"Diên Hi Công Lược" đời Thực: Hậu Cung đông đúc, Vua Càn Long ...

Càn Long là một trong những ông vua nổi tiếng đa tình trong lịch sử triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Hậu cung ba nghìn giai lệ của ông đều là những mỹ nhân xinh đẹp bậc nhất trong thiên hạ. Tuy nhiên, không có mấy người có được may mắn được đấng quân vương ban cho sự sủng ái hết mực. Vì vậy mới sinh ra những màn tranh đấu ác liệt như chiến trường trong hậu cung, để được đứng trên địa vị cao, ở bên cạnh Hoàng Thượng.

Trong bộ phim truyền hình cung đấu ăn khách "Diên Hi Công Lược" đang cực hot ở thời điểm hiện tại. Ngoài những màn đấu đá tranh sủng khiến người xem phải rùng mình, nhan sắc các phi tần trong hậu cung vua Càn Long cũng là điều thu hút sự chú ý của khán giả. Dưới đây là 5 nhân vật hiếm hoi vị hoàng đế này sủng ái nhất trong phim cũng như trong lịch sử Thanh triều:

1. Phú Sát Hoàng hậu (Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu)

Hiện tại, Phú Sát Hoàng Hậu đang là nhân vật được yêu thích nhất nhì trong bộ phim "bom tấn" cung đấu Diên Hi Công Lược. Không chỉ Hoàng Thượng mà các phi tần trong hậu cung cũng đều yêu quý bà. Trên thực tế, trong lịch sử trung quốc, vị Hoàng Hậu này cũng không khác nhiều so với hình tượng nhân vật được xây dựng trong phim.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu có xuất thân hiển hách, thuộc dòng họ Phú Sát ở Sa Tế, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, là một trong Thượng tam kỳ, hơn nữa là quân kỳ đầu tiên do Hoàng đế trực tiếp tiếp quản, địa vị xã hội rất cao. Vì gia thế danh môn, từ năm 16 tuổi, bà lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Ung Chính và được chỉ định làm vợ của Tứ hoàng tử Hoằng Lịch – người trong tương lai sẽ trở thành Càn Long đế của Đại Thanh.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 1.

Chân dung Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu - Phú Sát thị

Phú Sát Hoàng Hậu là người hiền lành, thục đức, lại đoan trang, giản dị và luôn hoàn thành tốt cương vị Hoàng Hậu của mình. Không chỉ giúp đỡ vua quán xuyến tốt hậu cung, bà còn nổi tiếng trong việc cư xử hòa nhã, tốt bụng với các phi tần khác. Vì vậy, mặc dù là một bậc quân vương đào hoa, đa tình, Càn Long Đế vẫn luôn giành tình cảm yêu thương đặc biệt cho người vợ đầu tiên này.

Đáng tiếc, Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu sinh cho vua được 2 Hoàng tử thì cả 2 đều không may qua đời khi còn rất nhỏ. Cái chết của con trai khiến Hoàng Hậu bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần, dẫn đến sức khỏe bà cũng dần suy kiệt. Đến năm Càn Long thứ 13, Phú Sát Hoàng Hậu qua đời, hưởng thọ 37 tuổi. Sự ra đi của bà để lại niềm thương xót khôn nguôi cho Càn Long Đế, ông đích thân đặt thụy hiệu cho Phú Sát hoàng hậu là Hiếu Hiền hoàng hậu và tổ chức lễ truy điệu không dứt, điều này đã trở thành giai thoại nổi tiếng được truyền tụng mãi về sau.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 2.

Phú Sát Hoàng Hậu do Tần Lam thủ vai trong Diên Hi Công Lược

2. Cao Quý Phi (Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi)

Trong Diên Hi Công Lược, Cao Quý Phi là một trong những nhân vật đáng ghét nhất từ những tập đầu của bộ phim. Vì xuất thân cao quý, địa vị cũng chỉ thua kém Phú Sát Hoàng Hậu nên Cao Quý Phi vô cùng hống hách, không coi ai ra gì. Đến vua Càn Long cũng e dè bà ta vài phần vì quyền lực gia đình nhưng lại kém sủng ái so với nhiều phi tần khác.

