Diễn Biến Của Bệnh Cúm | Washington State Department Of Health

  • You & Your Family
    • Be Well WA
    • Cannabis
    • Care-a-Van Mobile Health Services
    • COVID-19
    • Disability Organizations
    • Drug User Health
    • Food Safety
    • Healthy Aging
    • Healthy Home
    • Illness and Disease
    • Immunization
    • Infants and Children
    • Injury and Violence Prevention
    • Lactation
    • Men's Health
    • Nutrition and Physical Activity
    • Oral Health
    • Poisoning and Drug Overdose
    • Sexual and Reproductive Health
    • Adolescents & Young Adults
    • Tobacco
    • Watch Me Grow Washington
    • WIC
    • Women's Health
  • Community & Environment
    • Air Quality
    • Climate and Health
    • Contaminants
    • Drinking Water
    • Essentials for Childhood Initiative
    • Food
    • Health Equity
    • Higher Education
    • Noise
    • One Health
    • Opioids
    • Pests
    • Radiation
    • Schools
    • Shellfish
    • Wastewater Management
    • Water Recreation
    • Worksite Wellness
  • Licenses, Permits, & Certificates
    • Facilities - New, Renew or Update
    • File Complaint About Provider or Facility
    • Healthcare Enforcement and Licensing Management System (HELMS)
    • Healthcare Professional Credentialing Requirements
    • Medical Commission
    • Board of Nursing
    • Professions - New, Renew or Update
    • Provider Credential Search
    • Veterans, Service Members and their Families
    • Vital Records
  • Data & Statistical Reports
    • Data Guidelines
    • Data Systems
    • Data Topics A-Z
    • Diseases and Chronic Conditions
    • Environmental Health
    • Health Behaviors
    • Health Statistics
    • Healthcare in Washington
    • Injury Violence and Poisoning
    • State Health Assessment
    • Washington Tracking Network (WTN)
  • Emergencies
    • Health and Safety Alerts
    • Emergency Contacts and Numbers
    • Be Prepared, Be Safe
      • Bioterrorism and Terrorism
      • Diseases
      • Emergency Information for Specific Groups
      • Get Ready for an Emergency
      • Severe Weather and Natural Disasters
  • Public Health & Provider Resources
    • Clinical Laboratory Reporting
    • Emergency Medical Services (EMS) Systems
    • Emergency Preparedness
    • Healthcare Professions and Facilities
    • Lactation and Infant Feeding-Friendly Environments
    • Notifiable Conditions
    • Public Health Laboratories
    • Public Health System Resources and Services
    • Rural Health
    • Standing Orders
    • Telehealth
    • Tribal Public Health and Relations
    • Washington Health Alert Network
Main Menu

breadcrumb

  1. Home
  2. You & Your Family
  3. Illness And Disease A To Z
  4. Flu
  5. Diễn Biến Của Bệnh Cúm

In this section

Flu

  • Are you at high risk for flu?
  • Flu Facts
  • Flu and Pregnancy
  • Materials and Resources
  • Pandemic Flu
  • WashYourHandsingTon
Diễn Biến của Bệnh Cúm Русский Español English 中文 (traditional) 中文 (simplified)

Các Chủ Đề trên Trang Này

Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin quan trọng về cúm trên trang này.

Diễn Biến của Bệnh Cúm Thông Tin Cơ Bản về Cúm Giới Thiệu về Vắc-xin Phòng Cúm Nơi Tìm Vắc-xin Phòng Cúm Các Khuyến Cáo về Vắc-xin Phòng Cúm Tính An Toàn của Vắc-xin Phòng Ngừa và Điều Trị Bệnh Cúm Kháng Sinh

Diễn Biến của Bệnh Cúm

Năm nay sẽ có loại diễn biến của bệnh cúm nào?

Không thể dự đoán trước diễn biến của bệnh cúm. Thời điểm, mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn biến của bệnh cúm có thể thay đổi từ năm này sang năm khác. Hãy nhấp vào đường dẫn này để biết các thông tin cập nhật thường xuyên về bệnh cúm tiểu bang Washington. (chỉ có bằng tiếng Anh)

Thông Tin Cơ Bản về Cúm

Bệnh cảm cúm (hay còn gọi là "cúm") là gì?

