòi hỏi hỏi quyền lợi cho mình khi các nhà sản xuất khác muốn sử dụng loại cổng này trên sản phẩm của họ 10.000 USD/năm và 0.15 USD cho mỗi sản phẩm (nếu đặt logo HDMI trên sản phẩm thì giảm xuống còn 0.05 USD và 0.04 USD nếu tích hợp chế độ bảo vệ bản quyền HDCP).
Cổng HDMI trở nên cực kỳ phổ biến. Chúng có trên máy bàn, laptop, máy chiếu, màn hình PC, TV, đầu đĩa… với những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với các loại cổng cũ. Với chuẩn HDMI mới nhất tính đến thời điểm hiện tại là HDMI 2.1 thì nó đã có băng thông đủ lớn để xuất ra tần số quét 144Hz trên độ phân giải 4K. Và rõ ràng là các loại cổng cũ hơn đều không có cửa để so sánh. Ngoài ra thì HDMI cũng có dạng thu nhỏ của nó là mini HDMI để phù hợp với các thiết bị mỏng nhẹ
Mặc dù cũ hơn, phải trả phí bản quyền và thông số kỹ thuật vẫn không có “tuổi” để so với loại cổng mới là DisplayPort về mặt thông số kỹ thuật nhưng vì những hãng lớn trong lĩnh vực TV và thiết bị giải trí gia đình như Sony, Samsung, LG, Sharp… đều thuộc ban điều hành của HDMI Founder nên các mẫu TV hiện tại đều được trang bị cổng HDMI và gần như không có mẫu TV nào cố cổng DisplayPort. Thêm vào đó nữa là công nghệ đồng bộ tần số quét chống xé hình G-Sync của Nvidia không hỗ trợ HDMI.
Nếu bây giờ mà đi mua màn hình cũ thì cho PC anh em ít nhất cũng kiếm cho mình con màn nào có cổng HDMI nhé. Còn nếu mua màn mới thì thôi khỏi để ý nữa, chắc chắn phải có. Anh em mua laptop cũng có thể xuất hình ra TV để xem từ cổng này.
Điểm đặc trưng
- Chuẩn kết nối của HDMI Founder.
- Cực kỳ phổ biến trên TV và các thiết bị giải trí.
- Đa dụng và kết nối được với nhiều thiết bị hơn so với DisplayPort.
- Không tương thích với G-Sync (ít nhất là cho đến hiện tại).
- Thông số kỹ thuật không bằng DisplayPort trên từng phiên bản tương ứng.
- Vẫn là một cổng tiêu chuẩn nhưng không được các nhà sản xuất màn hình PC và linh kiện phần cứng ưu ái như DisplayPort.
- Là loại cổng duy nhất trong 4 loại phổ biến nhất không có cơ cấu để chốt cứng đầu cáp vào cổng cắm.
Thông số cơ bản của các phiên bản:
Phiên bản | Băng thông | Độ phân giải/ Tần số quét |
1.0-1.1 | 3.96 Gb/s | FullHD/60Hz |
1.2-1.2a | 3.96 Gb/s | FullHD/60Hz, 2K/30Hz |
1.3-1.4b | 8.16 Gb/s | FullHD/144Hz, 2K/75Hz 4K/30Hz |
2.0-2.0b | 14.4 Gb/s | FullHD/240Hz, 2K/144Hz, 4K/60Hz, 5K/30Hz |
2.1 | 42.6 Gb/s | FullHD/240Hz, 2K/240Hz, 4K/144Hz, 8K/30Hz |
*Thường thì những chiếc màn hình gaming tần số quét cao, ví dụ như FullHD/240Hz thì thường sẽ không trang bị cổng HDMI chuẩn 2.0 trở lên và nó chỉ có thể đẩy được tần số quét lên mức cao nhất khi dùng DisplayPort. Tuy nhiên vì HDMI được áp dụng và là chuẩn chung phổ biến trên các thiết bị giải trí như máy chiếu, TV nên vẫn được áp dụng rộng rãi.
