ĐIỂM MỚI CỦA BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2 - TMT - QLNT

Số hóa Giới thiệu Học sinh Giáo viên Thư viện Thiết bị Tài nguyên Trang vàng Thi online Xem điểm Hệ thống PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐÍNH Video hướng dẫn Đăng nhập

ĐIỂM MỚI CỦA BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2

Năm học 2021-2022

1. Điểm mới của SGK Toán 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

* Về cấu trúc sách và cấu trúc bài học

- SGK Toán 2 thiết kế các nội dung theo chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn theo từng bài thay vì tiết học. Cách tiếp cận này sẽ giúp GV chủ động, linh hoạt hơn trong giảng dạy tuỳ theo thực tế của lớp học.

- Cấu trúc mỗi bài thường gồm các phần: Phần Khám phá giúp HS tìm hiểu kiến thức mới, phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức ở mức độ cơ bản, phần Trò chơi giúp HS thực hành, củng cố kiến thức và phần Luyện tập giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao.

*Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt

Tuyến nhân vật xuyên suốt được xây dựng giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều hơn với cuốn sách, bao gồm: hai chị em Mai, Mi và hai bạn Việt và Nam học cùng lớp Mai và bạn Rô-bốt, nhân vật đặc biệt rất thông minh và tinh nghịch. Các bạn nhỏ trong bộ sách sẽ lớn lên theo từng lớp và hi vọng sẽ trở thành những người bạn thân thiết của mỗi HS trong những năm tháng học trò.

*Nội dung luôn được gắn với thực tiễn

Nhiều nội dung trong sách Toán 2 luôn gắn với thực tiễn nhằm giúp HS thấy sự gần gũi của toán học với cuộc sống hằng ngày, hiểu được ý nghĩa của việc học toán.

*Hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Các nội dung của cuốn sách được lồng ghép nhiều hoạt động, trò chơi toán học giúp GV cùng HS có thể trải nghiệm và tổ lớp học một cách đa dạng góp phần đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học.

*Lồng ghép, tích hợp nội môn và liên môn

- Nhiều nội dung lồng ghép giữa ba mạch kiến thức nhằm giúp HS củng cố các kiến thức, kĩ năng toán học một cách vững chắc.

- Nhiều nội dung lịch sử, địa lí, văn học, văn hoá, đạo đức, khoa học và công nghệ được lồng ghép không chỉ giúp HS cảm thấy sự gần gũi của toán học mà còn tăng thêm hiểu biết, vốn sống cho các em.

*Minh hoạ sách được chú trọng

Do đặc thù của sách tiểu học đòi hỏi sách phải đẹp, hấp dẫn nên công tác minh hoạ đặc biệt được chú trọng. Nhiều hình minh hoạ trong sách được thiết kế có bối cảnh, đảm bảo nội dung toán học, có tính logic và thẩm mĩ cao, đồng thời còn ẩn chứa nhiều nội dung giáo dục. Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục đối với bối cảnh, vùng miền,... đều được cân nhắc rất kĩ lưỡng.

*Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá

Sách có giới thiệu hệ thống các bài tập thực hành, luyện tập phong phú, đa dạng nhằm định hướng,hỗ trợ đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.

2. Điểm mới của SGK Tiếng Việt 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Sách được biên soạn theo mô hình SGK dạy tiếng hiện đại, chú trọng phát triển các kĩ năng ngôn ngữ của người học. Tương tự Tiếng Việt 1, nội dung các bài học trong SGK Tiếng Việt 2 không chia thành các “phân môn” như Tập đọc, KC, Chính tả, TLV,…mà được tổ chức theo các hoạt động giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe). Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động dạy học ngôn ngữ gần với giao tiếp thực tế, vì vậy tạo được hứng thú ở người học và nâng cao hiệu quả dạy học.

- Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung các chủ điểm vừa gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam vừa đáp ứng yêu cầu GD, đào tạo những con người có được các PC và NL để sống tốt và làm việc hiệu quả trong thế kỉ XXI.