Cúm là căn bệnh gây viêm nhiễm ở mũi, họng và phổi. Nó có thể gây bệnh từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.

Cúm lây lan như thế nào?

Cúm dễ dàng lây lan từ người sang người qua ho và hắt hơi. Quý vị có thể lây bệnh cúm cho người khác trước cả khi quý vị biết mình bị cúm. Người lớn có thể lây cúm cho người khác một ngày trước khi họ xuất hiện các triệu chứng và tới năm ngày sau khi họ bị ốm. Trẻ em có thể làm lây lan vi-rút trong từ 10 ngày trở lên.

Khi nào thì mọi người bị lây nhiễm bệnh cúm?

Quý vị có thể bị cúm bất cứ lúc nào trong năm, nhưng thường là vào các tháng mùa thu và mùa đông.

Các triệu chứng của bệnh cúm là gì?

Những người mắc cúm thường bị:

  • Sốt
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau người
  • Ốm yếu (mệt mỏi)
  • Đau đầu
  • Ói mửa hoặc tiêu chảy (thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn)

Nếu quý vị hoặc ai đó mà quý vị biết có các triệu chứng này và chúng nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị sớm nhất có thể. Cách tốt nhất để biết liệu quý vị có bị cúm hay không là để nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lấy mẫu dịch từ họng của quý vị và thực hiện xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Tôi đã từng bị cúm. Tôi có thể bị lại không?

Có. Vi-rút gây bệnh cúm thường xuyên thay đổi. Nếu quý vị đã bị cúm hoặc đã tiêm vắc-xin phòng cúm trước đây, quý vị vẫn có thể bị nhiễm một chủng cúm mới. Đó là lý do tại sao việc tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm là rất quan trọng.

Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm bệnh cúm?

Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm bệnh cúm là tiêm vắc-xin phòng cúm mỗi năm.

Quý vị có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của cúm và các bệnh đường hô hấp khác bằng cách che mũi và miệng khi ho và hắt hơi, rửa sạch tay trong 20 giây bằng xà phòng và nước, đeo tấm che mặt bằng vải và ở nhà khi quý vị bị ốm.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm?

Không thể dự đoán trước có bị nhiễm bệnh cúm và bệnh có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt với người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có các tình trạng bệnh lý nhất định. Những nhóm người đó có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh cúm, bao gồm:

  • Viêm phổi
  • Viêm tai
  • Viêm xoang
  • Mất dịch cơ thể (mất nước)
  • Bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hơn (hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường)

Nếu quý vị bị bệnh cúm khi đang mang thai, quý vị có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sớm và sinh non. Quý vị cũng có khả năng phải nằm viện và gặp phải nguy cơ tử vong cao hơn nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang cúm và thai kỳ của American College of Obstetricians and Gynecologists (Đại Học Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ) (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa cúm vào cùng ngày tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của tôi không?

Có, quý vị có thể tiêm vắc-xin ngừa cúm và vắc-xin ngừa COVID-19 cùng ngày. Tuy nhiên, quý vị không nên hoãn tiêm một trong hai loại vắc-xin chỉ vì để thuận tiện tiêm cùng nhau. Hãy tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc liều tăng cường ngay khi quý vị đủ điều kiện. Tốt nhất là quý vị nên tiêm vắc-xin ngừa cúm vào cuối tháng 10 để được bảo vệ trong thời kỳ cao điểm của dịch cúm. Nếu quý vị tiêm vắc-xin sau tháng 10 thì cũng không quá muộn; quý vị vẫn có thể tiêm để bảo vệ mình khỏi bệnh cúm.

Giới Thiệu về Vắc-xin Phòng Cúm

Vắc-xin phòng cúm (cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên)

Vắc-xin phòng cảm cúm hay vắc-xin phòng cúm bất hoạt (PDF), chứa vi-rút bất hoạt (đã bị tiêu diệt).

