Điểm Qua Xuất Khẩu Lúa Gạo Của Một Số Nước Trên Thế Giới

Còn thời gian ngắn nữa là khép lại năm 2020, bước sang năm 2021 với nhiều thách thức và cơ hội mới. Năm 2020 được đánh dấu là năm có nhiều thiên tai dịch bệnh nhất trong nhiều thập niên qua. Trước hết là đại dịch COVID-19 kéo dài suốt năm, bộc phát nhiều lần trên khắp thế giới khiến nền kinh tế nhiều nước bị thiệt hại nặng. Đồng bằng sông Cửu Long chứng kiến hạn hán và xâm nhập mặn tồi tệ nhất từ trước đến nay, miền Trung hứng chịu mưa kéo dài từ 1-20/10, gây thiệt hại lớn về người và của các tỉnh miền Trung.

Dù phải tìm cách thích nghi với dịch bệnh và thiên tai, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt xuất khẩu gạo diễn biến theo chiều hướng thuận lợi nhất tính từ 2007 đến nay. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 11/2020 ước đạt 351,515 nghìn tấn với giá trị đạt 189 triệu USD. Lũy kế tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,702 triệu tấn và 2,83 tỷ USD, giảm 2,9% về khối lượng nhưng tăng 9,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo trong năm nay, xuất khẩu gạo Việt cán mốc 6 triệu tấn và hiện tại tồn kho gạo của Việt Nam không đáng kể vì đã hết vụ.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 1-2020\BAN TIN THI TRUONG\KY 8 THANG 12\2.Ky8-T12-Xuat khau gao VN-PhuocTuyen\H1.JPG

Chất lượng gạo xuất khẩu cũng cải tiến đáng kể, khối lượng gạo thơm xuất khẩu trong 11 tháng năm 2020 trên 2 triệu tấn, chiếm tỷ lệ 35%, trong đó có 166 nghìn tấn thơm đặc sản Khaw Dak Mali xuất khẩu giá 780 USD/tấn. Mặt khác, gạo Việt Nam đạt giải nhất trong Hội thi gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và hạng nhì năm 2020 giúp cho các dòng gạo ST của Việt Nam qua Mỹ là cái nôi của gạo thơm Jasmine và là thị trường gạo thơm Thái Lan. Các dòng gạo ST của doanh nghiệp Hồ Quang Trí xuất qua Mỹ trên 20.000 tấn, lượng xuất không nhiều do chào giá cao hơn gạo Hom Mali của Thái. Bù lại do Thái Lan năm 2020 bị mất mùa nếp nên lượng nếp xuất khẩu của Việt Nam gia tăng đáng kể, đạt 930 nghìn tấn với giá 540-580 USD/tấn.

Đặc biệt là cuối năm 2020 khi mà Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 mở đường cho nông sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường khó tính này với lãi suất ưu đãi, xuất khẩu gạo Việt Nam qua các nước châu Âu tăng nhanh. Tính từ 1/9 đến 13/12/2020, các nước châu Âu nhập khẩu 131.185 tấn gạo hạt dài, trong đó 35.296 tấn nhập từ Thái Lan (tỷ lệ 25,6%); 28.799 tấn nhập từ Ấn Độ (20,9%); 26.767 tấn nhập từ Pakistan (19,4%); 25.917 tấn nhập từ Campuchia (18,8%) và 15.007 tấn nhập từ Việt Nam (10,9%). Dù lượng gạo Việt Nam xuất qua châu Âu chỉ đứng thứ 5 nhưng đã tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng theo Liên minh châu Âu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào ngày 9/12/2020 đối với gạo 5% tấm là 498 USD/tấn, gạo tròn Nhật 540 USD/tấn và gạo Jasmine 600 USD/tấn.

Bảng 1: Nhập khẩu gạo hạt dài của châu Âu từ 1/9-13/12/2020 qua các nước (nguồn: Liên minh châu Âu)

Quốc gia

1/9-13/12/2020

So cùng kỳ 2019

1/9-13/12/2019

Tấn

Tỷ lệ

Tấn

Tỷ lệ

Thái Lan

35.296

25,6%

-13,8%

40.962

29,5%

Ấn Độ

28.799

20,9%

+19,8%

24.031

17,3%

Pakistan

26.767

19,4%

+24,9%

21.424

15,4%

Cambodia

25.917

18,8%

-33,0%

38.674

27,8%

Việt Nam

15.007

10,9%

+61,9%

9.271

6,7%

Điều mà người trồng lúa và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phấn khởi là giá gạo xuất khẩu trong năm 2019 duy trì ở mức cao, ngay cả đến tháng 12 là tháng mà Thái Lan và Campuchia bước vào thu hoạch chính vụ. Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, giá gạo xuất khẩu vào ngày 9/12/2020 loại 5% tấm của Việt Nam 502 USD/tấn, của Thái 515 USD/tấn, Gạo thơm Hom Mali Thái giá 899 USD/tấn, gạo thơm Rumduol của Campuchia giá 800 USD/tấn, gạo Jasmine Việt Nam giá 597 USD/tấn nhưng ST 24 Việt giá 900 USD/tấn; nếp Thái giá 821 USD/tấn nhưng nếp Việt giá chỉ có 543 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu tại Việt Nam và Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong năm 2020 do giá vận chuyển tăng. Cụ thể vận chuyển một container 20 feet từ Việt Nam đến Châu Phi đã tăng lên đến 5.000 USD so với 1.500 USD vài tháng trước nên ảnh hưởng đến mục tiêu 6,5 triệu tấn của Việt Nam.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 1-2020\BAN TIN THI TRUONG\KY 8 THANG 12\2.Ky8-T12-Xuat khau gao VN-PhuocTuyen\H2.JPG

