Diễn Biến Hòa Bình – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. Xin vui lòng giúp biên tập lại. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
(Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Diễn biến hòa bình là khái niệm nói về một chiến lược chính trị – ý thức hệ và xã hội của chủ nghĩa tư bản và chính trị cánh hữu nhằm thay đổi hệ thống xã hội chủ nghĩa bằng các biện pháp hoà bình. Đó là một quá trình diễn biến lâu dài, âm thầm, không đổ máu và yên lặng, nhưng sẽ dẫn đến sự loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và ý thức hệ của nó ở tại các nước xã hội chủ nghĩa.[1] Hiện nay, khái niệm này cũng được dùng để chỉ sự âm thầm can thiệp của một nước phương Tây vào tình hình chính trị nội bộ của một nước đối thủ, dù đó không phải một nước xã hội chủ nghĩa theo ý thức hệ chủ nghĩa Cộng sản, ví dụ như 1 nước cánh hữu là Nga.[2]

Từ "diễn biến hòa bình" lần đầu tiên được đề cập tới trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi John Foster Dulles, ngoại trưởng Hoa Kỳ trong những năm 1950, khi nói về chính sách đối phó với Liên Xô.[3] Khái niệm này được Dulles mô tả là một quá trình chuyển đổi "hòa bình" từ một thể chế mà chính phủ Mỹ xem là độc tài sang dân chủ tại một nước xã hội chủ nghĩa.[4]

Nguồn gốc

Từ "diễn biến hoà bình" đã được biến đổi bởi ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, từ một học thuyết ban đầu được vạch ra bởi George F. Kennan, trong cái gọi là điện tín dài vào ngày 22 tháng 2 năm 1946, đã đề xuất rằng các khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa có thể đạt đến trạng thái "sống chung hòa bình".[5] Điều này đã được bổ sung bởi Dulles hơn một thập kỷ sau đó, trong bài phát biểu vào năm 1957-1958, để "thúc đẩy diễn biến hòa bình hướng tới dân chủ".[5]

Tháng 10/1963, ngoại trưởng Anh Alex Douglas phát biểu "con đường đánh bại chủ nghĩa cộng sản là dùng tư tưởng của chúng ta để đánh vào các nước cộng sản chủ nghĩa". Theo đó, Mỹ cần trao đổi du học sinh với Liên Xô, rồi sau đó dùng hưởng thụ vật chất để cải biến tư tưởng - văn hóa của những du học sinh này. Sau khi những du học sinh này về nước thì đó chính là những "hạt giống" để tư tưởng thân phương Tây, phủ định chủ nghĩa xã hội dần thâm nhập vào nhà nước và người dân các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong giới thanh niên. Tiêu biểu là Alexander Yakovlev, từng làm du học sinh ở Mỹ năm 1958, sau này trong cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Liên Xô đã ngầm chấp thuận, cổ vũ cho các quan điểm xét lại lịch sử, phê phán cách mạng trên báo chí Liên Xô, góp phần làm Liên Xô tan rã.[6]

Trong một bài phát biểu, Ngoại trưởng Mỹ Dulles nhắc tới "việc sử dụng các biện pháp hòa bình" để "đẩy nhanh quá trình tiến hóa của các chính sách của chính phủ trong khối Trung-Xô" để "rút ngắn tuổi thọ dự kiến của chủ nghĩa cộng sản".[7]

Theo Bạc Nhất Ba, Mao Trạch Đông khi nghe nói về những nhận xét ​​của Dulles đã nhận thấy đây là vấn đề nghiêm trọng, ông ra lệnh các cán bộ hàng đầu của Đảng phải nghiên cứu về phát biểu này.[5][8] Mao Trạch Đông thấy rằng ý tưởng về "diễn biến hoà bình" là một đe dọa nghiêm trọng, một "chiến thuật lừa đảo lớn" có thể khiến Trung Quốc suy đồi, và là một cuộc chiến chống lại các cường quốc xã hội chủ nghĩa mà không cần phương tiện quân sự[5] Mao Trạch Đông cảm thấy rằng cuộc chiến đã được tiến hành, với một số hiệu quả, chống lại Liên Xô. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, những người cộng sản Trung Quốc càng trở nên quan tâm nhiều hơn về chiến lược này.[8]

Chủ trương của chính quyền các nước

Trung Quốc

Ngay từ thập niên 1960, Chủ tịch Trung Quốc là Mao Trạch Đông đã cảnh báo rằng các nước phương Tây sẽ thực hiện diễn biến hòa bình thông qua việc tài trợ cho các du học sinh để đào tạo các phần tử có tư tưởng thân phương Tây, ủng hộ văn hóa phương Tây, rồi sau đó nhóm này sẽ về nước và thâm nhập vào hệ thống chính trị, báo chí, truyền thông, từ đó dần làm biến chất Đảng Cộng sản Trung Quốc từ bên trong. Ông nói: "Chủ nghĩa đế quốc gửi gắm tham vọng diễn biến hòa bình vào thế hệ thứ ba, thứ tư của chúng ta, phải đặc biệt cảnh giác những kẻ dã tâm và những kẻ có mưu đồ cá nhân muốn chiếm quyền lãnh đạo của Đảng và Nhà nước".[9]