- Hệ thống chủ điểm đa dạng, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống của học sinh, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới của các em. Ngữ liệu được chọn lựa kĩ lưỡng, phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của người học; giúp HS có cơ hội kết nối với trải nghiệm cá nhân, phát triển cá tính lành mạnh và tư duy độc lập. Nhờ đó, ngoài việc giúp HS phát triển hiệu quả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, SGK TV2 còn góp phần vào việc bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, bạn bè, yêu thiên nhiên;…Các em cũng được phát triển KN quan sát, tư duy suy luận, KN giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Sách chú trọng định hướng thực hành, phát triển KN ngôn ngữ của HS thông qua thực hành. Ngoài HĐ thực hành thông qua đọc, viết, nói và nghe, HS còn được thực hành để phát triển vốn từ và luyện KN đặt câu trong phần Luyện tập. Ở lớp 2, sách không định hướng phân chia từ ngữ theo từ loại và câu theo đặc điểm cấu trúc mà chú trọng vào nghĩa và chức năng của các đơn vị ngôn ngữ. Nhờ vậy, các bài tập thực hành gần gũi hơn với trải nghiệm ngôn ngữ của người học.

- TV 2 chú trọng đổi mới dạy viết cho HS và thiết kế các HĐ viết theo một trình tự hợp lí. Ngoài luyện chính tả, HS được luyện viết đoạn (3 – 5 câu) với thời lượng 1 tiết/ tuần. Phần viết đoạn được sắp xếp ngay sau LTVC, kết nối chặt chẽ với hai phần đó. Nói cách khác, LTVC có thể coi là bước chuẩn bị công cụ (từ vựng và ngữ pháp) cho viết. Ngoài ra, viết đoạn còn kết nối với chủ điểm của các bài học. Nhờ đó, văn bản đọc cũng góp phần làm giàu vốn sống, trải nghiệm cho bài viết của HS.

- Sách thiết kế các nội dung dạy học theo định hướng mở, tạo cơ hội cho giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học một cách đa dạng và sáng tạo, tổ chức các HĐ dạy học linh hoạt theo điều kiện của nhà trường và khả năng học tập của học sinh. Sách cũng đổi mới định hướng đánh giá kết quả học tập của học sinh, chú trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.

- SGK TV2 chú ý dành thời gian cho HĐ đọc mở rộng, khuyến khích HS tự tìm sách, báo để đọc và có cơ hội chia sẻ kết quả đọc với các bạn trong nhóm, lớp. Qua đó, các em được rèn luyện KN tự đọc sách, đồng thời từng bước hình thành thói quen và hứng thú đọc sách hằng ngày.

- Sách có nhiều hình ảnh minh họa đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của học sinh. Không chỉ hình ảnh mà các loại bảng và sơ đồ cũng được sử dụng để tăng thêm hiệu quả dạy học của các công cụ trực quan.

- Tiếng Việt 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, sẽ mang lại cho học sinh nhiều hiểu biết và trải nghiệm phong phú về cuộc sống con người và thế giới thiên nhiên. Chắc hẳn sách sẽ giúp các em thích học tiếng Việt và ham mê đọc sách.

3. Điểm mới của SGK Đạo đức 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- SGK Đạo đức 2 mới được biên soạn theo cách tiếp cận năng lực. Qua đó, bước đầu hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân.

- SGK Đạo đức 2 gồm 8 chủ đề. Mỗi chủ đề được cụ thể hoá thành các bài học nhỏ với tổng số 15 bài, tương ứng với 35 tiết học, trong đó 55% nội dung dành cho giáo dục đạo đức; 25% nội dung dành cho giáo dục kĩ năng sống; 10% nội dung dành cho giáo dục pháp luật; 10% dành cho ôn tập, kiểm tra, đánh giá.

- Cấu trúc bài học được thiết kế thống nhất theo mô hình gồm các hoạt động: Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng. Nội dung mỗi bài học là những tình huống tiêu biểu, gắn với thực tiễn sinh động của HS trong gia đình, nhà trường và XH. Các nội dung của sách được sắp xếp khoa học và đảm bảo tính phát triển trong nội dung của các lớp sau. Qua mỗi bài học, bước đầu HS sẽ dần hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của người công dân tương lai.

- Các HĐ trong sách mang tính mở giúp GV có thể phối hợp nhiều phương pháp và HTTC dạy học khác nhau, tự do sáng tạo, linh hoạt trong quá trình dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của trường, lớp, vùng miền,…

- Sách thiết kế đảm bảo yêu cầu đổi mới đánh giá, giúp GV, phụ huynh đánh giá, học sinh tự đánh giá trong suốt quá trình dạy học.

4. Điểm mới của SGK Tự nhiên xã hội 2 (Cánh diều)

4.1. Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp

Mỗi chủ đề, mỗi bài học đều hướng đến việc tích hợp với những vấn đề cấp thiết của xã hội một cách phù hợp.

