Điện áp định Mức Là Gì? Các Cấp điện, đặc điểm Và Vai Trò
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta nghe rất nhiều đến cụm từ điện áp định mức nhưng có lẽ vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của nó đối với thiết bị, hệ thống điện. Bài chia sẻ hôm nay của ThuyKhiDien sẽ giúp khách hàng biết thêm một số thông tin về điện áp và khoảng cách an toàn điện.
Tìm hiểu điện áp định mức
Điện áp định mức là gì?
Điện áp định mức hay còn gọi là điện áp danh định. Vậy điện áp định mức là gì? Nó có ký hiệu là Udđ hoặc Uđm.
Nó lại là 1 thông số quan trọng đối với kỹ sư, người dùng điện. Thông qua đó, con người có thể tạo nên 1 mạch điện, 1 lưới điện phù hợp. Qua đó thì quá trình sử dụng thiết bị, máy móc hay vật dụng tiêu thụ điện của con người được hiệu quả hơn, ít hao tốn điện năng.
Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn quyết định đến khả năng tải của lưới điện. Sau đó sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu, mức giá của các chi tiết, thành phần lưới điện.
Ở Việt Nam, chúng ta biết đến 2 loại điện áp đó là: điện áp pha, điện áp dây.
+ Điện áp pha: Là phần chênh lệch điện áp giữa 2 dây pha.
+ Điện áp dây: Là phần chênh lệch điện áp giữa dây trung tính hay dây tiếp đất với dây pha.
Các cấp điện áp thường gặp
Tại Việt Nam, chúng ta có bao nhiêu cấp lưới điện? Theo chúng tôi thì có 4 cấp lưới điện chính, thông dụng và thân quen gồm:
+ Điện hạ áp với trị số 0.38/0.22 kV.
Lưới điện này cực kỳ quan trọng khi nó có thể cấp điện trực tiếp cho các thiết bị sử dụng phục vụ cho đời sống, sản xuất.
+ Điện áp trung thế có giá trị lần lượt là 6 kV – 10 kV – 15 kV – 22 kV – 35 kV.
+ Điện cao áp với các giá trị từ 110V – 220V.
+ Tiếp theo là điện áp cao thế với trị số 110V – 220V.
+ Cuối cùng là điện áp siêu áp cao cấp với giá trị 500kV.
Đặc điểm cấp điện áp
Trên thế giới, người ta phân thành nhiều cấp điện áp hơn với các mức đa dạng.
Các bậc sẽ từ 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV. Do yếu tố kinh tế, nhu cầu mà có sự khác biệt khi phân cấp điện áp. Nếu điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ và kéo theo chi phí cách điện cao nhưng bù lại phí dây dẫn thì không đáng kể.
Cấp lưới điện nhỏ dưới 1000v được sử dụng bởi vì nó an toàn cho con người. Một số nước dùng lưới điện 100v.
Vai trò của điện áp định mức
Điện áp định mức hay còn gọi là hiệu điện thế, là 1 thông số cần phải quan tâm trong suốt quá trình sử dụng hệ thống điện. Vậy nó có vai trò gì?
Điện áp là 1 thông số giới hạn của 1 thiết bị cụ thể. Nó thông báo cho người sử dụng biết để có xử lý, điều chỉnh kịp thời giúp thiết bị có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong 1 môi trường làm việc phù hợp.
Điều kiện để 1 thiết bị chạy bền bỉ và tốt thì chúng ta cần có thiết bị ổn và chạy đúng điện áp định mức. Mỗi 1 thiết bị thì hiệu điện thế sẽ không giống nhau. Có loại thì điện áp là 12v, 24v, có loại 110v, 220v, 380v. Đây là những thông số thường ngày, quen thuộc đối với chúng ta.
Điện áp này sẽ giúp chúng ta sử dụng điện áp phù hợp, đúng số liệu đã được cho trước, hướng dẫn để có thể khai thác hiệu quả của thiết bị ở mức tối đa.
Đối với trường hợp, chúng ta không dùng đúng với thông số mà nhà sản xuất đưa ra thì cần phải sử dụng ở số gần nhất, như thế mới đảm bảo thiết bị không bị hỏng hóc, không quá giới hạn cho phép.
Đối với mỗi người, mỗi công việc, mỗi thiết bị thì ưu điểm của điện áp định mức sẽ khác nhau. Tuy nhiên nó luôn cần thiết, để chúng ta có thể sử dụng thiết bị năng suất cao, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu các sự cố xảy ra.
Ưu điểm của điện áp định mức
Điện áp điện mức mang đến cho con người lợi ích gì?
+ Đầu tiên
Nó sẽ thông báo cho người dùng nắm được điện áp định mức được giới hạn đối với thiết bị.
Nếu chạy với điện áp xác định thì sẽ làm cho thiết bị điện chạy ở chế độ tối ưu, tốt nhất. Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trong để các khung… không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Từ đó thiết bị có thể sử dụng được lâu dài hơn, độ bền tăng lên và tiết kiệm cho khách hàng.
+ Thứ 2
Điện áp định mức như là 1 hình thức là 1 yêu cầu để đặt ra cho người dùng. Một số là cho trước, 1 số là yêu cầu mà buộc người dùng phải tuân thủ và làm đúng, giống. Nhờ vậy mà các thiết bị được bảo vệ tốt hơn, tránh hỏng hóc và chạy được lâu dài.