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong tuyên bố đầu năm 2012 của mình nhắc nhở các thành viên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cẩn thận với "diễn biến hòa bình", kêu gọi các biện pháp tích cực chống lại "sự thâm nhiễm về văn hóa và tư tưởng của các thế lực thù địch".[4] Tuyên bố của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy sự xiết chặt kiểm soát an ninh tư tưởng trong thời gian tới tại Trung Quốc. Tồn tại qua "hiệu ứng domino" từ sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990, Đảng Cộng sản Trung Quốc một lần nữa được cảnh báo về mối đe dọa diễn biến hòa bình từ Cách mạng Hoa Nhài hay phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Trung Đông và Bắc Phi.[4][10]

Một số ý kiến của phương Tây

Các nước phương Tây[11] và các tổ chức nhân quyền, cũng như một số tổ chức quốc tế (thuộc khối Liên Âu[12] và Liên hiệp quốc) vẫn phê phán các hoạt động trấn áp lực lượng đối lập của Chính phủ Việt Nam, coi đây là "vi phạm nhân quyền", vi phạm "quyền tự do tư tưởng" và "tự do ngôn luận".[13]

Nhà bình luận toàn cầu (globalist) Roger Cohen của tờ New York Times viết rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định kẻ thù số một là Diễn biến hòa bình.

Họ không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sợ sự xâm nhập, mưa lâu thấm đất (drip) của nền dân chủ tự do. Ổn định được coi là giá trị trên hết nhưng các nhân vật trong Bộ Chính trị "vẫn mất ngủ vì Diễn biến hòa bình".[14]

Dù vậy Cohen cho rằng, Việt Nam không hẳn là "phi tự do" (un-free) tới mức công dân của họ phải "ngứa ngáy tìm tự do". Sự kết hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế. Khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam và Trung Quốc trở nên hiểu biết đòi hỏi hơn, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ phía Chính phủ. Họ sẽ muốn sự minh bạch, pháp luật rõ ràng, hệ thống y tế tốt hơn, tham nhũng ít hơn, tự do ngôn luận nhiều hơn và ít giới hạn "red lines" hơn. Nhà nước một đảng sẽ phải chịu áp lực rất lớn để đáp ứng các yêu cầu đó. Một phần tư thế kỷ nữa, sẽ có nhiều tự do và dân chủ hơn ở Hà Nội và Bắc Kinh, và rằng "nước Mỹ hãy kiên nhẫn" nếu muốn "truyền bá các tư tưởng tự do dân chủ" tới các nước này.[15]

Riêng về giáo dục, đại sứ Mỹ Michael W. Michalak phát biểu năm 2010 tại Việt Nam phủ nhận những ý kiến cho rằng đổi mới giáo dục mà Việt Nam đang tiến hành là do sức ép của Mỹ và là một phần diễn biến hòa bình. Ông cho rằng:

...Lãnh đạo Việt Nam, kể cả những người ở cấp cao nhất, khi nói chuyện đều nói với tôi rằng họ đánh giá rất cao nền giáo dục của Mỹ, đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, và tôi không thể tán thành quan điểm cho rằng đây là hoạt động diễn biến hòa bình... Ở Hoa Kỳ bản thân chính phủ cũng bị người dân chỉ trích, hoặc người dân ngoài Hoa Kỳ chỉ trích, những quan điểm của họ có lúc đúng có lúc sai, nhưng mà chúng tôi tôn trọng những quan điểm đó, chúng tôi nghĩ rằng sự đối thoại giữa các bên rất quan trọng.[16]

Ý kiến từ những nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho là mối quan ngại về 'tự diễn biến' và 'diễn biến hòa bình' trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là "một tư duy theo lối mòn" [1]

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đặt câu hỏi: "Và cả một chiến sách "chống diễn biến hòa bình" không mệt mỏi. Hòa bình ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến hòa bình"? Có từ gì hay hơn, rõ hơn không? Nếu chống những người âm mưu phản bội lại dân tộc thì cũng nên nói rõ ra, chứ cứ nói lờ mờ thế thật khó mà hiểu nổi.".[17]