Ví dụ:

- Giáo dục gá trị sống, kĩ năng sống: Chủ điểm: Gia đình: Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

- Giáo dục an toàn: Bài 9: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

- Giáo dục sức khỏe: Bài 4: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ

- Ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Bài: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật

- Giáo dục tài chính: Bài 10: Mua, bán hàng hóa

4.2. Điểm mới về cấu trúc cuốn sách, chủ đề, bài học

4.2.1. Cấu trúc cuốn sách

Ngoài các bìa sách, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 phần chính:

- Hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình kết hợp với kênh chữ, tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.

- Mục lục: Mỗi chủ đề ứng với một thẻ màu, dưới mỗi chủ đề có tên các bài học, giúp HS dễ dàng tìm được bài học ứng với mỗi chủ đề.

Nội dung chính: Trong phần này có 6 chủ đề, 21 bài học, 1 bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề.

- Bảng tra cứu từ ngữ

4.2.2. Cấu trúc một chủ đề

- Cấu trúc một chủ đề gồm 3 phần: Trang giới thiệu chủ đề; các bài học; bài ôn tập và đánh giá.

- Trang giới thiệu chủ đề

Bao gồm những hình ảnh phản ánh nội dung cốt lõi của chủ đề và các mã màu, các số thứ tự để phân biệt giữa các chủ đề khác nhau. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó.

- Các bài học:

Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 3 đến 5 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Có 21 bài học được dạy trong 58 tiết.

- Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề: Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết.

4.2.3. Cấu trúc một bài học

Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 2 đều có cấu trúc gồm 3 phần:

Tên bài học

Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” hoặc “Hãy cùng nhau” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?)

Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?)

SGK Tự nhiên và Xã hội 2 có 3 dạng bài học chủ yếu: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó.

*Dạng bài học mới

Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau:

+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,…

+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi,

Thảo luận,…

+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân,…

+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK.

Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.

Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.

*Dạng bài thực hành

Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có 1 bài thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật, động vật. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động:

+ Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát,…).

+ Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Lưu ý học sinh giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công.

+ Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo.

*Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề

Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động:

+ Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá.

+ Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề,...

4.3. Hỗ trợ học sinh hứng thú, tích cực học tập

Nội dung của các bài học được trình bày tinh giản, không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ. Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện; đảm bảo logic khoa học và sư phạm giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Các hình ảnh sinh động, có màu sắc hấp dẫn, kết hợp với các sơ đồ, biểu bảng là nguồn cung cấp thông tin giúp làm đơn giản hoá những kiến thức khoa học khó hiểu và trừu tượng.

4.4. Hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Sách TN&XH 2 có 3 dạng bài học đòi hỏi GV phải vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.

Hầu hết các bài trong SGK TN&XH 2 đều có các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống thực tiễn.

4.5. Thể hiện được yêu cầu đổi mới đánh giá

Hoạt động đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ hoạt động gắn kết, khám phá kiến thức mới - hình thành kĩ năng, luyện tập và vận dụng.

Đa số các hoạt động học tập trong SGK TN&XH 2 tạo cơ hội cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đặc biệt, bài Ôn tập và đánh giá chủ đề giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS thông qua sơ đồ hệ thống kiến thức và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua xử lí tình huống.

4.6. Đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học

Sách TN&XH 2 đã đáp ứng được mục tiêu chương trình môn học: “Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cũng như năng lực khoa học”

Về việc hình thành các phẩm chất chủ yếu cho HS:

+ Yêu con người, thiên nhiên, chăm chỉ có nhiều cơ hội hình thành và phát triển ở các bài học trong chủ đề Gia đình và chủ đề Thực vật và động vật.

+ Ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng được hình thành chủ đạo ở chủ đề Gia đình và chủ đề Con người và sức khoẻ.

+ Ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản bản thân, gia đình, cộng đồng có thế mạnh ở

Chủ đề gia đình và Cộng đồng địa phương.

+ Tinh thần trách nhiệm với môi trường sống được hình thành rõ nét ở chủ đề Trường học, Thực vật và động vật.

- Về việc hình thành các năng lực chung cho HS: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Về việc hình thành năng lực khoa học cho HS: Thành phần năng lực nhận thức khoa học; Thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; Thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

5. Điểm mới của SGK Hoạt động trải nghiệm 2 (Cánh diều)

Chú trọng các việc làm cụ thể, thực tế, không nói chung chung, không học qua tranh ảnh, lí thuyết. Từ đó, những khó khăn nảy sinh cũng rất thực tế, mỗi HS, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có vấn đề riêng của mình.