Trong mùa này, các mũi tiêm phòng cúm mùa này sẽ có ở dạng bốn đích (chống lại bốn chủng vi-rút cúm).

Xịt đường mũi

Vắc-xin phòng cúm sống giảm động lực (LAIV) (PDF) còn được gọi là vắc-xin phòng cúm "xịt đường mũi", được phê duyệt để sử dụng cho người không mang thai, từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Những người có một số bệnh lý nhất định không nên sử dụng vắc-xin phòng cúm xịt đường mũi. Tìm hiểu thêm bằng cách truy cập trang các Câu Hỏi Thường Gặp về vắc-xin phòng cúm xịt đường mũi của Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Vắc-xin phòng cúm bằng mũi tiêm trong da (dành cho người lớn từ 18 tuổi đến 64 tuổi)

Vắc-xin phòng cúm bằng mũi tiêm trong da được tiêm vào da thay vì bắp và sử dụng mũi kim tiêm nhỏ hơn so với tiêm vắc-xin phòng cúm thông thường.

Có vắc-xin phòng cúm liều cao cho người từ 65 tuổi trở lên không?

Có. Có các loại vắc-xin phòng cúm đặc biệt cho những người từ 65 tuổi trở lên. Những loại vắc-xin này được tạo ra để mang lại phản ứng miễn dịch mạnh hơn và bảo vệ tốt hơn so với vắc-xin phòng cúm tiêu chuẩn. Hãy hỏi nhà cung cấp hoặc dược sĩ của quý vị xem loại vắc-xin nào phù hợp với quý vị.

Có loại vắc-xin phòng cúm nào dành cho người bị dị ứng trứng không?

Có. FluBlok là vắc-xin phòng cúm tái tổ hợp dành cho người lớn từ 18 tuổi trở lên bị dị ứng trứng nghiêm trọng.

Những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với trứng hoặc với vắc-xin phòng cúm nên tiêm vắc-xin tại cơ sở y tế nội trú hoặc ngoại trú dưới sự giám sát của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo để nhận biết và xử lý các tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Tìm hiểu thêm bằng cách truy cập trang Vắc-xin Phòng Cúm Tái Tổ Hợp của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Vắc-xin phòng cúm có khiến tôi bị cúm không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không thể khiến quý vị bị cúm. Vắc-xin phòng cúm được tạo từ vi-rút bất hoạt (đã bị tiêu diệt), vi-rút đã bị suy yếu (giảm độc lực) hoặc thông qua các phương pháp hoàn toàn không sử dụng vi-rút cúm (vắc-xin phòng cúm tái tổ hợp).

Vắc-xin phòng cúm có bảo vệ chống lại cảm lạnh hoặc các vi-rút khác không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không bảo vệ quý vị khỏi vi-rút corona, cảm lạnh hoặc các vi-rút khác. Vắc-xin phòng cúm có chứa các chủng vi-rút cúm mà nghiên cứu cho rằng sẽ phổ biến nhất vào năm đó.

Vắc-xin phòng cúm sẽ bảo vệ tôi trong bao lâu?

Tiêm vắc-xin phòng cúm mỗi mùa thu sẽ bảo vệ quý vị suốt mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Trừ trẻ em tiêm vắc-xin phòng cúm lần đầu tiên, quý vị sẽ chỉ cần tiêm vắc-xin phòng cúm một lần mỗi năm.

Những người đã tiêm vắc-xin phòng cúm đôi khi vẫn có thể bị cúm, nhưng bệnh cúm của họ thường ít nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng vắc-xin phòng cúm có các lợi ích khác như giúp giảm nguy cơ tử vong, giảm khả năng phải nhập Intensive Care Unit (ICU, Khoa Chăm Sóc Tích Cực) và giảm thời gian nằm viện.

Mất bao lâu để vắc-xin có thể bảo vệ tôi khỏi bệnh cúm?