Nhưng trong lịch sử, Cao Quý Phi là một trong những phi tần được vua Càn Long sủng ái nhất mực. Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi tên thật là Cao Giai thị, xuất thân dòng dõi Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, tầng lớp Bao y danh giá. Năm Càn Long thứ 2, Trắc phúc tấn Cao thị chính thức được sắc phong thành Cao Quý Phi. Tại thời điểm đó, bà cũng là người duy nhất mang phong hiệu Quý Phi trong hậu cung vua Càn Long. Năm Càn Long thứ 10 ( 1745 ), trong lúc bệnh nặng, ngày 23/1, Cao thị được Càn Long nâng lên thành Hoàng quý phi, nhưng bà cũng qua đời vào 2 ngày sau đó. Ngày 26 tháng ấy, bà được đặt thụy hiệu là Tuệ Hiền Hoàng quý phi.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 3.

Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi - Cao Giai thị

Cái chết của Cao Quý Phi là một nỗi đau khó quên đối với Càn Long Đế. Vì vậy đến năm Càn Long thứ 17 ( 1754 ), bà được vua ban cho hợp táng vào Dụ lăng địa cung. Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi là một trong số 5 vị hậu phi duy nhất an táng cùng Càn Long Đế trong Dụ lăng, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu (Phú Sát Hoàng Hậu) và cả Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu (Lệnh Phi).

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 4.

Cao Quý Phi (Đàm Trác) hiểm độc trong "Diên Hi"

3. Lệnh Phi (Lệnh Ý Hoàng Quý Phi)

Ngụy Anh Lạc là nhân vật có thật trong lịch sử với tước hiệu Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu hay Lệnh Ý Hoàng quý phi. Bà tên thật là Ngụy Giai thị, có xuất thân từ Chính hoàng kỳ (Bát kỳ) Ngụy thị. Nhờ vào sự sủng ái của vua Càn Long, con đường "thăng tiến" chốn thâm cung của bà dường như vô cùng thuận lợi khi từ Quý Nhân, lên đến Tần, Phi rồi Quý Phi. Mặc dù khi còn sống, danh phận cao nhất của bà chỉ là Hoàng Quý phi, nhưng vì là mẹ ruột của Gia Khánh Đế nên lúc qua đời bà được truy phong là Hoàng Hậu. Tuy rằng đây là tước hiệu khi đã mất nhưng vẫn là một vị trí cao rạng danh trong sử sách. Trong hậu cung triều đại nhà Thanh ba nghìn giai lệ, Lệnh phi chính là một trong số ít người hiếm hoi nhận được sự sủng ái lâu dài và được vua Càn Long coi như tri kỷ trong cuộc đời vị vua đa tình này.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 5.

Lệnh Ý Hoàng Quý Phi - Ngụy Giai thị

Vua Càn Long không có nhiều con nối dõi, nhưng Lệnh phi chính là người sinh cho vua nhiều người con nhất (bốn Hoàng tử và hai Hoàng nữ). Tuy nhiên trong số đó, không mấy người có thể sống thọ, niềm an ủi duy nhất của bà là Thập ngũ Hoàng tử Vĩnh Diễm sau này lên ngôi trở thành Gia Khánh hoàng đế.

Lệnh phi qua đời vào năm Càn Long thứ 40, nhằm ngày 29 tháng Giêng (Âm lịch), hưởng thọ 49 tuổi. Ngoài việc ban cho bà thụy hiệu Lệnh ý Hoàng quý phi, vua Càn Long còn viết một bài thơ mang tên "Lệnh ý Hoàng quý phi vãn thi" để tưởng nhớ bà. Không những vậy, bà là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng với vua tại địa cung. Quan tài của bà nằm ngay bên phải đế quan của Càn Long Đế.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 6.