Xuất khẩu gạo từ Campuchia trong 11 tháng đầu năm đạt 601.045 tấn, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó hơn 487.151 tấn gạo xuất khẩu là gạo thơm (81%)và 50.290 tấn là gạo trắng (15%). Về thị trường gạo của Campuchia có 211.854 tấn (35%) đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, 113.137 tấn (19%) sang EU, 36.679 tấn (6%) sang Malaysia và239.375 tấn (40%) đến 29 quốc gia khác.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 1-2020\BAN TIN THI TRUONG\KY 8 THANG 12\2.Ky8-T12-Xuat khau gao VN-PhuocTuyen\H3.JPG

Ngoài ra, Campuchia còn xuất khẩu hơn 1,77 triệu tấn lúa qua Việt Nam, bình quân mỗi ngày có 26.619 tấn lúa được Việt kiều chở về Việt Nam.

Xuất khẩu gạo ở Thái Lan được dự báo sẽ giảm 23% trong do sản lượng lúa giảm. Thái Lan, nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo lâu năm, dự kiến ​​xuất khẩu 5,9 triệu tấn trong năm nay, giảm so với 7,5 triệu tấn trong năm 2019. Trong 10 tháng 2020, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 4,487 triệu tấn gạo kim ngạch 2,884 tỷ USD.

Description: E:\Cong thong tin dien tu So\Dang tin bai\NAM 2021\QUI 1-2020\BAN TIN THI TRUONG\KY 8 THANG 12\2.Ky8-T12-Xuat khau gao VN-PhuocTuyen\H4.JPG

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo thị trường gạo năm 2021 tiếp tục thuận lợi do Philippines, Trung Quốc và các nước châu Phi có nhu cầu gạo cao, chưa kịp phục hồi sau đại dịch COVID-19 và lũ lụt. Tình hình xuất khẩu gạo của các nước vào năm 2021 như sau:

  • Năm 2020 Ấn Độ xuất khẩu được 13,7 triệu tấn gạo, tăng 40% so với năm 2019 (9,79 triệu tấn) nhờ Trung Quốc buộc phải gác lại tranh chấp biên giới để mua gạo Ấn Độ do giá rẽ, trong lúc gạo Việt Nam và Thái Lan cạn nguồn. Sang năm 2021 Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu thế giới với lượng gạo xuất khẩu và dự báo là 13 triệu tấn.
  • Thái Lan năm 2020 chỉ xuất khẩu có 5,5 triệu tấn gạo giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019 (7,56 triệu tấn). Thái Lan quyết tâm dành lại thứ hạng nhì bằng cách đạt lại giải nhất trong Hội thi gạo ngon nhất thế giới 2020 tổ chức vào ngày 1-3/12/2020. Họ đưa ra nhiều giống lúa cao sản gạo dẻo thay cho giống lúa mùa truyền thống. Dự kiến sang năm 2021 họ sẽ xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo.
  • Việt Nam năm 2020 dự kiến xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019 (6,58 triệu tấn) do nhiều hộ chuyển đất lúa sang đất cây ăn trái, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines giảm, khó đạt mục tiêu 6,5 triệu tấn. Sang năm 2021 sẽ xuất khẩu 6,3 triệu tấn gạo.
  • Trung Quốc năm 2020 xuất khẩu được 2,7 triệu tấn gạo, sang năm 2021 vẫn giữ mức 2,7 triệu tấn.
  • Pakistan năm 2020 xuất được 3,9 triệu tấn gạo, giảm 14% so với năm 2019 (4,55 triệu tấn). Năm 2021 xuất được 4 triệu tấn.
  • Myanmar năm 2020 xuất được 2,3 triệu tấn gạo, giảm 15% so với năm 2019 (2,7 triệu tấn). Dự kiến năm 2021 xuất được 2,2 triệu tấn gạo.
  • Campuchia năm 2020 xuất được 1,35 triệu tấn gạo (750.000 tấn gạo và 2 triệu tấn lúa qua Việt Nam). Dự kiến năm 2021 xuất được 1,4 triệu tấn gạo.

Hiện tại giá gạo nguyên liệu của Việt Nam ở tháng 12 tiếp tục ổn định, thị trường gạo sôi động. Các nhà máy chào mua gạo Đài thơm 8 nhiều hơn, giá tăng nhẹ, nhiều thương lái hỏi mua lúa tại Sóc Trăng, Bạc Liêu với giá cao. Từ đầu tháng 12 đến nay, giao hàng gạo Việt tiếp tục tăng, trong đó, lượng gạo đài thơm 8 và OM 18 chiếm tỉ lệ lớn, gần 50% tổng sản lượng. Hiện tại, đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan thì cơ hội xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vẫn rộng cửa hơn bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ổn định. /.

Nguyễn Phước Tuyên_Giám đốc Công ty An Điền

Từ khóa » Thị Trường Xuất Khẩu Lúa Gạo Của Việt Nam