Phải mất khoảng tám đến mười ngày sau khi tiêm một liều vắc-xin để cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở hầu hết người lớn khỏe mạnh. Nếu quý vị định đi du lịch, hãy chắc chắn là quý vị tiêm phòng cúm ít nhất hai tuần trước khi đi.

Chi phí tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ em từ 18 tuổi trở xuống là bao nhiêu?

Tất cả trẻ em tại Washington đều có thể được tiêm miễn phí vắc-xin phòng cúm được khuyến cáo cho đến năm 18 tuổi. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tính một khoản phí hành chính để tiêm vắc-xin. Quý vị có thể đề nghị họ miễn trừ khoản phí đó nếu quý vị không thể chi trả chúng.

Chi phí tiêm vắc-xin phòng cúm cho người lớn là bao nhiêu?

Hầu hết các chương trình bảo hiểm, bao gồm Medicaid và Medicare phần B, đều bao trả chi phí tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm cho người lớn.

Năm nay, những người lớn không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm của họ không bao trả chi phí tiêm vắc-xin phòng cúm có thể được tiêm miễn phí. Hãy trao đổi với sở y tế địa phương của quý vị để biết thông tin về tính sẵn có và địa điểm tiêm vắc-xin phòng cúm.

Khả năng bảo vệ của vắc-xin phòng cúm là như thế nào?

Tính hiệu quả của vắc-xin phòng cúm thay đổi từ năm này sang năm khác phụ thuộc vào:

  • Sự phù hợp giữa các chủng cúm trong vắc-xin và các chủng cúm đang lưu hành
  • Độ tuổi và sức khỏe của người được tiêm vắc-xin

Không loại vắc-xin phòng cúm nào đạt hiệu quả 100 phần trăm, nhưng chúng có thể bảo vệ ở mức độ trung bình trong khoảng một năm, và có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu quý vị bị ốm.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập Tính Hiệu Quả của Vắc-xin--Vắc-xin Phòng Cúm Hiệu Quả Ở Mức Độ Nào? của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha)

Nơi Tìm Vắc-xin Phòng Cúm

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm ở đâu?
  • Hãy gọi cho bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị
  • Đến nhà thuốc tại địa phương của quý vị
  • Xem Công Cụ Tìm Vắc-xin Phòng Cúm
  • Liên hệ với sở y tế địa phương của quý vị
  • Gọi đến Đường Dây Nóng Help Me Grow Washington theo số 1-800-322-2588.
Tôi cảm thấy không an toàn nếu tiêm vắc-xin tại phòng khám trong đại dịch COVID-19 này. Tôi có thể làm gì?

Các phòng khám và nhà thuốc có các hướng dẫn về an toàn đặc biệt để tiêm vắc-xin trong đại dịch COVID-19 này. Một số phòng khám yêu cầu quý vị chờ bên ngoài hoặc trong xe cho đến giờ hẹn của quý vị để giới hạn số người ở trong tòa nhà. Năm nay, có thể có các lựa chọn như phòng khám tiêm vắc-xin lái xe qua. Hãy gọi đến phòng khám hoặc nhà thuốc của quý vị và hỏi loại quy trình an toàn mà họ tuân theo là gì.

Một số cửa hàng tạp hóa có các khung giờ mua hàng đặc biệt dành cho người trên 65 tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu. Những khung giờ đó có thể là lựa chọn phù hợp để đến nhà thuốc tiêm vắc-xin.

Các Khuyến Cáo về Vắc-xin Phòng Cúm

Ai nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

Department of Health (Bộ Y Tế) khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm phụ nữ mang thai và điều dưỡng (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Một số người có nguy cơ cao hơn và được đặc biệt khuyến nghị nên tiêm vắc-xin phòng cúm, bao gồm:

  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
  • Trẻ nhỏ và người lớn ở bất kỳ độ tuổi nào có tình trạng bệnh lý mạn tính nhất định hoặc có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt như hen suyễn, tiểu đường (tuýp 1 và 2), bệnh tim, tình trạng thần kinh và một số tình trạng bệnh lý dài hạn khác
  • Phụ nữ mang thai
  • Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người chăm sóc cho những người thuộc một trong các nhóm trên
  • Người Mỹ Thổ Dân và Người Alaska Bản Xứ

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Những Người Có Nguy Cơ Cao Mắc Biến Chứng Từ Cúm của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Việc lựa chọn vi-rút cho vắc-xin phòng cúm được thực hiện như thế nào? Ai đưa ra lựa chọn đó?

