Diễn đàn Kinh Tế Phương Đông Lần Thứ Tư Và Dấu ấn Việt Nam đậm ...

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lầnthứtư và dấu ấn Việt Nam đậm nét trong nền kinh tế Viễn Đông của Nga trong tương lại

      Ngày 11/9 tại thành phố Vladivostok, LB Nga, đã khai mạc Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 4 với chủ đề "Viễn Đông - mở rộng biên giới của các cơ hội".EEF - 2018 được tổ chức trong ba ngày từ 11 đến 13-9, đã thu hút hơn 6.000 đại biểu đến từ hơn 60 quốc gia tham dự

Toàn cảnh phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 4.jpg

     Các nội dung nghị sự của EEF-2018 được chia thành bốn định hướng: "Công cụ hỗ trợ nhà đầu tư: các bước đi tiếp theo" bàn về kết quả và triển vọng cơ chế phát triển khu vực, như khu vực phát triển vượt trội và Cảng Tự do Vladivostok; "ưu tiên ngành của vùng Viễn Đông" - thảo luận vấn đề phát triển các ngành đảm bảo tăng trưởng kinh tế cho khu vực trong các năm tới; "Viễn Đông toàn cầu: dự án quốc tế để hợp tác" bao gồm các hoạt động về các vấn đề như phối hợp kinh tế khu vực Viễn Đông của Nga với các nước láng giềng, vai trò của hành lang giao thông Viễn Đông đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thành lập cụm y tế quốc tế tại Vladivostok, hội nhập và hợp tác năng lượng tại châu Á - Thái Bình Dương, khai thác tài nguyên của đại dương; ở định hướng thứ tư "Tạo điều kiện cho đời sống con người", các thành viên tham gia Diễn đàn sẽ thảo luận việc triển khai các dự án quốc gia trong lĩnh vực nhân khẩu học, bảo vệ sức khỏe, văn hóa, giáo dục và khoa học, nhà ở và môi trường đô thị tại Viễn Đông.

   Sự kiện trọng tâm trong hơn 50 hoạt động của Diễn đàn năm nay là phiên họp toàn thể vào ngày 12/9 có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yeon. Bên cạnh đó, tại diễn đàn cũng sẽ diễn ra hơn 70 sự kiện kinh tế (các phiên họp, đối thoại kinh doanh, bàn tròn...), trong đó đáng chú ý có 7 phiên thảo luận kinh doanh của các nước gồm: "Nga-Trung Quốc", "Nga-Ấn Độ",  "Nga-Hàn Quốc", "Nga-Nhật Bản", "Nga-ASEAN", "Nga-Cận Đông" và "Nga-Châu Âu". Đặc biệt dư luận hết sức chú ý tới những cuộc gặp cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn, đặc biệt là cuộc gặp giữa Tổng thống Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

    Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13/9, Phó Thủ tướng kiêm đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga ở vùng Viễn Đông Iuri Trutnhev cho biết, bên lề Diễn đàn kinh tế Phương Đông lần thứ tư đã có 175 thỏa thuận được ký kết, với tổng giá trị 2,9 triệu tỷ RUB (khoảng 41 tỷ USD), cao hơn EEF-2017 (217 thỏa thuận với tổng trị giá gần 2,5 triệu tỷ RUB – khoảng 35 tỷ USD). Trong số các thỏa thuận có trị giá lớn có dự án xây dựng cơ sở công nghiệp khai khoáng tại Chukotka, thỏa thuận về đầu tư của Quỹ đầu tư châu Á Generations Fund (GenFund) vào các dự án khu vực Viễn Đông của tập đoàn nông nghiệp Rusagro và nhà máy phân khoáng Nokhodkinsky của Nga, thỏa thuận cung cấp 100 máy bay SSJ-100 cho hãng hàng không Aeroflot của Nga.

         Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu tham dự diễn đàn và có bài phát biểu trong phiên thảo luận "Nga- ASEAN" ngày 11/9. Tại buổi đối thoại này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, là một nền kinh tế đang phát triển năng động, tăng trưởng nhanh và ổn định, đạt 6,81% năm 2017, có quan hệ thương mại với khoảng 220 quốc gia trên thế giới với quy mô thương mại đạt 425 tỷ USD, nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư luôn được cải thiện, là thị trường tiềm năng, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới… Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn mang tầm chiến lược đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

BT Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông.jpg

       Bộ trưởng cho biết, không chỉ thúc đẩy thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển về số lượng, quy mô và tiếp cận với các công nghệ mới của thế giới. Hiện nay, Việt Nam có khoảng gần 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Tại LB Nga, đã có 23 dự án của Việt Nam đăng ký hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 2,9 tỷ USD, tập trung trong các lĩnh vực như khai thác dầu khí, viễn thông, trung tâm thương mại, nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa...

