Diễn Biến Hòa Bình Là Gì? Cho Ví Dụ

Diễn biến hòa bình là gì? Cho ví dụVí dụ về chiến lược diễn biến hòa bìnhMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Diễn biến hòa bình là gì? Cho ví dụ. Diễn biến hòa bình là cụm từ chúng ta được nghe thấy khá nhiều lần trong những năm gần đây. Vậy, thế nào là diễn biến hòa bình? Chúng ta có thể hiểu cụm từ này theo mặt chữ không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

  • Tên gọi đầu tiên của Chiến lược diễn biến hòa bình có tên là?

Mục đích của Diễn biến hòa bình là gì?

  • 1. Diễn biến hòa bình là gì? 
  • 2. Nội dung của diễn biến hòa bình
    • 2.1. Nội dung chính của Diễn biến hòa bình
    • 2.2. Mục đích của chiến lược diễn biến hòa bình
  • 3. Giải pháp chống diễn biến hòa bình
  • 4. Ví dụ về diễn biến hòa bình ở nước ta
  • 5. Chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay
  • 6. Tên gọi đầu tiên của chiến lược "Diễn biến hoà bình" có tên gọi gì?

Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã lùi xa gần 50 năm, tuy niên, trong thời bình hiện nay, vẫn còn rất nhiều thế lực thù địch vẫn luôn nhăm nhe chống phá Đảng, chính quyền, đất nước ta bằng nhiều cách. Trong đó nổi bật nhất là chiến lược "diễn biến hòa bình", hòng làm suy yếu Đảng, khiến các cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", làm tổn hại nội lực của tổ chức chính quyền. Trong bài viết này, hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu thế nào là chiến lược "diễn biến hòa bình", những biểu hiện của chiến lược "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam hiện nay nhé.

1. Diễn biến hòa bình là gì?

Diễn biến hòa bình có thể được hiểu như sau:

Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước không tuân theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự.

Các biện pháp “diễn biến hòa bình” bằng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan rã đối phương nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng”, đã được các nhà chính trị, quân sự nhiều nước thực hiện từ lâu. Nhưng đó thường là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho các hành động tiến công quân sự.

=> Như vậy, chiến lược "diễn biến hòa bình" là biện pháp "phi vũ trang", các thế lực thù địch dùng biện pháp này để chống phá một quốc gia khác bằng biện pháp "hòa bình", hòng làm suy yếu quốc gia đó mà không cần dùng đến chiến tranh quân sự, vũ lực.

Chiến lược "Diễn biến hòa bình" không chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, mà nó đã manh nha từ lâu, khi chiến tranh bằng vũ lực đã không còn là xu thế và không nhận được sự ủng hộ của các nước trên thế giới, cũng như của chính người dân của đất nước gây chiến.

Hậu quả nặng nề nhất mà chiến lược "Diễn biến hòa bình" gây ra là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu vào cuối thế kỷ XX. Sự thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu không chỉ là sự yếu kém nội tại, những sai lầm trong chủ trương cải tổ kinh tế, chính trị, mà còn đến từ sự chống phá ngầm của các thế lực thù địch. Theo đó, bằng những cuộc tấn công "hòa bình" ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội, chúng khiến một số đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lý tưởng, làm suy yếu Đảng từ bên trong. Và sự mất quyền lực về tay các phe cánh khác là điều tất yếu.

Nhìn nhận đặc điểm, nội dung của "diễn biến hòa bình", từ đó có giải pháp thiết thực chống lại các thế lực thù địch là việc làm cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến khó lường.

2. Nội dung của diễn biến hòa bình

Nội dung diễn biến hòa bình

2.1. Nội dung chính của Diễn biến hòa bình

Nội dung chính của chiến lược "diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh..., để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động.

Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.

=> Nội dung của chiến lược "diễn biến hòa bình" cho thấy những thủ đoạn của các thế lực thù địch đã tác động đến mọi lĩnh vực, trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của Việt Nam; từ bên trong tổ chức đến bên ngoài quần chúng, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân.

2.2. Mục đích của chiến lược diễn biến hòa bình

Mục đích chính của chiến lược "Diễn biến hòa bình" là:

- Cản trợ sự phát triển kinh tế, khiến các nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc kinh tế vào các nước tư bản, dần dần dẫn đến phụ thuộc cả về chính trị, làm giảm vị thế của các nước xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế.

- Xâm chiếm về văn hóa, khiến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nước ta bị mai một. Đặc biệt, biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, lý tưởng cách mạng, đạo đức văn hóa ở một bộ phận giới trẻ ngày nay sẽ khiến nội lực của đất nước bị phá vỡ. Lực lượng xây dựng đất nước tương lai yếu về bản lĩnh chính trị sẽ dẫn đến suy yếu Đảng, làm lệch lạc con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.