Các chuyên gia từ Food and Drug Administration (FDA, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm), World Health Organization (WHO, Tổ Chức Y Tế Thế Giới) và CDC xác định chủng vi-rút cúm có khả năng gây bệnh cao nhất trong năm tới. Các chuyên gia đó thành lập Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP, Ủy Ban Tư Vấn về Thực Hành Chủng Ngừa) và họp hàng năm để đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc sử dụng vắc-xin phòng cúm tại Hoa Kỳ.

Tôi có thể tìm hiểu về các lựa chọn vắc-xin phòng cúm cho năm nay ở đâu?

Quý vị có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập trang web của Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm) (chỉ có bằng tiếng Anh) và Tóm Tắt Khuyến Nghị cho mùa cúm 2021-2022 của Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh) (chỉ có bằng tiếng Anh).

Tính An Toàn của Vắc-xin

Vắc-xin phòng cúm có an toàn không?

Có. Vắc-xin phòng cúm được công nhận là có tính an toàn rất cao trong hơn 50 năm qua. Vắc-xin được chế tạo và thử nghiệm nghiêm ngặt mỗi năm.

Vắc-xin cũng có thể có các tác dụng phụ giống như bất kỳ loại thuốc nào. Hàng năm, CDC phối hợp chặt chẽ với FDA, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các sở y tế tiểu bang và địa phương cùng những đối tác khác để đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn cao nhất cho vắc-xin phòng cúm. CDC cũng phối hợp chặt chẽ với FDA để giám sát các vấn đề về sức khỏe không dự tính sau khi tiêm vắc-xin.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Tính An Toàn của Vắc-xin Phòng Cúm của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Việc giám sát vắc-xin phòng cúm để đảm bảo an toàn được thực hiện như thế nào?

CDC và FDA (cùng với các sở y tế tiểu bang và địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cùng những đối tác khác) theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vắc-xin phòng cúm gây ra những vấn đề không dự tính và nhanh chóng điều tra các tác dụng phụ bất thường. Các tác dụng phụ (còn được gọi là sự kiện bất lợi) có thể không liên quan đến việc tiêm vắc-xin mà chỉ đơn giản là xảy ra cùng thời điểm tiêm. Việc theo dõi và điều tra giúp chúng tôi xác định những tác dụng phụ nào thực sự là do tiêm vắc-xin và những tác dụng phụ nào là không phải.

Để biết thêm thông tin về tính an toàn của vắc-xin:

  • Tính An Toàn của Vắc-xin (Department of Health) (chỉ có bằng Tiếng Anh)
  • Tại sao cần theo dõi tính an toàn của vắc-xin (Centers for Disease Control and Prevention) (chỉ có bằng Tiếng Anh)
Vắc-xin phòng cúm có gây ra tác dụng phụ không?

Một số người không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào từ vắc-xin, nhưng một số người thì có. Hầu hết các tác dụng phụ từ vắc-xin phòng cúm đều nhẹ. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là:

  • Đau nhức, mẩn đỏ, khó chịu hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm vắc-xin
  • Ngất xỉu (chủ yếu ở thanh thiếu niên)
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Sốt
  • Ói mửa (đau bụng)

Nếu các vấn đề này xảy ra, chúng thường xuất hiện ngay khi được tiêm vắc-xin và kéo dài một đến hai ngày. Hiếm khi xảy ra các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Nếu các phản ứng đó xảy ra, chúng thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm vắc-xin. Nếu bác sĩ hoặc dược sĩ của quý vị lo ngại rằng quý vị có thể có phản ứng dị ứng hoặc gặp phải tác dụng phụ như ngất xỉu, họ có thể đề nghị quý vị đợi ở phòng khám hoặc nhà thuốc trong 15 phút sau khi quý vị tiêm vắc-xin.