+ Thứ 3
Mỗi một thiết bị điện đều luôn được đưa ra điện áp định mức có sẵn. Khách hàng chỉ cần đọc và dễ dàng nắm bắt được tình hình, cân nhắc cũng như điều chỉnh được 1 cách tốt nhất cho thiết bị của mình trong 1 môi trường làm việc phù hợp.
+ Nó là 1 thông số dùng để chứng minh cho lượng điện năng tiêu thụ cần thiết của 1 thiết bị. Người dùng sẽ quyết định dùng điện áp lớn hơn hoặc điện áp nhỏ hơn.
Tuy nhiên có 1 lưu ý là dù thiết bị chạy bình thường nhưng sẽ dễ xảy ra sự cố, nhanh hỏng, giảm chất lượng, năng suất làm việc hơn.
Khái niệm điện áp vận hành
Điện áp vận hành của lưới điện có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn điện áp định mức nhưng nhìn chung thì đều trong 1 giới hạn cho phép. Giới hạn trên của điện áp vận hành được xác định bởi điều kiện an toàn cho cách điện của đường dây điện. Dựa trên điều kiện để con người có thể thiết kế đường dây điện.
Giới hạn tối đa là:
6Kv < Udđ, 220kV thì Umax = 1,1. Udđ
Udđ = 500kV thì = l,05. Udđ
Giới hạn dưới Umin thì do điều kiện chỉnh điện áp ở các trạm biến áp. Điện áo chỉ cần đủ để có thể đạt được điện áp ở đầu ra của biến áp. Nó khoảng từ 5 tới 10%.
Udđ < 220kV thì Umin = 0,9. Udđ
Udđ = 500kV thì Umin = 0,95. Udđ
Nếu điện áp ở các nút tải xuống thấp, chỉ dưới 70% Udđ thì chắc chắn sẽ có hiện tượng sụp đổ điện áp diễn ra. Và nó vô cùng nguy hại cho lưới điện.
Giới hạn của lưới điện hạ áp trên, lưới điện hạ áp dưới sẽ do tiêu chuẩn chất lượng điện áp sẽ quyết định. Khi lưới điện trung áp cấp điện trực tiếp cấp điện trực tiếp cho các máy móc, thiết bị dùng điện thì giới hạn điện áp cũng sẽ bị phụ thuộc vào tiêu chuẩn chất lượng điện áp.
Khoảng cách an toàn của điện hạ thế, trung thế và cao thế
Khoảng cách an toàn điện gồm trung thế, hạ thế và cao thế đặc biệt quan trọng đối với tính mạng con người và các thiết bị, công trình, con vật xung quanh.
Chỉ khi nắm được khoảng cách này thì chúng ta mới đảm bảo được việc thiết lập, lắp đặt lưới điện đùng theo quy định của Pháp luật, của Nhà nước về tính an toàn.
Từ đó, các tai nạn điện, sự cố điện năng được giảm thiểu.
Trong khoảng 1 của điều 51 luật Điện lực có quy định cụ thể về khoảng cách an toàn phóng điện theo từng cấp. Khách hàng có thể tham khảo bảng này:
Điện áp | <22kV | 35kV | 66-110kV | 220kV | ||
Loại dây | Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | Chung |
Khoảng an toàn | 1.0m | 2.0m | 1.5m | 3.0m | 4.0m | 6.0m |
Khoảng 4 của điều 51 trong luật này thì lại quy định về khoảng cách an toàn từ điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, vật đến công trình lưới điện cao áp. Tiện cho khách hàng theo dõi thì chúng tôi có tổng hợp thành 1 bảng sau:
Giá trị điện áp | Đến 22kV | 35kV | 66kV | 110kV | 500KV |
Khoảng an toàn | 4.0m | 4.0m | 6.0m | 6m | 8m |
Những thông tin ở trên mà TKĐ chia sẻ, giúp được khách hàng 1 phần nào đó để vận hành và khai thác các hệ thống điện, thiết bị dùng điện 1 cách hiệu quả nhất, an toàn và cực kỳ tiết kiệm.
5/5 (1 bình chọn)Từ khóa » Khái Niệm điện áp định Mức Là Gì
-
Điện áp định Mức Là Gì? Tìm Hiểu Khoảng Cách An Toàn điện
-
Điện áp định Mức Là Gì? - Loadcell | MV
-
Khái Niệm điện áp định Mức - Mobitool
-
Điện áp định Mức Là Gì? - HOC247
-
Điện áp định Mức Là Gì Vậy? Tìm Hiểu Khoảng Phương Pháp An Toàn ...
-
Điện áp định Mức Là Gì? Tìm Hiểu Khoảng Cách An Toàn điện
-
Điện áp định Mức Là Gì? Khoảng Cách An Toàn điện Chuẩn Nhất
-
Điện Áp Danh Định Là Gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Đơn Vị Của điện áp định Mức Là Gì
-
Điện áp Là Gì? Một Số định Nghĩa Về điện áp Mà Bạn Nên Biết
-
Khái Niệm điện áp định Mức - CungDayThang.Com
-
Hiệu điện Thế định Mức Là Gì - Autocadtfesvb
-
Điện Áp Định Mức Là Gì - VIKI
-
Dòng điện định Mức Là Gì? Ký Hiệu, Công Thức Và Cách Tính?