DisplayPort
Năm 2006, Maxell , Lattice , Philips và Sony đã cùng nhau giới thiệu một dạng cổng xuất hình mới gọi là DisplayPort điểm khác biệt lớn nhất của DisplayPort so với HDMI là nó được chuyên hóa cho nền tảng PC nhiều hơn. Sau đó, nó được VESA tiêu chuẩn hóa và trở nên phổ biến trên hầu hết các mẫu màn hình từ bình dân cho đến cao cấp hiện tại. Vì VESA cho phép các thành viên của mình được tự do phát triển những công nghệ bổ sung dựa trên chuẩn DisplayPort nên những công nghệ tiên tiến như FreeSync của AMD, G-Sync của Nvidia, Thunderbolt của Apple và Intel đều tương thích hoàn hảo với cổng DisplayPort. Ngoài ra thì DisplayPort cũng có thể xuất ra nhiều màn hình độc lập từ một nguồn phát duy nhất nên sẽ dễ sử dụng đa màn hình hơn nhiều so với HDMI.
Chuẩn DisplayPort, DP 2.0 là chuẩn xuất hình đầu tiên cho phép vượt qua độ phân giải 8K (7680 x 4320), tần số quét cũng đạt đến 60Hz. Đầu cắm của DisplayPort thường sẽ có ngạnh để móc và cố định vào cổng kết nối, nó chắc chắn hơn nhiều so với HDMI và gọn gàng hơn nhiều so với VGA và DVI nhưng cũng chắc chắn tương tự. Và đương nhiên là dạng cổng kết nối này cũng có thể truyền tải âm thanh song song với hình ảnh chỉ từ một sợi cáp duy nhất. Cũng như HDMI, DisplayPort có dạng cổng mini DisplayPort để trang bị trên các thiết bị mỏng nhẹ.
Cùng với HDMI, DisplayPort là một trong 2 dạng cổng xuất hình của tương lai với tiềm năng cải tiến vẫn còn rất lớn về sau. Tuy nhiên DisplayPort luôn được đánh giá cao hơn để sử dụng cho PC.
Điểm đặc trưng
- Chuẩn kết nối được tiêu chuẩn hóa bởi VESA.
- Tối ưu để chơi game tần số quét cao.
- Tương thích hoàn hảo với FreeSync của AMD, G-Sync của Nvidia, Thunderbolt của Apple và Intel.
- Thông số kỹ thuật luôn cao hơn HDMI trong từng phiên bản tương ứng.
- Tối ưu cho PC hơn là HDMI.
- Hỗ trợ đa màn hình từ một nguồn phát duy nhất.
- Được các nhà sản xuất màn hình PC và linh kiện phần cứng ưu ái hơn so với HDMI.
Thông số cơ bản của các phiên bản:
Phiên bản | Băng thông | Độ phân giản/ Tần số quét |
1.0-1.0a | 10.8 Gb/s | FullHD/144Hz, 2K/75Hz, 4K/30Hz |
1.2-1.2a | 21.6Gb/s | FullHD 240Hz, 2K/144Hz, 4K/75Hz |
1.3 | 32.4 Gb/s | FullHD/240Hz, 2K/240Hz, 4K/144Hz |
1.4-1.4a | 32.4 GB/s | Như 1.3 nhưng cải thiện về màu |
2.0 | 80 Gb/s | FullHD/240Hz, 2K/240Hz, 4K/240Hz, 8K/60Hz |
Do DisplayPort băng thông lớn, dễ dàng đạt tần số quét cao, hỗ trợ đa màn hình từ 1 nguồn phát và tương thích hoàn hảo với các công nghệ chống xé hình nên đây sẽ là cổng mà bạn cần ưu tiên khi cắm dây màn hình. Thường thì các mẫu màn hình gaming chỉ có thể phát huy được 100% “công lực” khi sử dụng DisplayPort mà thôi.
VGA (Video Graphics Array, Còn gọi là D-Sub)
Hiện tại thì đây là chuẩn cổng xuất hình cũ nhất vẫn còn có thể bắt gặp thường xuyên trên máy tính phổ thông (EGA vẫn còn nhưng rất hiếm). Nó được IBM giới thiệu từ năm 1987 cùng với máy tính PS/2 có thể hiển thị 256 màu và dùng dạng tín hiệu analog. Sau nhiều năm, nó cũng được cải tiến chút đỉnh do hạn chế về mặt bản chất kỹ thuật, nó đã dần không còn đáp ứng được những yêu cầu trong thời đại mới nữa. Thật ra thì nó vẫn đáp ứng được nhu cầu căn bản của người dùng phổ thông, tuy nhiên nó đã quá tụt hậu so với các loại cổng xuất hình mới hơn rồi.
