Điểm Mới Của Nghị định 10/2021/NĐ-CP Của Chính Phủ Về Quản Lý ...

Nội dung Nghị định 10/2021/NĐ-CP quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm 46 điều; Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công; Vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP), gồm: 1. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, 2. Dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, 3. Định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, 4. Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; 5. Thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; 6. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư 7. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn. Bao gồm những điểm mới sau đây: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định đầy đủ và rõ ràng hơn Nghị định 68/NĐ-CP-2019

Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là dự án PPP), gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế; thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được ký kết; quy định tại Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. 2. Về đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng của Nghị định 10 như sau: Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức; Cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP. Các tổ chức, các nhân tham khảo các quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Để quản lý chi phí đầu tư đối với các dự án ngoài quy định tại khoản 1 Điều này. Đối tượng áp dụng nghị định 68/NĐ-CP Bổ sung đối tượng áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Do bản chất các dự án PPP là dự án công và đã quy định là đối tượng quản lý như vốn dự án nhà nước ở điểm b khoản 3 điều 3 Nghị định 59/NĐ-CP 3. Xác định dự toán xây dựng công trình: Được quy định tại Đ12 của Nghị định 10NĐ-CP/2021 một cách chi tiết rõ ràng hơn:

3.1. Dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này. 3.2. Chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau: a) Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình. Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn giá xây dựng chi tiết được xác định như quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình: khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình xác định như quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này. b) Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định; c) Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%); d) Thuế giá trị gia tăng theo quy định. 3.3. Chi phí thiết bị được xác định như sau: a) Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế (công nghệ, xây dựng), danh mục thiết bị trong dự án được duyệt và giá mua thiết bị tương ứng;

b) Chi phí gia công, chế tạo thiết bị (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng; theo hợp đồng gia công, chế tạo, báo giá của đơn vị sản xuất, cung ứng hoặc trên cơ sở giá gia công, chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện; c) Các chi phí còn lại thuộc chi phí thiết bị như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 4. Các quy định chuyển tiếp: Được quy đinh tại điều 44 của NĐ10 cũng có những sự thay đổi rõ ràng như sau: – Đối với các dự án đầu tư xây dựng đã trình thẩm định trước ngày 01/01/2021 theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trước này nghị định có hiệu lực. Việc thẩm định được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, các văn bản – Đối với các dự án đầu tư đã thông báo kết quả thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng; Nhưng chưa phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thẩm định lại; Các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo Quy định của NGhị định 10/2021 – Đối với dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định 10 có hiệu lực chưa thực hiện; các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện theo Nghị định này. Như vậy Nghị định 10/2021/NĐ-CP có điểm với về việc phân cấp để các sở Xây dựng; Công bố đơn giá công trình thay vì ban hành đơn giá xây dựng công trình như Nghị định 68/2019/NĐ-CP. Về đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP trước đây ban hành theo quý. Thì đến Nghị định 10/2021/NĐ-CP có điểm mới là công bố theo định kỳ hàng năm hoặc sớm hơn khi cần thiết.

Vũ Thị Thanh Nga – Ban Pháp chế. NPC

Từ khóa » Tổng Mức đầu Tư Theo Nghị định 68