Điện Chuyển Ion Vitamin C: Trẻ Hóa “thần Tốc”, Hủy Hoại Da Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phương pháp này không đáng tin cậy, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Sáng da chưa thấy, đã thấy sạm da
Sở hữu làn da không đều màu và thô ráp, chị Kim Hoa (Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) được tư vấn sử dụng một liệu trình điều trị điện chuyển ion vitamin C với 50 lần/năm. Sau ba tháng can thiệp, mới đây, da mặt chị bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. “Chỉ cần gặp nắng một chút là da đỏ ửng lên, sau đó sạm màu lại; da khô hơn, mặc dù tôi vẫn thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cả đêm lẫn ngày” - chị Hoa kể. Còn chị Ngọc Linh (Q.12, TP.HCM) thì ngay sau lần “chạy điện” đầu tiên, da mặt chị nổi mẩn, ngứa ngáy, đôi khi có cảm giác bỏng rát. Đi khám chuyên khoa da liễu, chị Linh được bác sĩ cho biết chị bị dị ứng vitamin C mức độ nặng.
Điện chuyển ion vitamin C là phương pháp đang được các cơ sở thẩm mỹ quảng cáo như một liệu trình “không thể thiếu” khi thực hiện các bước chăm sóc da chuyên sâu. Theo đó, người ta sử dụng một thiết bị tạo ra dòng điện đặc biệt để chuyển dung dịch vitamin C đã được ion hóa vào sâu trong da. Dung dịch này sẽ chuyển hóa thành vitamin C tại lớp thượng bì để thực hiện “chức năng” làm đẹp một cách… đáng kinh ngạc(!).
Tại một cơ sở thẩm mỹ trên trên đường Kim Mã (Q.Ba Đình, TP.Hà Nội), giới thiệu với chúng tôi về phương pháp điện chuyển ion vitamin C, cô nhân viên cho hay: “Vitamin C là thành phần quan trọng nhất đối với làn da và nó chỉ phát huy được công dụng với hàm lượng cao khi được chuyển sâu vào lớp đáy thượng bì. Nếu chị bôi kem hàng ngày thì không thể thẩm thấu hết được mà phải dùng phương pháp này để làn da trắng sáng, đánh bay các vết nám mụn”. Giá của mỗi lần thực hiện tại cơ sở này là 500.000đ, còn tại nhiều cơ sở khác, mức giá có thể lên đến hai triệu đồng/lượt.
Khi hỏi về những tác dụng phụ có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật này, nhân viên của cơ sở thẩm mỹ mau chóng xua tay: “Điện chuyển ion vitamin C được sử dụng bằng kỹ thuật cao, không gây ra tổn thương đối với làn da. Không những vậy, tác động dòng điện ion vào da mặt còn giống như chất xúc tác để sản sinh ra collagen giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn trên khuôn mặt”.
Còn theo quảng cáo của một thẩm mỹ viện nằm ở Q.3, TP.HCM, điện chuyển ion C vùng da mặt có khả năng đưa vitamin C vào lớp thượng bì đạt mức 2.240 M và 3.890 M - tức là tăng hơn 1.000 lần bình thường. Tại trung bì, nồng độ vitamin C đạt mức 127 M và 281 M - cao hơn 200 lần so với khi bôi kem ngoài da. Nhờ đó, phương pháp này có làm giảm sự gia tăng hắc tố melanin, điều trị được nám và các kiểu thâm da, giảm sẹo lõm do rỗ, mụn trứng cá...
Nguy cơ dãn mạch, phù nề
Tiến sĩ (TS) - bác sĩ Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, phương pháp điện chuyển ion được sử dụng trong điều trị da liễu, nhằm dẫn xuất thuốc ngấm qua da tốt hơn, tăng nồng độ thấm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được hiệu quả của phương pháp đưa vitamin C vào da để làm trắng da, chống lão hóa… “Dẫn xuất vitamin C, E hay vitamin tổng hợp vào da để trẻ hóa da… hiện tại mới chỉ mang tính chất lý thuyết. Mặc dù dẫn xuất ion được ứng dụng điều trị trong chuyên ngành da liễu nhưng không phải cứ cho nhiều vào là tốt và không phải bệnh nào cũng sử dụng” - TS Doanh phân tích.