Ví dụ: Làm đèn lồng; thực hành sắp xếp đồ dùng học tập; tự lựa chọn quần áo, giày dép phù hợp cho hôm sau đến trường; tự chuẩn bị trang phục cho buổi biểu diễn thời trang,…

Nhóm biên soạn có ý thức tạo sự kết nối lô gic với những nội dung hành động cụ thể đã soạn ở lớp 1. Ví dụ: Ở lớp 1, HS xây dựng cảm xúc với đồ dùng học tập của mình, rèn luyện kĩ năng quản lí đồ, không đánh mất đồ dùng học tập. Lớp 2, HS thực hiện chăm sóc đồ dùng học tập hằng ngày chứ không chỉ quản lí: cất bút đúng vào hộp bút, cất giấy vào bao đựng giấy, gọt bút chì khi bút bị cùn, lau dọn bàn học (Góc học tập của em). Tiếp theo, ở mức cao hơn, HS biết tự sắp xếp đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi cùng tập thể, cùng gia đình (Hành trang lên đường). Ngoài ra, HS tạo được cảm xúc với những món đồ mình được bố mẹ, người thân tặng...

Lớp 1, HS đã biết sơ qua về khái niệm rác thải, đã quan sát thùng rác của nhà mình.

Lớp 2, HS được hướng dẫn đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mình theo phiếu khảo sát về rác, nước, bụi.

Tính đa dạng trong các phương thức và phương pháp tổ chức HĐTN

- Các HĐ được thiết kế trong SGK không bị lặp lại đều đều. Các phương thức HĐTN được đưa vào sách một cách linh hoạt, gây được sự bất ngờ, tạo sự tò mò, thú vị, cảm hứng tham gia cho HS, tạo điều kiện tiếp cận thực tế cuộc sống ở mức cao nhất có thể. Đó là các phương thức:

+ Phương thức thể nghiệm tương tác (biểu diễn, sân khấu hoá, diễn tương tác);

+ Phương thức nghiên cứu, đo lường, thí nghiệm;

+ Phương thức cống hiến – đóng góp sức mình vào các HĐ xã hội, có ảnh hưởng đến người xung quanh;

+ Phương thức khám phá, tìm hiểu thực tế.

- Đối với đối tượng HS tiểu học, nhóm biên soạn đặc biệt nhấn mạnh việc thay đổi các hình thức hoạt động:

+ Quan sát

+ Dự đoán, đặt câu hỏi khám phá

+ Thí nghiệm, thực nghiệm

+ Thảo luận, phỏng vấn

+ Kể chuyện, diễn tiểu phẩm, đọc thêm thông tin, đọc thơ tương tác 11 tài liệu tập huấn giáo viên

+ Vẽ tranh

+ Viết hoặc vẽ một thông điệp

+ Lập sơ đồ tư duy, làm ngôi sao thông tin

+ Trò chơi giáo dục

+ Sắm vai để xử lí tình huống

+ Giao lưu nhân vật

+ Sưu tầm đồ vật, sưu tầm bài hát, câu ca dao

+ Dự án chung của nhóm, của tổ

- Các hình thức thực hiện nhiệm vụ đưa ra cũng rất đa dạng: nhiệm vụ dành cho cá nhân; nhiệm vụ dành cho cặp đôi; nhiệm vụ dành cho hoạt động nhóm; nhiệm vụ dành cho cả lớp.

* Hoạt động trải nghiệm luôn gắn với HĐ chia sẻ, phản hồi

- Đây là một trong những thời điểm không thể thiếu của quá trình HĐTN: những khó khăn nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ, thảo luận cách khắc phục, chia sẻ cảm xúc tích cực khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chia sẻ những bài học kĩ năng được rút ra sau trải nghiệm. Quá trình phản hồi không chỉ là đánh giá kết quả HĐTN mà còn giúp HS tạo động lực tiếp tục hành động, hành động thật chứ không dừng lại ở hành động hình thức hoặc đối phó.

- Đa dạng hoá các hình thức nhận phản hồi và phản hồi của phản hồi; thu hoạch sản phẩm; cánh đánh giá và tự đánh giá: HS có thể chia sẻ theo cặp đôi, theo nhóm, tổ hoặc viết, vẽ vào những tờ bìa thu hoạch. HS cũng có thể tham gia trưng bày sản phẩm (triển lãm), làm các cuốn cẩm nang nhỏ, tờ rơi, vẽ các bức tranh, sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp, viết nhật kí,...

