Điện áp Bước, điện áp Tiếp Xúc Và điện áp Cho Phép Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Điện áp bước
- Điện áp tiếp xúc
- Điện áp cho phép
- Dòng điện chạm đất
- Kết luận
Điện áp bước
Khi người đứng trong vùng điện thế chạm đất, 2 chân ở 2 vị trí có điện thế khác nhau nên giữa 2 chân hình thành một điện áp gọi là điện áp bước. Ví dụ ở hình vẽ sau: điện áp bước của người đứng ở vị trí 2 là U2 có sải chân rộng sẽ lớn hơn người đứng ở vị trí 1 là U1 có sải chân hẹp hơn. Với người đứng ở vị trí 3 chỉ đứng 1 chân nên điện áp đặt lên người U3=0.
Điện áp tiếp xúc
Điện áp đặt vào người (thường do chạm tay hay chạm chân) khi người chạm phải vật có mang điện áp gọi là điện áp tiếp xúc. Nói cách khác điện áp giữa tay người khi chạm vào vật có mang điện áp và đất nơi người đứng gọi là điện áp tiếp xúc.
Hầu hết người chạm phải dây dẫn điện đều là dây pha, do đó điện áp khi xảy ra chạm điện đều là điện áp pha.
Điện áp cho phép
Trị số dòng điện qua người là đại lượng dùng để đánh giá mức độ nguy hiểm đối với người. tuy nhiên xác định trị số dòng điện qua người trong nhiều trường hợp không thể làm được bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bất định.
Vì vậy một cách tương đối người ta xác định giới hạn an toàn cho người thông qua khái niệm điện áp cho phép. Dùng điện áp cho phép rất thuận lợi vì với mỗi mạng điện thường có một điện áp tương đối ổn định.
Tuỳ theo mỗi nước mà điện áp cho phép quy định khác nhau, ví dụ: Ba Lan và Thụy Sĩ là 50V, Hà Lan và Thụy Điển là 24V, Pháp là 24V, Ở Việt Nam điện áp cho phép đối với chiếu sáng cục bộ ở các máy công cụ, chiếu sáng ở những nơi nguy hiểm (trong buồng kín, hầm mỏ…) là 36V và 24V còn ở những nơi đặc biệt nguy hiểm lấy điện áp cho phép bằng 12V.
Dòng điện chạm đất
Các thiết bị điện đều được đặt trên mặt đất hoặc cấu kiện xây dựng nào đó. Về mặt an toàn điện thì các bề mặt đặt thiết bị điện đều được coi là đất. Khi thiết bị điện bị chạm điện ra vỏ, dòng điện sẽ truyền xuống đất, nơi có người vận hành và có thể gây nguy hiểm nếu không có kiến thức phòng tránh.
Một trường hợp khác có thể xảy ra là dây điện bị đứt, rơi xuống đât cũng tạo thành dòng điện đi vào đất.
Dòng điện đi vào đất sẽ tạo nên một vùng điện áp xung quanh điểm chạm đất. Độ lớn của điện thế được phân bố trên mặt đất theo quy luật hypebol xung quanh điểm chạm đất. Càng ra xa giá trị điện thế càng giảm, càng gần điểm chạm thì gí trị điện thế càng lớn.
Kết luận
Vậy là bài viết đã kết thúc, hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công!
Đọc tiếp:
- Nguyên nhân hư hỏng tiếp điểm và biện pháp khắc phục?
- Phương pháp tách người bị tai nạn điện và Sơ cứu?
Từ khóa » điện áp Bước Xảy Ra Khi Nào
-
Điện áp Bước Và Cách Phòng Tránh
-
Điện áp Bước, điện áp Tiếp Xúc, Cách Di Chuyển Ra Khỏi ... - VNK EDU
-
Điện Áp Bước Là Gì ?Khái Niệm Điện Áp Tiếp Xúc, Biện Pháp An ...
-
Điện áp Bước Là Gì? Các Biện Pháp An Toàn điện Cho Con Người
-
Điện Áp Bước Là Gì ?Khái Niệm Điện Áp Tiếp Xúc, Biện ... - Mobitool
-
Đo Điện Áp Bước Là Gì - Đo Điện Áp Bước Và Điện Áp Tiếp Xúc
-
Điện áp Bước, điện áp Tiếp Xúc, Cách Di Chuyển Ra ...
-
Điện Áp Bước Là Gì ?Khái Niệm Điện Áp Tiếp Xúc, Giải Pháp An ...
-
Khái Niệm Về điện áp Bước Và Cách Khắc Phục
-
Điện áp Bước | PDF - Scribd
-
ĐO ĐIỆN ÁP BƯỚC VÀ ĐIỆN ÁP TIẾP XÚC
-
Điện Áp Bước Và Điện Áp Tiếp Xúc - TEKSOL
-
Công Thức Tính điện áp Bước Là Gì - Hàng Hiệu
-
Điện áp Bước Là Gì