- Thực hiện đa nguyên, đa Đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên bản đồ thế giới. Biến các nước Xã hội chủ nghĩa phải phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, phụ thuộc cả về kinh tế, chính trị, làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống.

3. Giải pháp chống diễn biến hòa bình

Giải pháp chống diễn biến hòa bình là giải pháp được thực hiện thường xuyên và lâu dài để mọi thế hệ đều ý thức được việc phòng chống lại thế lực thù địch ngay cả khi đất nước hòa bình. Sau đây là một số giải pháp chống diễn biến hòa bình:

Một là: Thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố và giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ.

Bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ là yếu tố cơ bản, then chốt tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội và từng đơn vị; đồng thời, giữ vai trò định hướng thúc đẩy hành động và hành vi tích cực của bộ đội

Hơn nữa, vấn đề cốt lõi của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là thực hiện “chiến thắng không cần chiến tranh”. Chúng đã tập trung phá hoại về chính trị, tư tưởng của Quân đội ta. Do đó, phải nâng cao bản lĩnh chính trị cũng cố và giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng cho mỗi cán bộ, chiến sĩ là tất yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Yêu cầu bản lĩnh chính trị của bộ đội hiện nay là kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, có niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa và thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Hai là: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng mọi phương án chiến đấu, luyện tập thành thạo các phương án không để bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra.

Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, luyện tập và thành thạo các phương án chiến đấu là một trong những nhân tố bảo đảm cho các đơn vị trong quân đội đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đồng thời, đây còn là giải pháp trực tiếp đánh bại âm mưu thủ đoạn của kẻ thù hòng phá hoại quân đội về tổ chức, làm suy giảm khả năng chiến đấu, vô hiệu hóa sức mạnh chiến đấu của quân đội ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố chính trị, tư tưởng của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội

Ba là: Thường xuyên củng cố và phát huy vai trò các tổ chức, quản lý chặt chẽ đơn vị về mọi mặt thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng chống “Diễn biến hòa bình”. Hiện nay lực lượng quan trọng nhất thực hiện ngăn chặn diễn biến hòa bình lan rộng là lực lượng an ninh mạng, lực lượng này cần phát hiện ngăn chặn hành động tuyên truyền trên mạng để hạn chế sự lan rộng tin tức không đúng sự thật đến nhân dân.

Bốn là: Phối hợp với địa phương và các đơn vị bạn xây dựng địa bàn vững mạnh, an toàn, kịp thời ngăn chặn và đập tan khi có tình huống bạo loạn xảy ra. Cần tuyên truyền giáo dục về diễn biến hòa bình trong nhân dân để người dân chủ động phát hiện và báo cáo với cơ quan chức năng nhất là những hoạt động tuyên truyền thông tin sai sự thật về Đảng và Nhà nước. Khi nhân dân ý thức và trung thành với Đảng thì cũng sẽ luôn luôn chống lại những hành động chống phá Nhà nước.

4. Ví dụ về diễn biến hòa bình ở nước ta

Hoatieu.vn xin lấy ví dụ về diễn biến hòa bình như sau:

Ví dụ 1: Anh A đăng lên facebook những thông tin sai sự thật về Đảng và Nhà nước Việt Nam, cắt ghép video tạo dựng nên cảnh lực lượng chức năng đàn áp nhân dân, từ đó lên án nhà nước ta không thực hiện dân quyền, dân chủ. Một bộ phận người dùng facebook không kiểm định kỹ thông tin đã bị những bài viết này dắt mũi, cảm thấy bất mãn và mất niềm tin vào nhà nước.

Mặc dù A không dùng những thủ đoạn bạo lực, quân sự nhưng A đang làm nhân dân mất niềm tin vào nhà nước, tạo nên những sức ép với nhà nước hòng lật đổ chế độ Cộng sản.

Ví dụ 2: Chị B là người kinh doanh buôn bán, lợi dụng tình hình dịch bệnh, kinh tế khó khăn, người dân không thể đi lại mua bán hàng hoá. Chị thường xuyên đăng tin hết hàng và nói rằng người dân đi mua hàng trữ để bảo đảm cho việc cách ly tại nhà. Việc chị B đăng lên mạng xã hội đã khiến một bộ phân dân cư hoang mang, khiến họ đi mua hàng về để đảm bảo không hết hàng. Điều này đã khiến nguồn cung ứng hàng hoá không đáp ứng kịp, không kiểm soát được kinh tế, thổi giá. Hành vi của chị B cũng là một hành vi gây ảnh hưởng đến tâm lý và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam bằng diễn biến hoà bình. Sau khi phát hiện hành vi của chị B là sai phạm nên đã bị cơ quan nhà nước xử lý theo quy định pháp luật.