Tại thời điểm tiêm vắc-xin, quý vị sẽ được cung cấp bản thông tin về vắc-xin bao gồm các lợi ích và rủi ro, các tác dụng phụ cần chú ý sau khi tiêm vắc-xin và cách báo cáo các tác dụng phụ.

Tôi có thể làm gì nếu tôi gặp phải tác dụng phụ từ vắc-xin?

Nếu quý vị cho rằng quý vị hoặc con em quý vị có thể đã gặp phải tác dụng phụ từ vắc-xin, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị và:

  • Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nộp báo cáo cho Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS, Hệ Thống Báo Cáo Sự Cố Bất Lợi Từ Vắc-xin), hoặc
  • Tự nộp báo cáo với VAERS (chỉ có bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) (làm theo hướng dẫn dành cho báo cáo trực tuyến).
Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm không chứa thủy ngân không?

Có. Vắc-xin phòng cúm không chứa thủy ngân có sẵn và đáp ứng các yêu cầu của luật hạn chế thủy ngân có hiệu lực tại tiểu bang Washington từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Luật về Thimerosal của chúng tôi (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Phòng Ngừa và Điều Trị Bệnh Cúm

Bảo vệ bản thân và người khác--thực hành các thói quen tốt cho sức khỏe

Cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm:

  • Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước
  • Sử dụng dung dịch rửa tay hoặc giấy lau dùng một lần gốc cồn
  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc ống tay, không phải bàn tay trần
  • Sử dụng khăn giấy để lau mũi, sau đó bỏ tờ khăn giấy đó đi và rửa tay
  • Ở nhà và tránh xa những người khác khi quý vị hoặc các thành viên trong gia đình quý vị bị ốm
  • Đeo tấm che mặt bằng vải nếu quý vị phải ra ngoài khu vực công cộng
Có cách điều trị bệnh cúm không?

Có. Có thể sử dụng các loại thuốc được gọi là thuốc kháng vi-rút để điều trị bệnh cúm. Những loại thuốc đó phải do nhà cung cấp dịch vụ y tế kê toa.

Ai nên sử dụng thuốc kháng vi-rút?

Các thuốc kháng vi-rút phải được sử dụng sớm để điều trị cho những người:

  • Bị ốm nặng do bệnh cúm (ví dụ: những người đang nằm viện)
  • Bị ốm do cúm và có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng do cúm (vì tuổi tác của họ hoặc vì họ có tình trạng bệnh lý có nguy cơ cao)

Những người khỏe mạnh bị cúm không cần được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.

Tôi có thể tìm thêm thông tin về thuốc kháng vi-rút ở đâu?

Quý vị có thể tìm thêm thông tin trên trang web "Những điều quý vị cần biết về thuốc kháng vi-rút cúm" của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ là mình đã bị cúm?

Nếu quý vị có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cúm, hãy liên hệ với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị sớm nhất có thể, đặc biệt là nếu quý vị có nguy cơ cao phát triển các biến chứng liên quan đến cúm (CDC) (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha). Cách tốt nhất để biết liệu quý vị có bị cúm hay không là để nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lấy mẫu dịch từ họng của quý vị và thực hiện xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Nếu quý vị bị cúm, nhà cung cấp của quý vị có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để điều trị.

Tôi nên ở nhà bao lâu nếu tôi bị ốm?

CDC khuyến cáo quý vị nên ở nhà, không đi làm, đi học, đi du lịch, mua sắm, đến các sự kiện xã hội và tụ tập công cộng trong ít nhất 24 giờ sau khi quý vị hết sốt (mà không dùng thuốc giảm sốt), trừ khi đi nhận dịch vụ chăm sóc y tế hoặc thực hiện các chuyến đi thiết yếu khác.