Nhà báo Tống Văn Công, cựu Tổng biên tập báo Lao động cho rằng cần "Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!" và ông nhận định "các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân loại tiến bộ khi vào Việt Nam đều phải co lại cho vừa cái khung xã hội chủ nghĩa" và cho rằng "cái đó nó bộc lộ điểm yếu của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin",[18] ông "nghĩ là cái gì trái với quy luật thì sẽ bị quy luật trừng phạt. Nếu nói về khoa học xã hội thì cái gì chống lại nguyện vọng con người thì con người sẽ khước từ và chống lại."[18] Nhà bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam là Lữ Phương thì cho rằng: "...khi chế độ không dám đối thoại sòng phẳng với những phản biện gai góc, họ đã nhét tất cả vào cái phạm trù gọi là "diễn biến hoà bình" và "tự diễn biến hoà bình" để quy chụp và kết án là "cơ hội".".[19]

Theo nhận định của RFA, đài phát thanh tư nhân được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, thì "còn một "diễn biến hòa bình" theo chiều hướng khác, nguy hiểm hơn nhiều",[17] đó là sự lấn áp dần dần về chính trị và văn hóa của Trung Quốc (thể hiện qua một số "sai sót xảy ra khá nhiều lần" trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và về thông tin chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa) dẫn đến việc "thiếu cảnh giác, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với chủ quyền của đất nước, những biểu hiện khác nhau của sự thần phục ngoại bang, thậm chí chà đạp lên lòng tự hào dân tộc của một số người".

Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho rằng: "Lâu nay khi nói đến chống diễn biến hòa bình chúng ta thường chỉ chú ý nhìn về phía tây, phía các nước đế quốc thù địch cũ. Thế là chệch hướng rất tai hại, là mất cảnh giác rất nghiêm trọng, một sự mất cảnh giác chiến lược... Trước hết phải vạch ra cho cụ thể, dứt khoát: trong các thế lực thù địch hiện nay, thì thế lực nào là nguy hiểm nhất? Câu trả lời đã rõ như ban ngày: đó là thế lực bành trướng hiện đại trong giới cầm quyền Trung Quốc, chứ không phải những thế lực từ phương tây hay từ cộng đồng người Việt hải ngoại."[20]

Xem thêm

  • Mùa xuân Ả Rập
  • Cách mạng màu
  • Nội chiến Syria
  • Nội chiến Libya
  • Nội chiến Yemen
  • Dân chủ tại Việt Nam
  • Nhân quyền tại Việt Nam
  • Cách mạng bất bạo động
  • Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa

Tham khảo

  1. ^ a b Lo sợ 'tự diễn biến' xuất phát từ đâu?, bbc, 20.12.2015
  2. ^ Serb Director Kusturica Wants 'Evolution' for Russia, RIA Novosti Nga, 22/02/2012
  3. ^ “An Error Occurred Setting Your User Cookie”. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ a b c “Asia Times Online:: Hu warns successors over 'peaceful evolution'”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ a b c d Saussy, Haun (2001). Great Walls of Discourse and Other Adventures in Cultural China. Harvard Univ Asia Center. tr. 237.
  6. ^ Tính trước nguy cơ 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Lý Thận Minh (chủ biên). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 718-720
  7. ^ Ong, Russell (tháng 12 năm 2013). China's Security Interests in the Post-Cold War Era. Routledge. tr. 117.
  8. ^ a b Roy, Denny (2013). Return of the Dragon: Rising China and Regional Security. Columbia University Press.
  9. ^ Tính trước nguy cơ 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Lý Thận Minh (chủ biên). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 797
  10. ^ Gardels, Nathan (ngày 19 tháng 10 năm 2010). “Wei Jingsheng: Blocking 'Peaceful Evolution' Will Lead to Instability in China”. The World Post. The Huffington Post. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ Báo cáo thường niên về nhân quyền: Việt Nam[liên kết hỏng]
  12. ^ Motion for a resolution on human rights in Vietnam and Laos - B7-0157/2009
  13. ^ BBC Vietnamese - Việt Nam - Quốc tế chỉ trích các vụ xử ở Việt Nam
  14. ^ 'Diễn biến hòa bình', BBC Vietnamese 27 tháng 5 năm 2009
  15. ^ Roger Cohen, Peaceful Evolution Angst , The Newyork Times, ngày 24 tháng 5 năm 2009
  16. ^ Bang giao Việt - Mỹ thực ra là quan hệ đối tác chiến lược
  17. ^ a b "Diễn Biến Hoà Bình" từ đâu đến?
  18. ^ a b Mạn đàm với tác giả "Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!"
  19. ^ Lữ Phương, "Phản biện mạnh mẽ thật đáng mong mỏi", BBC 3 tháng 3 năm 2012
  20. ^ Vinashin chỉ là chuyện nhỏ?

Liên kết ngoài

  • "Diễn Biến Hoà Bình" từ đâu đến?

Từ khóa » Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình được Tiến Hành Bằng Biện Pháp Nào