Ví dụ 3: Một nhân vật nữ hoạt động trên mạng xã hội và livetream, nhân vật nữ đã nói chuyện với mọi người trên mạng xã hội. Và trong cuộc nói chuyện nhân vật nữ này đã có lời lẽ xúc phạm một người lãnh đạo trong cơ quan nhà nước. Hành vi này đã bị nhiều người xem quay lại và giữ lại. Sau đó bị tung lên mạng xã hội và lên án lời nói của bạn nữ. Hành vi của bạn nữ được coi là vi phạm pháp luật vì nói sai sự thật về những cán bộ nhà nước ảnh hưởng đến hình ảnh cán bộ nhà nước trong nhân dân.

Ví dụ 4: Thời gian gần đây, hoạt động ngầm của một số tổ chức tà đạo, môn phái lạ như Pháp luân công, Hội thánh Đức chúa trời, Hội Hồ Chí Minh... hay lợi dụng sự mê tín dị đoan của một bộ phận quần chúng, ra sức tuyên truyền mê tín, giả sư, đội lốt tín ngưỡng hòng khuếch trương thanh thế, truyền bá tư tưởng độc hại, luồng văn hóa xấu độc, xuyên tạc nhằm xóa nhòa truyền thống văn hóa dân tộc của cha ông ta, bôi nhọ các vị thánh nhân, anh hùng dân tộc, cổ súy lối sống ích kỷ, vật chất, từ đó gây mất an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc tại một số vùng, địa phương.

Ví dụ 5: Ông A là cán bộ đảng viên đã về hưu. Thời gian ở nhà rảnh rỗi, ông thường xuyên xem tin thức thời sự trên ứng dụng Youtube, đọc tin tức trên facebook. Tuy nhiên, ông lại không xem các kênh chính thống, mà lại xem các kênh của thế lực phản động như Việt Tân, Dân Luận, Pháp luân công, Việt Nam Cộng hòa; Người Việt Online, Nhật ký yêu nước,... Kết hợp với số ít biểu hiện tiêu cực của lãnh đạo địa phương, ông A dần có biểu hiện bất mãn với chế độ, chính quyền, thường xuyên đơm đặt, tuyên truyền nhưng thông tin sai sự thật về các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những sự kiện chính trị - xã hội đã và đang diễn ra hiện tại đến người dân sống xung quanh. Hành vi của ông A cho thấy, tuy ông A từng là đảng viên, nhưng tư tưởng, lập trường chính trị không kiên định, thiếu vững vàng. Với những thông tin sai lệch, không tìm cách bác bỏ mà lại hiểu sai, tuyên truyền cho người khác cùng nghe những thông tin sai lệch đó. Điều này không chỉ gây mất đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến sự bình yên của địa phương, mà còn bôi nhọ uy tín, nhân phẩm của các vị lãnh đạo nhà nước.

=> Như vậy bạn có thể thấy hành động diễn biến hoà bình chính là việc sử dụng lời nói, không bạo lực và khiến tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế nhà nước. Điều này khiến nhân dân bị ảnh hưởng và lung lay ý chí vào nhà nước. Đây là những hành động tuy không ảnh hưởng trực tiếp những sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến đất nước bằng cách tác động đến tâm lý nhân dân từ từ. Việc này rất nguy hiểm cho một nhà nước và nếu không triệt để xử lý sẽ dễ dàng khiến nhà nước đó sụp đổ.

5. Chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay

  • Mời bạn xem thêm: Liên hệ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ

Chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam đang phát triển khá đa dạng, len lỏi vào sâu các bộ phận, tầng lớp nhân dân, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đã thể hiện ngày càng rõ hơn, tinh vi hơn, cả trực tiếp lẫn gián tiếp trong các khâu của quá trình sáng tạo, quản lý, quảng bá, truyền bá lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Đã xuất hiện những “tác phẩm” có dụng ý chính trị rõ rệt phủ định con đường và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, thông qua việc bôi đen hiện thực lịch sử hoặc dùng những “hình tượng” mang tính ẩn dụ đen tối nhằm giễu nhại con đường cách mạng của dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Cổ động lối sống hưởng lạc, sùng bái đồng tiền, vị kỷ, kích động đội ngũ trí thức trẻ, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội... Từ đó tìm cách thao túng tư tưởng, suy nghĩ của một bộ phận quần chúng, nguy hại hơn là đảng viên, khiến họ đi chệch con đường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vũ Thư Hiên, Bùi Tín những năm trước đây, nhóm “mở miệng” trong những năm cuối thế kỷ XX và cả truyện ngắn của một số cây bút trẻ gần đây đã bộc lộ rõ khuynh hướng này. Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại “tác phẩm” như vậy, coi đó là “trung thực”, là “sức mạnh” của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để “giải” (hóa giải) trung tâm, là sự “sáng tạo” và “phát hiện” độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại.

