Diện Chẩn - Phương Pháp Chữa Bệnh Kì Lạ - Ngày Mới Online

Kì 1: Chuyện khó tin về diện chẩn

Lần đầu biết đến diện chẩn

Trước Tết Tân Sửu vừa qua, vợ tôi bị cơn tăng huyết áp đột ngột gây đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt phải nằm một chỗ. Tôi cho vợ đi Bệnh viện Medlatec chụp CT không phát hiện vấn đề gì về não; vào Bệnh viện 354 khám mắt kết luận là bị viêm kết mạc; đến Bệnh viện Mắt TƯ thì được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 6 mắt trái, lòng đen không dịch chuyển được ra phía ngoài, khiến người bệnh có hiện tượng nhìn “song hình”. Sau khi mua thuốc điều trị theo chỉ định của 2 bệnh viện trên 1 tháng, đi kiểm tra lại thì bệnh không thuyên giảm, thậm chí lòng đen mắt trái còn có xu hướng bị kéo dần về phía sống mũi. Theo bác sĩ Tây y, bệnh này phải tiếp tục điều trị theo phác đồ 6 tháng, nếu không tiến triển sẽ phải phẫu thuật chỉnh cơ mắt.

Quá sốt ruột, tôi lại đưa vợ xuống Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội để chữa theo Đông y nhưng lại đúng dịp dịch Covid-19 bùng phát, Bệnh viện chỉ nhận bệnh nhân cấp cứu, nên đành quay về. Đang lúc bi quan thì có người mách nên chữa theo phương pháp diện chẩn. Thú thực, đưa vợ đến nhà ông, được ông nhận chữa, vợ chồng tôi cũng chỉ nghĩ, thôi “có bệnh thì vái tứ phương” chứ không tin là sẽ khỏi. Nửa tháng đầu, chỉ bằng một số dụng cụ như que dò, cây cào, búa gõ, đèn soi, hơ hương ngải vào các huyệt đạo trên mặt, sau lưng, nhưng bệnh có chuyển biến đáng kể. Được khoảng 20 ngày bệnh chuyển biến nhanh hơn và đến nay sau 1,5 tháng điều trị, bệnh của vợ tôi đã khỏi đến 90%. Nếu hôm đầu vợ tôi đi phải có người dắt, mắt phải bịt một bên thì nay đã tự đi xe đạp đến chữa bệnh, mắt không còn “nhìn một hóa hai”. Quả thật là kì diệu.

Diện chẩn - phương pháp chữa bệnh kì lạ

Điều đáng nói nữa là, ông chữa bệnh cứu người nhưng không đặt nặng vấn đề tiền bạc. Một ca chữa 45 phút, ông chỉ lấy 70.000 đồng, người có hoàn cảnh khó khăn thì chỉ 50.000 đồng, trong khi không ít nơi 1 lần châm cứu có giá từ 150.000 - 200.000 đồng tùy theo điện châm hay thủy châm. Còn với Tây y thì… vô giá, điển hình như trường hợp vợ tôi, những hôm đầu mắc bệnh khi đến tiêm, truyền điều trị tăng huyết áp ở phòng khám tư của một bác sĩ Tây y, bình quân mỗi lần từ 500.000 - 700.000 đồng. Còn khi đã phải vào nằm bệnh viện thì dù có bảo hiểm y tế 100% mỗi đợt cũng mất thêm tiền triệu cho các loại dịch vụ, thuốc men không được bảo hiểm chi trả. So với mức thu nhập của người lao động bình thường, cán bộ hưu trí hay người cao tuổi thì khoản chi phí này không nhỏ.

Diện chẩn là gì?

Quá ấn tượng với ông và phương pháp chữa bệnh “diện chẩn”, tôi vào Google tra từ “Diện chẩn” thì có đến 7,3 triệu kết quả hiện lên trong 0,58 giây. Đọc thêm một số tài liệu trên Google thì được biết Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người trên khuôn mặt, từ đó có thể phát hiện và tác động trong việc gia tăng sức khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

Đây là phương pháp do ông Bùi Quốc Châu, sinh năm 1942, tìm tòi và xây dựng nên từ đầu năm 1980 tại TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong quá trình chữa bệnh, ông đã tìm ra đồ hình vị trí khoảng 600 huyệt đạo trên khuôn mặt có liên quan đến các bộ phận trên cơ thể. Các huyệt đạo này được ông đánh số chứ không gọi tên Hán Việt như huyệt đạo của Đông y. Theo ông Châu, sở dĩ gọi phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn là điều khiển liệu pháp vì nó tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kĩ thuật ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ chuyên dụng. Sự tác động đó có khả năng điều khiển để khởi động những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể, làm biến chuyển hệ thống sức khỏe người bệnh. Nói nôm na như ông thầy diện chẩn chữa bệnh cho vợ tôi thì đó là sự “đánh thức” các huyệt đạo, để nó làm đúng các chức năng giúp cơ thể tự chữa bệnh. Theo các tài liệu giới thiệu về diện chẩn trên mạng xã hội, thì phương pháp này có thể hỗ trợ các phương pháp y học chính thống khác (Tây y, Đông y) chữa trị được khá nhiều loại bệnh từ cấp tính đến mạn tính trên các bộ phận của cơ thể người và có tiếng vang trên thế giới.

Từ việc phát minh ra phương pháp chữa bệnh này, ông Châu được một trường đại học ở Srilanka phong là Giáo sư - Tiến sĩ khoa học danh dự. Ngoài ra ông Châu cũng được trao tặng danh hiệu Tiến sĩ Y học bổ sung và danh hiệu “Ngôi sao châu Á”, được mời đi giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Australia, Trung Quốc, Cuba...

Từ khóa » Phác đồ Diện Chẩn Chữa Covid