Điện Dân Dụng Là Gì ? Vai Trò, Kỹ Thuật, Yêu Cầu

dien-dan-dung-la-gi (1)
Điện dân dụng là gì ?

Cùng với su hưởng phát triển nền kinh thế, nhu cầu hiện nay thì điện dân dụng đóng vai trò cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của chúng ta và hôm nay diennuockhanhtrung.com sẻ giúp bạn hiểu về thế nào là điện dân dụng ? Vai trò, yêu cầu và một số kĩ thuật cần có

Khái niệm điện dân dụng là gì ?

Điện dân dụng đây là nghề bao gồm sản xuất, sửa chữa, lắp đặt tất cả các thiết bị liên quan đến điện năng, đồ dùng điện thắp sáng, dây dẫn…đồng thời nó cũng được lắp đặt nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất với quy mô nhỏ và lớn

Dien dan dung
Dien dan dung

Ở nước ta, điện dân dụng rất phổ biến và đa dạng, được sử dụng chủ yếu công trình nhà dân, công ty, xí nghiệp, khu vực nông thôn và thành phố…

Điện dân dụng là điện xoay chiều và 1 chiều gồm 1 pha, 2 pha và 3 pha có số vôn quy trình từ 110V – 380V.

>> Tìm hiểu thêm: An toàn điện là gì ?

Vai trò của nghề điện dân dụng trong đời sống

Nghề điện dân dụng có vị trí vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống là:

  • Giúp truyền tải điện năng đến tất cả các thiết bị điện nhằm kích hoạt cơ chế vận hành
  • Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
  • Tối ưu hóa cho công việc sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

Vài trò ngành điện

Học ngành điện dân dụng ra làm gì ?

Với nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và đi lên, nghề điện dân dụng trở nên hot với su thế cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên nhiều người học chuyên ngành điện nhưng vẫn không biết tương lại mình sẻ làm gì ?

Đối với ngành điện nói chung thì rất rộng nó bao gồm công việc sản xuất các thiết bị điện như bóng đèn, dây dẫn, bo mạch… chưa nói đến công việc bảo trì điện cho các nhà máy xí nghiệp cụ thể như:

  1. Thực hiện lắp đặt các thiết bị liên quan đến ngành điện dân dụng như bóng đèn, quạt trần, điều hòa, hệ thống âm thanh…

2. Sửa chữa, bảo trì hệ thống điện gặp sự cố chập cháy, ngắn mạch, đoản mạch

3. Thi công mạng lưới điện nổi, điện âm tường, đi lại hệ thống điện công trình mới cũ…

4. Thực hiện công việc vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây để tạo chiều quay cho động cơ xoay chiều

5. Sửa chữa lại các đường dây điện bị đứt, có thể đấu nối, lắp công tấc, bảng điện, ổ cắm theo sơ đồ bảng thiết kế. Phục vụ mọi người lắp các đường dây và hệ thống điện cao áp , đèn chiếu sáng tại khu vực yêu cầu

6. Phục vụ lắp đặt các thiết bị cảnh báo, điều khiển, hệ thống mạch điện tự động báo cháy, các thiết bị chiếu sáng, chống trộm…

7. Điều chỉnh các hoạt động máy biến áp, có thể lắp đặt mạch, quấn dây, sửa chữa các mạch điện tự động, chỉnh lưu máy biến áp

8. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các công việc liên quan như sửa chữa máy cưa, máy hàn, máy cắt, máy bơm nước… thiết bị liên quan đến cơ

Trên là 8 công việc mà một người thợ điện khi học xong phải làm. Không chỉ nghề nghiệp gắng bó với những nội dụng trên mà họ cũng phải đáp ứng các biện pháp an toàn điện để đảm bảo công việc được hiệu quả hơn

sua-dien-nuoc-thanh-khe2
Sua chua dien nuoc Thanh Khe

Những yêu cầu của nghề điện dân dụng

Để làm được những công việc của nghề điện dân dụng cần có những yêu cầu cơ bản gồm đối tượng nghề nghiệp, đồ nghề, triển vọng… cụ thể như sau:

Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm những gì

  • Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện
  • Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
  • Thiết bị đo lường điện
  • Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện
  • Các loại đồ dùng điện

Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

  • Thực hiện các biện pháp an toàn lao động
  • Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng
  • Lắp đặt và bảo trì máy biến áp
  • Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo
  • Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha
  • Sử dụng dụng cụ đo điện
  • Thực hiện các công việc bổ trợ nghề điện
  • Quản lý nghề nghiệp
  • Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng
  • Lắp đặt và bảo trì máy phát điện

Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

  • Sống thực tế, giải quyết vấn đề đơn giản, hiệu quả
  • Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ
  • Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và làm các công việc thủ công
  • Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình
  • Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu
  • Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy

Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động

  • Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ  thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.
  • Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
  • Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
  • Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

Triển vọng của nghề

  • Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
  • Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở
  • Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi
  • Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật → nhiều thiết bị mới có tính năng hiện đại

>> Tham khảo giá sửa điện nước Đà Nẵng

Một số kiến thức về điện dân dụng cần bổ xung

Để làm một người thợ điện chuyên nghiệp thì bạn cần phải có đầy đủ kiến thức cơ bản từ lắp đặt, thi công hay am hiểu về thiết bị điện dân dụng…

Kiến thức kiểm tra điện dân dụng

Với hệ thống điện lâu năm thì nó sẻ trở nên xuống cấp dưới tác động của môi trường, mặc dù các thiết bị và dây dẫn của bạn đã được kiểm nghiệm chất lượng

Nhưng hầu như bất kì công trình nhà ở lớn nhỏ nào khi đưa vào hoạt động thì sẻ không thể tránh khỏi những rủi ro liên quan đến điện chập cháy, hư hỏng thiết bị… thế nên bạn cần trang bị mình những kiến thức cơ bản để có thể tự khắc phục tại nhà

Chẳng hạn bạn cần phải biết cách kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng đoản mạch, quá tải, sự cố chập cháy hỏng CB, aptomat… Từ đó bạn phải biết cách tự sửa chữa tại nhà nếu sự cố đơn giản

Kiến thức lắp đặt bản điện dân dụng

Công việc lắp đặt trở nên dễ dàng khi có đội ngũ sửa chữa và bảo trì, nhưng bạn cần phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về điện dân dụng như sau

Công tắc

Khoảng cách khi lắp đặt công tắc, ổ cắm ít nhất là 30cm so với mặt đất, tránh đi đường dây dẫn qua những khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng tắm. Nếu muốn thì có thể lắp đặt sát dưới đất nhưng phải có nắp bảo vệ tránh rủi ro khi trẻ em chạm vào

o cam dien 3 chau

Cầu chì, aptomat, CB

Khoảng cách lí tưởng để lắp cầu giao đó là 1,5 m so với mặt đất, bạn cũng hạn chế lắp đặt những khu vực ẩm nước. Nên sử dụng cầu giao aptomat chất lượng, đảm bảo khả năng đóng ngắt nhanh chóng khi gặp sự cố trong mạng lưới điện gia đình

aptomat-LS
aptomat LS

Dây dẫn điện

Lựa chọn dây dẫn điện chất lượng, tiết diện đủ lớn để đảm bảo đường truyền được ổn định, tránh sự cố quá tải gây ra hiện tượng đoản mạch.

tiet-dien-day-dan
tiet dien day dan

>> Xem cách chọn tiết diện dây dẫn điện 3 pha

Điện nước Khánh Trung hi vọng với bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ về điện dân dụng là gì và có thể hỗ trợ bạn cho việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức khi xác định lập nghiệp bằng ngành nghề này

5/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » đo Lường điện Có Bao Nhiêu Vai Trò Quan Trọng đối Với Nghề điện Dân Dụng