Bên cạnh đó, những kẻ "xét lại lịch sử" còn thường xuyên có những bài phân tích với luận cứ nửa đúng nửa sai nhằm loại bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phủ nhận những thành tựu cách mạng của dân tộc và nhân dân ta giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều nguy hiểm là chúng dùng những thông tin có thật, nhưng bằng lối viết xuyên tạc, vu khống khiến những người thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức lịch sử, chính trị dễ rơi vào trạng thái hoài nghi, từ đó phủ nhận Đảng, phủ nhận cuộc đấu tranh của dân tộc và đường lối xây dựng đất nước hiện nay, đánh đồng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc "nội chiến", những chiến sỹ cách mạng là những "kẻ tay sai của Đảng".

Điển hình như nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch đã lợi dụng xu thế hội nhập, làm phai mờ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, cổ sũy lối sống thực dụng thông qua các chương trình giáo dục từ quỹ nước ngoài như: Quỹ Fullbright, Humphrey, Ford, dự án "Góc nước Mỹ"... trong một số trường đại học của ta, cấp học bổng cho du học sinh Mỹ, làm biến chất thế hệ trẻ của Việt Nam.

Đồng thời, thế lực phản động còn dùng mác "dân chủ", "nhân quyền", "tôn giáo" để chống phá nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng lợi dụng các diễn đàn quốc tế để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, mất tự do tôn giáo. Lợi dụng khoảng cách về nhận thức, tồn tại lịch sử và hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện chính sách đối với đồng bào các dân tộc ít người để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra, kích động, lôi kéo, tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng, lập các đảng phải, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang gây rối, tiến tới bạo loạn lật đổ.

Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong kết hợp các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước tìm cơ hội gây rối làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ, đòi thành lập Nhà nước Đềga, Vương quốc Hmông, Vương quốc Khơme Crom. Chúng lôi kéo, kích động nhân dân lao động có những bức xúc nhất định về lợi ích chống lại chính quyền.

6. Tên gọi đầu tiên của chiến lược "Diễn biến hoà bình" có tên gọi gì?

Tên gọi đầu tiên của chiến lược "Diễn biến hoà bình" có tên là "Chiến lược ngăn chặn".

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống Xã hội chủ nghĩa được hình thành và ngày càng lớn mạnh, phong trào cách mạng thế giới phát triển nhanh chóng. Trước tình hình so sánh lực lượng bất lợi, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ ráo riết tìm kiếm giải pháp chiến lược nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản từ Đông Âu và Liên Xô. Chính từ giai đoạn này, các kế hoạch chống phá, ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản được tiến hành liên tục.

Với giá trị cốt lõi xoay quanh mục tiêu đề ra, các ý tưởng, biện pháp, thủ đoạn được phát triển và trở thành nội dung cơ bản, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các nước thù địch, được sử dụng để chống phá chế độ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, giúp bảo vệ và củng cố vị thế của khối Tư bản chủ nghĩa.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, tên gọi "Chiến lược ngăn chặn" ban đầu dần được các quốc gia, tổ chức định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vẫn chung một mục tiêu xuyên suốt là nhằm chống phá, đẩy lùi, đi đến xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Một số tên gọi khác của chiến lực "Diễn biến hoà bình" có thể kể đến như:

  • Biến đổi hòa bình
  • Vượt trên hòa bình
  • Cạnh tranh hoà bình
  • Chuyển hóa hòa bình
  • Chính sách giải phóng
  • Phương pháp phi vũ trang
  • Chiến thắng không cần chiến tranh
  • Cuộc đại chiến thế giới không có khói súng

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Diễn biến hòa bình là gì? Cho ví dụ. Diễn biến hòa bình tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhất là với sự phổ biến của mạng xã hội. Chúng ta phải tỉnh táo trước những thông tin được đăng tải, tránh bị những bài viết không có căn cứ dẫn dắt. Những hành vi đăng tải thông tin không đúng sẽ phải chịu những chế tài của pháp luật. 

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
  • Nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông

Từ khóa » Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình Nghĩa Là Gì