Điểm Tín Dụng Là Gì? Cách Tăng điểm Tín Dụng

Bạn chưa từng vay Ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Bạn tự hào vì điểm tín dụng của mình tốt. Nhưng đấy chưa phải là tiêu chí để bạn được đánh giá là khách hàng tốt tại các ngân hàng.

Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng dựa vào điểm tín dụng của khách hàng. Vậy điểm tín dụng là gì và nó được tính như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Xem nhanh

  • Điểm tín dụng là gì?
    • Điểm tín dụng được hình thành dựa trên những yếu tố nào?
    • Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng
  • Làm thế nào để tăng điểm tín dụng
    • Thanh toán nợ vay đúng hạn, hạn chế trả nợ ngân hàng trễ hạn
    • Trả nợ cũ và hạn chế nợ mới
    • Chỉ vay khi thực sự cần thiết, không vay hộ người khác
    • Không mở nhiều thẻ tín dụng
  • Kết luận

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là điểm số Ngân hàng và các tổ chức công ty tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số của bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt.

Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng được hình thành dựa trên những yếu tố nào?

Theo các chuyên gia, điểm tín dụng được tạo ra từ 5 trọng số cơ bản gồm:

  • Lịch sử thanh toán (chiếm 35%). Đây là trọng số quan trọng nhất quyết định điểm tín dụng. (bạn có trả nợ các ngân hàng; công ty hay tổ chức tín dụng nào đó đúng hạn hay không? Có trả hết nợ hay không?)
  • Khoản nợ tín dụng (30%) Cho biết toàn bộ khoản nợ gồm khoản vay tín chấp và khoản vay thế chấp ngân hàng cấp cho bạn. Nếu bạn chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá là bạn có nguy cơ trả nợ trễ hạn hoặc không có khả năng trả nợ. Nếu bạn muốn hồ sơ vay vốn của mình được chấp nhận thì tỷ lệ này cần phải duy trì ở mức trung bình.
  • Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%).Chính là thời gian khoản tín dụng được mở. Nếu thời gian quan hệ tín dụng càng lâu, bạn càng được đánh giá cao.
  • Khoản vay tín dụng mới (chiếm 10%). Đây là mức độ mở tài khoản mới và những khoản vay mới của bạn. Việc mở một tài khoản mới sẽ là một điểm “xấu” trong lịch sử tín dụng của bạn.
  • Các khoản vay tín dụng phối hợp (chiếm 10%).

Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng

Điểm tín dụng là căn cứ để các ngân hàng, tổ chức tài chính đánh giá trước các nguy cơ rủi ro. Qua đó, họ hạn chế được nợ xấu và tổn thất khi cho vay tín dụng.

Vì vậy, Điểm tín dụng là một chỉ số đánh giá tình trạng tài chính hiện tại của bạn để ngân hàng quyết định có nên cho vay hay không.

Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng
Lợi ích của điểm tín dụng đối với khả năng vay tín dụng

Bạn có đủ điều kiện vay vốn hay không? Mức lãi suất cho vay dành cho bạn là bao nhiêu? Hạn mức tín dụng của bạn như thế nào? Bạn có phải khách hàng mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng, tổ chức hay công ty tín dụng hay không? Tất cả đều được quyết định dựa trên điểm tín dụng.

Làm thế nào để tăng điểm tín dụng

Thanh toán nợ vay đúng hạn, hạn chế trả nợ ngân hàng trễ hạn

Vì lịch sử thanh toán là yếu tố chiếm tới 35% điểm tín dụng của bạn cho nên việc bạn có thanh toán nợ vay đúng hạn không vô cùng quan trọng.

Khi sử dụng các khoản vay tín dụng với ngân hàng, bạn cần theo dõi thời gian để trả nợ đúng hạn. Việc thanh toán trễ hạn dù là vô tình hay cố ý cũng khiến bạn bị mất điểm tín dụng.

Trả nợ vay đúng hạn giúp tăng điểm tín dụng
Trả nợ vay đúng hạn giúp tăng điểm tín dụng

Vì vậy, trước khi có ý định vay Ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào, bạn cần lên phương án trả nợ hiệu quả.

Trả nợ cũ và hạn chế nợ mới

Nếu bạn đang có quá nhiều khoản nợ tại một tổ chức tín dụng nào đó thì bạn cần phải thanh toán càng nhanh càng tốt và hạn chế vay nợ mới khi chưa thanh toán xong nợ cũ.

Điều này sẽ quyết định xem điểm tín dụng của bạn có cao không và khả năng vay vốn vào lần sau của bạn như thế nào.

Chỉ vay khi thực sự cần thiết, không vay hộ người khác

Nên hạn chế các khoản vay không cần thiết để có thể cải thiện điểm tín dụng của bạn được cao hơn. Cũng không nên vay hộ người khác, vì sẽ không thể kiểm soát được việc trả nợ đúng hạn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.

Không mở nhiều thẻ tín dụng

Việc sở hữu đồng thời nhiều thẻ tín dụng cũng có nghĩa là các khoản nợ bạn phải thanh toán càng cao; khả năng trả nợ đúng hạn càng thấp. Nhất là khi bạn chỉ có một nguồn thu nhập hay tài sản đảm bảo cố định, hồ sơ tín dụng của bạn càng được ngân hàng đánh giá rủi ro cao.

Không tiêu vượt quá hạn mức. Trong trường hợp chi tiêu quá hạn mức tín dụng, bạn sẽ phải chịu phí phạt, chịu mức lãi suất cao đồng thời bị giảm điểm tín dụng.

Kết luận

Có thể thấy, điểm tín dụng là một trong những thang điểm vô cùng quan trọng đối với tổ chức cho vay và người đi vay, chính vì lẽ đó để các khoản vay của bạn luôn được chấp nhận trong những trường hợp cấp bách nhất bạn cần phải giữ cho số điểm tín dụng của mình cao nhất có thể.

Từ khóa » điểm Tín Dụng Là Gì