- Với HS lớp 2, nhóm biên soạn đã đưa kĩ năng lập Sơ đồ tư duy vào HĐTN, bước đầu giúp HS thực hiện thao tác phân loại và rèn luyện tư duy khái quát. Trong SGK có đề xuất cách đánh giá và tự đánh giá HĐTN của cá nhân HS (dùng hình ảnh cây trải nghiệm với lá, hoa được dán thêm vào làm cây trải nghiệm đó sum sê, phong phú – là hồ sơ thu hoạch HĐTN của mỗi cá nhân) nhưng GV có thể đưa ra những hình thức đánh giá khác như thu thập vật báu cho hòm kho báu, thu thập ngôi sao cho bầu trời sao,…

* Kết nối với gia đình

- Các HĐSGH được thiết kế tạo điều kiện kết nối HS với người thân trong gia đình: Từ việc quan sát người thân, làm một việc chăm sóc người thân, cùng người thân xem lại những tấm ảnh cũ, mượn ảnh trong an-bum ảnh gia đình đến chia sẻ với các bạn với cảm xúc tự hào, chia sẻ về phản hồi từ bố mẹ, người thân khi mình làm được một việc nhà hay kể một câu chuyện vui, đánh dấu vào cuốn lịch những ngày đáng nhớ của gia đình,… đến việc lên kế hoạch cho một HĐ chung của gia đình và thực hiện kế hoạch đó (đi chơi xa, tổng vệ sinh nhà cửa, cùng về thăm ông bà ngày cuối tuần,…).

- Sự phản hồi, chia sẻ của HS trên lớp; việc lất ý kiến đánh giá về HĐTN của con từ phía bố mẹ tạo sự kết nối giữa GV và phụ huynh, giữa gia đình và nhà trường.

* Kết nối với cộng đồng

- Nhiều chủ đề và các HĐTN được thiết kế trong SGK tạo điều kiện để HS kết nối với cộng đồng gần (hàng xóm láng giềng) và cộng đồng rộng hơn (các bạn HS vùng sâu vùng xa, vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, các cộng đồng yếm thế trong xã hội).

- Những HĐ được thiết kế chú trọng việc giao lưu, quan sát, chia sẻ, đồng cảm với cộng đồng, tạo những ảnh hưởng nhất định với cộng đồng (nhắc nhở mọi người xung quanh bảo vệ môi trường; làm quen, kết nối với hàng xóm láng giềng, cùng tổng vệ sinh khu phố, làng xóm,…).

6. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 2

  1. Đổi mới về mục tiêu

SGK Mĩ thuật 2 hiện thực hóa mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật phù hợp với bối cảnh lịch sử Việt Nam bằng các mục tiêu cụ thể như:

- Trang bị, bổ sung, những kiến thức về ngôn ngữ cơ bản của nghệ thuật tạo hình để làm cơ sở cho HS hình thành quan niệm và nhận thức riêng về các giá trị thẩm mĩ trong nghệ thuật và cuộc sống.

- Tạo cơ hội cho HS kết nối các kiến thức trong bài học với thực tế cuộc sống để đáp ứng việc học đi đôi với hành.

- Khuyến khích HS sử dụng và phối hợp các loại vật liệu sẵn ở địa phương để thực hiện sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật nhằm phát triển khả năng sáng tạo và giáo dục ý thức về môi trường.

- Lồng ghép một số ngành nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống vào các bài học nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giúp HS nhận biết thêm vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.

- Tạo cơ hội tiếp cận và phát huy những thành tựu văn hóa, nghệ thuật của địa phương, đất nước, bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước ở mỗi HS.

2. Đổi mới về nội dung

Nội dung SGK Mĩ thuật lớp 2 được biên soạn trên nguyên tắc lấy yếu tố, nguyên lí tạo hình làm cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động thực hành, sáng tạo và thảo luận thông qua các chủ đề giáo dục. Nội dung các bài học được kết nối với nhau theo tiến trình, trong đó kết thúc hoạt động này là khởi đầu cho hoạt động tiếp theo, để hình thành năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng cho HS.

Kiến thức nền tảng của mĩ thuật được đưa vào các bài học theo tiến trình từ đơn giản đến phức tạp và được lồng ghép trong các chủ đề. Trong đó, yếu tố tạo hình được coi là nguyên liệu, là nền tảng của ngôn ngữ mĩ thuật còn các nguyên lí tạo hình được coi là phương tiện để HS biểu đạt tư tưởng, cảm xúc của mình.