Về thông tin hàm lượng vitamin C sau khi được điện chuyển ion có thể cao gấp 1.000 lần, giúp da cải thiện nếp nhăn và sáng trắng, phó giáo sư - TS Nguyễn Hữu Đức (Trường đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, chưa từng nghe tới trong y văn. Ông cho biết, vitamin C có thể dung nạp theo đường uống, đường tiêm truyền chứ chưa có nghiên cứu nào nói có thể tác động trực tiếp qua da và thẩm thấu tới lớp đáy biểu bì như các cơ sở thẩm mỹ đang quảng cáo. Ông khẳng định, đây là phương pháp không đáng tin cậy.
TS Lê Hữu Doanh đánh giá, bản thân vitamic C là axít ascorbic. Chất này cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào trong cơ thể nhưng không cần nồng độ quá cao trong một môi trường. Nồng độ vitamin C cao không giúp cho vấn đề cải thiện thêm mà ngược lại đôi khi còn nguy hại cho da vì bản chất vitamin là axít nên việc sử dụng, liều lượng luôn được các bác sĩ cân nhắc.
Đặc biệt, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ: “Về nguyên tắc, da của con người là một lớp bảo vệ để chống lại các tác động bên ngoài, giúp hạn chế bay mất các chất ở dưới lớp thượng bì. Nếu ion hóa quá nhiều sẽ làm phá vỡ sự liên kết của các tế bào ở lớp thượng bì và ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ của da. Khi một chất dễ vào thì các chất khác cũng có thể xâm nhập và ngược lại, nhiều chất có thể theo đường đó để đi ra” - TS Doanh nói.
Ảnh hưởng đầu tiên, theo TS Lê Hữu Doanh là làn da dễ bị mất nước. Đây cũng là điều lý giải vì sao nhiều khách hàng sau khi điện chuyển vitamin C lại có cảm giác khô da hơn thông thường; nếu không kiểm soát được số lần làm và đánh giá quá trình tổn thương da, người thực hiện còn có thể bị dãn mạch, phù nề.
Các chuyên gia da liễu cũng tư vấn, một trong những phương pháp đơn giản nhất để cải thiện làn da là sử dụng kem dưỡng ẩm cho da và thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Có thể bổ sung vitamin C theo đường uống song không nên lạm dụng, bởi nó có thể gây ra những biến chứng như viêm loét đường tiêu hóa, gây tiêu chảy hoặc sỏi thận.
Tuấn Minh
Từ khóa » điện Di Ha Và Vitamin C
-
Phương Pháp Điện Di Vitamin C Chuẩn Y Khoa Tại O2 SKIN
-
Phương Pháp điện Di Vitamin C Có Tốt Không - Vinmec
-
Điện Di Vitamin C Là Gì? Có Tác Dụng Gì Với Da? - Hello Bacsi
-
Tác Dụng Của điện Di Vitamin C Là đối Với Làn Da? | Seoul Spa
-
Review Điện Di Vitamin C Là Gì? Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
-
Những Tác Dụng Không Ngờ Của Điện Di Vitamin C đối Với Da
-
Điện Di Vitamin C Là Gì? Quy Trình điện Di Vitamin C Chuẩn Y Khoa Cho ...
-
Điện Di Vitamin C – Da Căng Bóng, Tràn đầy Sức Sống
-
Điện Di Vitamin C Có Tác Dụng Gì đối Với Làn Da - Bloom Spa
-
Điện Di Lạnh HA Căng Bóng Chuẩn Hàn
-
Ưu điểm Của Phương Pháp điện Di C - Phòng Khám Da Liễu Thái Hà
-
Điện Di Vitamin C - Lựa Chọn Tuyệt Vời Cho Làn Da Bị Hư Tổn
-
Điện Di Vitamin C Có Tốt Không? Review Tác Dụng, Liệu Trình Thực Hiện
-
Reivew Điện Di Vitamin C Có Tốt Không - Giá Bao Nhiêu [2022]