      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn tiếp tục thúc đẩy hoạt động đầu tư sang các địa bàn truyền thống hữu nghị tốt đẹp lâu đời với Việt Nam như Nga và ASEAN. Với việc Việt Nam là nước đầu tiên mà Liên minh kinh tế Á - Âu ký Hiệp định thương mại tự do, có cơ sở để kỳ vọng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa LB Nga và Việt Nam nói riêng, giữa Liên minh kinh tế Á - Âu và Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới. Việt Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ Nga mở rộng quan hệ hợp tác với Cộng đồng kinh tế ASEAN - một thị trường thống nhất, năng động với trên 600 triệu dân và GDP đạt khoảng 2.500 tỷ USD.

      Bộ trưởng cho biết, hiện đã có một số dự án đầu tư đến từ các doanh nghiệp ASEAN ở khu vực Viễn Đông trong các lĩnh vực hạ tầng, nông nghiệp, đóng tàu... Tuy nhiên, ông cho rằng kết quả hợp tác đầu tư giữa vùng Viễn Đông và ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của các bên.

      Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ sẽ thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cộng đồng người Việt và doanh nhân Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại nước ngoài và tại LB Nga về tiềm năng và cơ hội to lớn của vùng Viễn Đông. Ông khẳng định, Nhà nước Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang LB Nga nói chung và vùng Viễn Đông nói riêng và cũng đề nghị Chính phủ LB Nga và chính quyền các tỉnh vùng Viễn Đông hết sức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các cơ hội đầu tư, thương mại và triển khai các dự án tại LB Nga và vùng Viễn Đông một cách nhanh chóng, hiệu quả.

TTh Putin tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông.jpg

      Trả lời phỏng vấn Sputnik bên lề EEF-2018, ông Huỳnh Minh Chính, Tổng Lãnh sự Việt Nam phấn khởi cho biết "Viễn Đông, cửa ngõ của nước Nga khá gần Việt Nam và có nhiều ân nghĩa với nhân dân ta trong thời kỳ Liên Xô giúp Việt Nam kháng chiến chống xâm lược». Ông hoàn toàn nhất trí với quan điểm mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng Trưởng đoàn Việt Nam đã nêu ra tại EEF-2018 là trong quan hệ của Việt Nam với Viễn Đông cần có chuyển biến mới và chỉ ra những thuận lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác thương mại, đầu tư với vùng Viễn Đông, Nga như những thế mạnh do hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu đem lại, nhất là chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước Nga dành cho địa phương này với những ưu đãi về thuế, chế độ bảo hiểm, giảm nhẹ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi chào mời các nhà đầu tư. Ông cũng cho biết: Hoạt động giao thương của Việt Nam tại Primorye bắt đầu khởi sắc. Trong ba năm gần đây, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Viễn Đông đều tăng trưởng tốt khoảng 20-25%, từ 70 triệu USD đã lên tới 100 triệu USD trong năm 2017. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan và doanh nghiệp hai nước tổ chức tổ chức nhiều hội thảo và toạ đàm trao đổi thông tin thị trường song phương như Triển lãm hàng Việt Nam tại Vladivostok lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2017, chương trình kết nối kinh doanh Hải Phòng - Primorye,. Tập đoàn VietJet Air có kế hoạch mở đường bay thẳng Vladivosstok-Nha Trang. Đặc biệt, mới đây tập đoàn "TH True Milk" đã hoàn tất thủ tục đầu tư vào Viễn Đông, dự kiến xây dựng tổ hợp trang trại nuôi bò và nhà máy chế biến sữa với tổng vốn đầu tư khoảng 270 triệu USD, tạo ra 500 chỗ làm việc mới cho cư dân địa phương.

       Ông Huỷnh  Hồng Thành, đại diện thương mại Việt Nam tại Vladivostok cho rằng "Diễn đàn Kinh tế phương Đông-2018 cho thấy Nga rất quan tâm phát triển hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư với các nước châu Á — Thái Bình Dương ở Viễn Đông. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh. Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam ta cũng nên mau lẹ nghiên cứu nắm bắt cơ hội kinh doanh với Viễn Đông để không chậm chân so với các nước khác, nhất là các nước thuộc khối ASEAN mà Việt Nam là thành viên tích cực, trong khi phía Nga cũng coi đối tác chiến lược Việt Nam như cây cầu nối để hội nhập liên kết rộng hơn vào khối liên minh này".  Để thực sự đáp ứng toàn bộ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp hai bên, ông cho rằng «rất cần có sự phối hợp linh hoạt và chủ động của chính các chủ thể doanh nghiệp trong nước» và mong "các doanh nghiệp thông báo cho biết nguyện vọng và khả năng, trong khi chúng tôi sẵn sàng cung cấp thông tin cập nhật về cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Viễn Đông như tình hình thị trường lao động, thị trường bán lẻ, thị trường bất động sản, nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu thuỷ sản và các sản phẩm nông nghiệp sở tại".

      Ông Huỳnh Minh Chính và ông Nguyễn Hồng Thành đều tin tưởng rằng với những thành quả bước đầu có tính đột phá hiện nay, rồi đây sẽ có dấu ấn Việt Nam đậm nét trong nền kinh tế của khu vực Viễn Đông Nga.

 

 

Từ khóa » Diễn đàn In ấn Việt Nam