3. Đổi mới về phương pháp dạy học

Cấu trúc các bài học trong SGK Mĩ thuật 2 được xây dựng dựa theo mô hình học tập qua trải nghiệm của nhà nghiên cứu giáo dục David Kolb và trên cơ sở kế thừa những thành tựu của Dự án “Hôc trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học” theo Chương trình Hợp tác phát triển Văn hóa của Bộ giáo dục và Đào tạo với Chính phủ Đan Mạch từ năm 2005-2015. Theo đó, các bài học trong SGK Mĩ thuật 2 được thiết kế với nhiều hình thức hoạt động mĩ thuật khác nhau để HS có cơ hội Khám phá, Kiến tạo kiến thức- kĩ năng, Luyện tập- sáng tạo, Phân tích- đánh giá và Vận dụng- phát triển kiến thức một cách chủ động, hiệu quả.

4. Đổi mới về đánh giá

Việc đánh giá trong SGK Mĩ thuật 2 được định hướng nhằm:

- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về các năng lực thẩm mĩ, các phẩm chất hình thành ở HS thông qua các hoạt động.

- Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn, hạn chế của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi Hs để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc Tiểu học.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hiện nay, cả thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nòng cốt là sự đột phá của công nghệ số. Quá trình đưa công nghệ số vào mọi mặt của đời sống gọi là chuyển đổi số. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 4 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Sáng ngày 20/11, trường Tiểu học Kim Đính long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) ... Cập nhật lúc : 22 giờ 20 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Niềm vui đến với tập thể trường Tiểu học Kim Đính trước lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: có 04 thầy, cô tham gia hội thi Giáo viên giỏi cấp huyện, năm học 2024- 2025. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 6 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Công tác bán trú có vai trò to lớn trong việc chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện cho học sinh tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 22 phút - Ngày 10 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024-2025, Trường Tiểu học Kim Đính đã gặt hái được nhiều thành công thông qua Hội thi giáo viên giỏi cấp trường. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 16 phút - Ngày 10 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói " Nghề dạy học là nghề cao quý trong những nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng t ... Cập nhật lúc : 20 giờ 25 phút - Ngày 4 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hải Dương lần thứ 18 (Năm 2023-2024) nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng đồng thời giúp ... Cập nhật lúc : 21 giờ 14 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, đồng thời nhằm đánh giá phong trào thi đua dạy tốt – học tốt của giáo viên và học sinh trong trường; bình chọn tôn vinh các giáo viên dạy giỏi, có nghiệp ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch công tác Đoàn năm học 2024-2025, Chi đoàn Trường Tiểu học Kim Đính đã tổ chức thành công Đại hội Chi Đoàn. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 37 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch của Ban khuyến học trường Tiểu học Kim Đính, Công đoàn nhà trường đã tổ chức trao thưởng cho các cháu là con cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao trong ... Cập nhật lúc : 21 giờ 58 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra môn T Việt 5 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Toán 5 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Khoa 5 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Sử, Địa 5 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Sử, Địa 4 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Khoa 4 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Toán 4 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn T. Việt khối 4 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn T. Việt khối 3 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Toán khối 3 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Toán khối 1 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt khối 1 cuối kì II năm 22-23
Đề kiểm tra môn Toán khối 4 giữa kì II năm 23-24
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt khối 4 giữa kì II năm 23-24
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt khối 5 giữa kì II năm 23-24
12345678
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Phiếu dự giờ áp dụng trong năm học 2024-2025
Báo cáo chất lượng cuối năm học 2023-2024 (biểu 5)
Báo cáo chất lượng cuối năm học 2023-2024 (biểu 4)
Báo cáo chất lượng cuối năm học 2023-2024 (biểu 3)
Báo cáo chất lượng cuối năm học 2023-2024 (biểu 2)
Báo cáo chất lượng cuối năm học 2023-2024 (biểu 1)
Phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2024 - 2025
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (BIỂU MẪU CÁC PHỤ LỤC)
Kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2023-2024
Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2023
Hướng dẫn thực hiện Công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2023-2024
Kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho HS, SV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch công tác truyền thông năm 2024
Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT trong trường năm 2024
123

Từ khóa » Trong Sgk Mĩ Thuật 2 (cánh Diều) Có Bao Nhiêu Chủ đề Bài Học