Điện áp định Mức Là Gì? Tìm Hiểu Khoảng Cách An Toàn điện
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm điện áp định mức
Điện áp định mức (còn được gọi là điện áp danh định, ký hiệu là Uđm hoặc Udđ) của lưới điện, nó là cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Điện áp định mức là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị cùng giá thành của lưới điện.
Với lưới điện có 2 loại điện áp đó là: điện áp dây (điện áp giữa 2 dây pha) và điện áp pha (điện áp giữa dây pha và dây trung tính hoặc đất). Điện áp danh định là điện áp dây. Chỉ ở lưới điện hạ áp mới sử dụng điện áp pha và giá trị của điện áp này được viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.
Các cấp điện áp của hệ thống điện lưới tại Việt Nam
Tại Việt Nam có các cấp điện áp danh định là:
- Hạ áp: 0.38/0.22 kV – trực tiếp cấp điện cho các thiết bị sử dụng điện.
- Trung áp: 6- 10 – 15 – 22 – 35 kV.
- Cao áo: 110 – 220 kV
- Siêu cao cáp: 500 kV.
Các cấp điện áp trên thế giới
Ngoài những mức điện áp ở trên thì trên thế giới có nhiêu nước còn sử dụng các mức điện áp khác như 60- 150- 330 – 400 – 750kV. Sở dĩ nó có nhiều cấp điện áp trung, cao và siêu cao áp khác nhau vì lý do kinh tế. Để tải công suất không đổi nếu điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ, chi phí cho cách điện lớn nhưng chi phí liên quan tới dây dẫn nhỏ.
Còn ngược lại thì khi điện áp thấp chi phí cách điện nhỏ nhưng chi phí liên quan tới dây dẫn lớn. Vì vậy sẽ có điện áp tối ưu cho mỗi công suất tải cùng độ dài của đường dây. Nhưng trong một hệ thống điện nhất định chỉ sử dụng một số cấp điện áp nhất định.
Với cấp điện áp dưới 1000V thì khi lựa chọn điện áp ngoài lý do kinh tế còn có lý do an toàn cho người sử dụng điện. Vì thế có nước sử dụng điện áp 100V cho lưới điện hạ áp.
Đặc điểm của điện áp danh định
Mỗi cấp điện áp có thể tải được lượng công suất nhất định và hoạt động tốt trong khoảng cách nhất định.
Điện áp định mức của máy biến áp, thiết bị phân phối điện và thiết bị dùng điện có giá trị bằng hoặc có thể gần bằng điện áp danh định của lưới điện.
Các thiết bị điện được thiết kế theo điện áp này. Ở điện áp định mức, các thiết bị dùng điện tiêu thụ đúng như công suất thiết kế.
Khái niệm điện áp vận hành
Điện áp vận hành của lưới điện có thể lớn hơn hoặc cũng có thể nhỏ hơn điện áp định mức nhưng trong 1 giới hạn cho phép. Giới hạn trên của điện áp vận hành Umax xác định bởi điều kiện an toàn cho cách điện của đường dây điện. Đây cũng là điều kiện chọn cách điện khi thiết kế đường dây điện.
Giới hạn max là:
- 6Kv < Udđ , 220Kv thì Umax= 1,1.Udđ;
- Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.
Giới hạn dưới Umin là do điều kiện điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp, điện áp này cần đủ để có thể đạt được điện áp ở đầu ra của biến áp. Giới hạn này cũng rơi vào khoảng từ 5 tới 10%.
- Udđ < 220kV thì Umin = 0,9. Udđ
- Udđ = 500 kV thì Umin = 0,95.Udđ
Điện áp ở các nút tải xuống thấp dưới 70% Udđ thì có thể xảy ra hiện tượng sụp đổ điện áp vô cùng nguy hiểm cho lưới điện.
Ở lưới điện hạ áp giới hạn trên và dưới do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.
Nếu như lưới điện trung áp cấp điện trực tiếp cho thiết bị dùng điện thì giới hạn điện áp cũng do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.
Khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế và cao thế
Dưới đây là khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế và cao thế từ 6kv, 15kv, 35kv, 110kv, 500kv. Bạn cần phải tìm hiểu rõ các thông số này để giúp phục vụ công việc của bạn.
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 1 điều 51 của luật điện lực được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22kV | 35kV | 66-110kV | 220kV | ||
Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | ||
Khoảng cách an toàn phóng điện | 1.0m | 2.0m | 1.5m | 3.0m | 4.0m | 6.0m |
Khoảng cách dan toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định tại khoản 4 điều 51 của Luật Điện lực đó là khoảng cách tối thiểu đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22kV | 35kV | 66kV | 110kV | 500kV |
Khoảng cách an toàn phóng điện | 4.0m | 4.0m | 6.0m | 6.0m | 8.0m |
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định tại khoản 5, 6, 7 điều 51 của luật điện lực đó là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại tới điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:
Facebook Comments BoxTừ khóa » điện áp Cao Là Gì
-
Khác Nhau Giữa điện áp Cao áp, điện áp Trung Bình Và Thấp
-
Điện Cao áp Là Gì? Quy ước Và Các Cấp điện áp đang được Sử Dụng
-
Điện Cao Áp Là Gì - Qui Định Của Pháp Luật
-
Phân Biệt điện Trung Thế Với điện Hạ Thế, điện Cao Thế - ECO3D
-
Điện Áp Là Gì ? Có Các Cấp điện áp Nào ? - Điện Nước Khánh Trung
-
Điện áp Là Gì, Dòng điện Là Gì? - VITENDA
-
Điện áp Cao Là Gì - LuTrader
-
Phân Biệt điện Trung Thế, điện Hạ Thế, điện Cao áp | Cơ điện Trần Phú
-
Điện áp Là Gì? Một Số định Nghĩa Về điện áp Mà Bạn Nên Biết
-
Điện áp Không ổn định ảnh Hưởng Thế Nào đến Thiết Bị điện Và Tổn ...
-
Những Khái Niệm Cơ Bản Về Dòng điện Và điện áp
-
Những ảnh Hưởng Của điện áp Không ổn định đến Thiết Bị điện Và ...
-
Điện áp Sạc Pin điện Thoại Quá Cao Là Sao? Làm Sao để Khắc Phục?
-
Điện áp Là Gì? Những điểm Cơ Bản Về Dòng điện Và điện áp