Cổng VGA có 15 chân tiếp xúc chia làm 3 hàng, mỗi hàng 5 chân. Đầu cáp VGA thường có 2 con ốc để có thể cố định với thiết bị nhận và thiết bị phát. Hiện tại thì nó đã không còn phổ biến như trước nữa và bị thay thế bởi các chuẩn mới hơn như DVI, HDMI và DisplayPort.
Cổng này chỉ có thể cho tần số quét tối đa lên đến 75Hz trên độ phân giải 1920 x 1200, hình ảnh cũng không được sắc nét như những dạng cổng dùng tín hiệu số. Nếu anh em đang dùng cổng này thì lời khuyên của mình là nên tranh thủ nâng cấp nhé.
DVI (Digital Visual Interface)
Loại cổng này được cho ra mắt vào năm 1999. Nó có thể truyền tín hiệu kỹ thuật số (digital) và có băng thông lớn hơn nhiều so với VGA nên có thể cho giới hạn độ phân giải lớn hơn, màu sắc sâu hơn và tần số quét cao hơn.
Có 3 dạng cổng DVI chính sau đây
- DVI-I (Integrated) kết hợp cả tín hiệu số và analog trong cùng 1 cổng kết nối
- DVI-D (Digital) chỉ hỗ trợ tín hiệu số
- DVI-A (Analog) chỉ hỗ trợ tín hiệu analog
Mặc dù ưu việt hơn nhiều so với VGA nhưng DVI vẫn chưa thực sự phổ biến như VGA đã từng. Hiện nay thì bạn sẽ thấy chuẩn này xuất hiện chủ yếu trên các mẫu card đồ họa. Tuy nhiên nó cũng đã bắt đầu bị loại bỏ trên các mẫu card đồ họa mới hiện nay. Chung số phận với VGA, nó đang bị thay thế bởi HDMI và DisplayPort.
Nếu bạn là người dễ tính và không yêu cầu tần số quét trên 75Hz ở độ phân giải 2K thì dạng cổng này vẫn có thể gọi là tạm chấp nhận.
OK, tạm thời thì bao nhiêu đó thôi. Tất nhiên là các dạng cổng xuất hình không chỉ có vậy nhưng đây là 4 dạng cơ bản và dễ bắt gặp nhất trên máy tính. Cảm ơn anh em vì đã đọc.
Tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/HDMI
- https://en.wikipedia.org/wiki/DisplayPort
- https://tinhte.vn/threads/vi-sao-man-hinh-may-tinh-thuong-chi-toi-uu-khi-dung-displayport-thay-vi-hdmi.2534008/
- https://tinhte.vn/threads/vi-sao-tv-thuong-chi-tich-hop-hdmi-ma-khong-co-displayport.2531420/
Anh em có thể tham khảo các mẫu màn hình tại đây nhé:
https://gearvn.com/collections/man-hinh
Từ khóa » Các Loại Cổng Vga
-
Các Loại Cổng Kết Nối Trên Màn Hình Máy Tính Tốt Nhất
-
Các Loại Cổng Kết Nối Phổ Biến Trên Màn Hình Máy Tính
-
Phân Biệt Các Loại Cổng Kết Nối | Kiến Thức Công Nghệ - Duylinhlaptop
-
Các Cổng Kết Nối Màn Hình Máy Tính Phổ Biến 2021
-
Các Loại Cổng Kết Nối Màn Hình Mà Bạn Nên Biết - Nguyencongpc
-
Những điều Cần Biết Về Các Cổng Xuất Hình ảnh Phổ Biến Hiện Nay
-
Nên Chọn Màn Hình Có Cổng Kết Nối Nào VGA, DVI, HDMI Hay ...
-
Những Cổng Kết Nối Thường Thấy Trên Máy Tính Và Chức Năng Của ...
-
16 Loại Cổng Kết Nối Của Máy Tính Và Chức Năng Của Chúng
-
Các Cổng Xuất Hình ảnh Phổ Biến Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Cổng DVI Là Gì? So Sánh DVI Với HDMI, VGA Và DisplayPort
-
Nên Chọn Cổng Kết Nối HDMI Hay VGA? - Longvansystem
-
Các Kiểu Kết Nối Giữa Màn Hình Và Máy Tính - Hoangphat