Điểm Mới Về Kiểm Tra, đánh Giá, Xếp Loại Học Sinh THCS Và Học Sinh ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là một trong những điểm mới việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng; những điểm mới về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hay nói cách khác là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, đảm bảo hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập của học sinh; đồng thời, đây là bước đệm giúp giáo viên, cán bộ quản lý không bỡ ngỡ khi triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6; một số điểm mới cơ bản là:
Thứ nhất, theo quy định cũ (Thông tư 58), việc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập của học sinh thực hiện ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, với môn giáo dục công dân thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh có kết hợp đánh giá bằng điểm số với nhận xét, tất cả các môn còn lại đánh giá bằng điểm số. Tuy nhiên theo Thông tư 26, ngoài ba môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét, có sự kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số ở tất cả các môn học còn lại không chỉ ở một môn Giáo dục công dân.
Về đánh giá bằng nhận xét là đánh giá sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Đánh giá bằng điểm số là đánh giá kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10".
Thứ hai, theo quy định mới, việc kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ thực hiện trên giấy mà đa dạng hóa dưới nhiều phương thức; trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi – đáp, viết ngắn, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học hoặc thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Đối với kiểm tra, đánh giá định kỳ: Giáo viên không chỉ cho học sinh làm các bài kiểm tra trên giấy (thực hiện trên giấy, hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút), mà giáo viên có thể đánh giá học sinh qua các dự án học tập, bài thực hành.
Việc sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua bài thực hành, dự án học tập giúp mức độ đánh giá được rộng hơn, sâu hơn so với nội dung kiểm tra, đánh giá thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập trong đánh giá thường xuyên.
Đây cũng lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính, điều này nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng, là tiền đề cho việc tổ chức đánh giá học sinh trên máy tính.
Thứ ba, bên cạnh việc bổ sung hình thức đánh giá bằng nhận xét cho các môn học, quy định mới cũng bỏ bớt điểm kiểm tra một tiết trong hình thức đánh giá bằng điểm số. Học sinh sẽ có các đầu điểm đánh giá thường xuyên (ĐĐGtx), điểm đánh giá định kỳ (gồm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ - ĐĐGgk, ĐĐGck). Trong đó, điểm đánh giá thường xuyên nhân hệ số một, điểm đánh giá giữa kỳ hệ số hai và điểm cuối kỳ hệ số ba. Điểm tổng kết năm học của học sinh là điểm trung bình của các đầu điểm nhân hệ số tương ứng. Một điểm nhấn khác của Thông tư 26 là đề kiểm tra cho các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ được xây dựng dựa trên ma trận, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học/hoạt động giáo dục.
Số điểm (Thông tư 58 gọi là “số lần”) kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm:
Trong mỗi học kì, số ĐĐGtx, ĐĐGgk và ĐĐGck của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) như sau:
(1) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
- Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;
- Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;
- Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.
(2) Kiểm tra, đánh giá định kì:
Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck.
(3) Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định, cụ thể như sau:
ĐTBmhk = | TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck |
Số ĐĐGtx + 5 |
Thứ tư, quy định cụ thể hơn về đánh giá học sinh khuyết tật; việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học. Bổ sung nội dung xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật.
Thứ năm, Thông tư 26 bổ sung thêm hình thức khen thưởng nhằm khích lệ học sinh học tập đó là khen thưởng theo lĩnh vực thay vì chỉ khen thưởng toàn diện như hiện nay. Cụ thể, ngoài danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như hiện hành, còn có thêm danh hiệu học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.
Với những điểm mới về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, bài toán đặt ra cho công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện trong toàn ngành như thế nào sao cho việc đánh giá, xếp loại đảm bảo đúng quy chế, công bằng, khách quan, chính xác kết quả học tập và rèn luyện của các em học sinh trong cùng một lớp, một trường và toàn tỉnh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực; khích lệ được ý thức, thái độ, tinh thần học tập của học sinh đạt kết quả cao nhất; trước hết, Sở GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục THCS, THPT tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu kỹ Thông tư 26, trao đổi, thảo luận hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, những điểm mới, hình thức, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá.
Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, trong đó chú trọng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá bằng nhận xét; hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và sử dụng ma trận đề áp dụng trong việc kiểm tra bài kiểm tra giữa kỳ/cuối kỳ, đảm bảo chuẩn đánh giá các bài kiểm tra theo mức độ yêu cầu cần đạt từng môn học và thống nhất trong toàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các nhà trường góp phần thực hiện thắng lợi việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT trên quê hương đất Tổ.
Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Từ khóa » Sổ điểm Cá Nhân Gọi Là Gì
-
Điểm Mới Về 04 Loại Sổ Sách Giáo Viên Phải Làm Từ Năm Học 2020 ...
-
Các Loại Sổ Sách Giáo Viên Phải Làm Năm 2022
-
Quy định Mới Nhất Về Sổ Sách Của Giáo Viên Các Cấp - LuatVietnam
-
Quy định Sổ Sách Giáo Viên Tiểu Học, THCS, THPT 2021
-
Những điểm Mới Về Các Loại Sổ Của Giáo Viên Từ 20/10/2020 - LawNet
-
Mẫu Sổ Theo Dõi Và đánh Giá Học Sinh Theo Thông Tư 32 - TopLoigiai
-
Cuối Kỳ, Cuối Năm GV Mới Nhận Xét, Vậy HS điều Chỉnh Thái độ, điểm ...
-
Giáo Viên Nhận Xét Học Sinh Trong Sổ điểm Cá Nhân, Phần Mềm điện ...
-
4 Loại Sổ Sách, Giấy Tờ Giáo Viên Phải Làm Từ Tháng 11/2020
-
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
-
[PDF] Quản Lý Hoạt động Dạy – Học Trong Trường Phổ Thông
-
[PDF] Chương 3 KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
-
Mẫu Nhận Xét Học Sinh THCS, THPT Theo Thông Tư 26
-
[PDF] Bảng Thời Hạn Bảo Quản Hồ Sơ, Tài Liệu Chuyên Môn
-
Sổ điểm Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
Sổ Gọi Tên Ghi điểm - Hướng Dẫn Sử Dụng SMAS
-
Khi Giáo Viên Phải Làm Tới 24 Loại Sổ Sách - Báo Tuổi Trẻ
-
Quy định Về Việc Thực Hiện Sổ Ghi đầu Bài, Học Bạ - THPT Lê Thị Pha