Năm bước cần làm nếu quý vị bị cúm
  1. Ở nhà và nghỉ ngơi
  2. Tránh tiếp xúc gần với người khác trong nhà quý vị để không làm họ bị ốm
  3. Uống nhiều nước và chất lỏng trong để tránh mất nước
  4. Hỏi nhà cung cấp của quý vị liệu quý vị có nên điều trị cơn sốt và ho bằng các loại thuốc mà quý vị có thể mua tại cửa hàng hay không
  5. Nếu quý vị bị ốm nặng hoặc có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng từ cúm, hãy gọi cho bác sĩ của quý vị

Để biết thêm thông tin về những việc cần làm nếu quý vị bị cúm, hãy truy cập trang web của CDC, Chăm Sóc Cho Người Ốm (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Kháng Sinh

Các thông tin quan trọng về kháng sinh

Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Chúng không có tác dụng với các loại vi-rút như cảm lạnh hoặc cúm. Nếu quý vị sử dụng kháng sinh cho một bệnh do vi-rút gây ra, quý vị có thể phát triển vi khuẩn kháng thuốc hay "siêu vi trùng". Sau đó, khi quý vị thực sự cần kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn thì kháng sinh lại không có tác dụng nữa.

Tìm thêm thông tin về kháng sinh trên trang của chúng tôi (chỉ có bằng Tiếng Anh).

  • You & Your Family
    • Be Well WA
    • Cannabis
    • Care-a-Van Mobile Health Services
    • COVID-19
    • Disability Organizations
    • Drug User Health
    • Food Safety
    • Healthy Aging
    • Healthy Home
    • Illness and Disease
    • Immunization
    • Infants and Children
    • Injury and Violence Prevention
    • Lactation
    • Men's Health
    • Nutrition and Physical Activity
    • Oral Health
    • Poisoning and Drug Overdose
    • Sexual and Reproductive Health
    • Adolescents & Young Adults
    • Tobacco
    • Watch Me Grow Washington
    • WIC
    • Women's Health
  • Community & Environment
    • Air Quality
    • Climate and Health
    • Contaminants
    • Drinking Water
    • Essentials for Childhood Initiative
    • Food
    • Health Equity
    • Higher Education
    • Noise
    • One Health
    • Opioids
    • Pests
    • Radiation
    • Schools
    • Shellfish
    • Wastewater Management
    • Water Recreation
    • Worksite Wellness
  • Licenses, Permits, & Certificates
    • Facilities - New, Renew or Update
    • File Complaint About Provider or Facility
    • Healthcare Enforcement and Licensing Management System (HELMS)
    • Healthcare Professional Credentialing Requirements
    • Medical Commission
    • Board of Nursing
    • Professions - New, Renew or Update
    • Provider Credential Search
    • Veterans, Service Members and their Families
    • Vital Records
  • Data & Statistical Reports
    • Data Guidelines
    • Data Systems
    • Data Topics A-Z
    • Diseases and Chronic Conditions
    • Environmental Health
    • Health Behaviors
    • Health Statistics
    • Healthcare in Washington
    • Injury Violence and Poisoning
    • State Health Assessment
    • Washington Tracking Network (WTN)
  • Emergencies
    • Health and Safety Alerts
    • Emergency Contacts and Numbers
    • Be Prepared, Be Safe
      • Bioterrorism and Terrorism
      • Diseases
      • Emergency Information for Specific Groups
      • Get Ready for an Emergency
      • Severe Weather and Natural Disasters
  • Public Health & Provider Resources
    • Clinical Laboratory Reporting
    • Emergency Medical Services (EMS) Systems
    • Emergency Preparedness
    • Healthcare Professions and Facilities
    • Lactation and Infant Feeding-Friendly Environments
    • Notifiable Conditions
    • Public Health Laboratories
    • Public Health System Resources and Services
    • Rural Health
    • Standing Orders
    • Telehealth
    • Tribal Public Health and Relations
    • Washington Health Alert Network
  • Newsroom
  • About Us
  • Contact Us

Từ khóa » đang Cảm Cúm Có Tiêm được Vaccine Covid 19 Không