Lệnh Phi Ngụy Anh Lạc (Ngô Cẩn Ngôn) - nữ chính của "Diên Hi Công Lược"

4. Nhàn Phi (Kế Hoàng Hậu)

Theo sử sách Trung Quốc lưu lại, Nhàn Phi tên thật là Ô Lạp Na Lạp thị. Nhàn Phi là con gái Tá lĩnh Na Nhĩ Bố thuộc dòng dõi cao quý. Ban đầu, nàng được chỉ định làm Trắc phúc tấn cho Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (tức Càn Long lúc chưa lên ngôi). Đến năm Càn Long thứ 2, nàng tiếp tục được phong làm Nhàn Phi của Hoàng Đế. Hành trình cuộc sống sau này đều là những bước tiến dần dần đến những vị trí cao trong hậu cung.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 7.

Kế Hoàng Hậu - Ô Lạp Na Lạp thị

Năm Càn Long thứ 10, Nhàn phi Na Lạp Thị tiến thêm một bước trở thành Nhàn Quý Phi. Lúc này, Cao Quý Phi đã qua đời nên địa vị của nàng gần như cao nhất hậu cung vua Càn Long, chỉ xếp sau Phú Sát Hoàng Hậu. Sau khi Phú Sát Hoàng Hậu qua đời, được sự sủng ái hết mực của đấng quân vương, Nhàn Quý Phi tiếp tục "thăng tiến" với tước vị Kế Hoàng Hậu.

Cho đến năm Càn Long thứ 30, nhà vua vẫn còn đưa nàng cùng đi vi hành xuống Giang Nam, tổ chức cho Kế Hoàng Hậu tiệc sinh nhật linh đình. Tuy nhiên, điều không ai có thể ngờ được chính là sau chuyến đi định mệnh đó, bà từ ngôi vị cao nhất hậu cung bỗng bị Càn Long ghẻ lạnh. Thậm chí đến khi Nhàn Phi qua đời, nhà vua cũng không hề mảy may thương tiếc, chỉ lạnh lùng an táng một cách sơ sài cho có lệ và cũng không truy phong cho bà thụy hiệu. Điều này đến nay vẫn luôn là một uẩn khúc lớn trong lịch sử Đại Thanh và được đánh giá là Hoàng Hậu đáng thương nhất trong lịch sử Thanh Triều.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 8.

"Chị đại" TVB - Xa Thi Mạn trong vai Nhàn Phi

5. Thuần Phi (Thuần Huệ Hoàng Quý Phi)

Thuần Phi trong Diên Hi Công Lược là một người gây ấn tượng cho khán giả bởi cá tính lạ kì nhất trong hậu cung. Thân là phi tần nhưng lại không màng tranh sủng, không cần sự quan tâm và thậm chí còn dùng các chiêu trò để trốn tránh những lần vua gọi thị tẩm. Mặc dù vậy nhưng vua Càn Long vẫn thường xuyên ưu ái đến phi tần này, thay vì truyền gọi những mỹ nữ khác.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 9.

Thuần Huệ Hoàng Quý Phi - Tô thị

Theo lịch sử ghi chép lại, Thuần Huệ Hoàng Quý Phi tên thật là Tô thị, một trong những phi tần được vua Càn Long sủng ái nhất. Không như những phi tần khác, bà là người Hán, lại xuất thân con nhà thường dân chứ không phải danh môn khuê nữ. Khi đến tuổi trưởng thành, bà nhập tiềm để làm Cách cách của Bảo thân vương Hoằng Lịch , con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính hoàng đế. Do chỉ xuất thân bình dân, Tô Triệu Nam không phải quan viên, hơn nữa lại là người Hán, Tô thị không thể được chỉ định làm Trắc Phúc tấn , dù về sau bà hạ sinh con trai.

Diên Hi Công Lược đời thực: Hậu cung đông đúc, vua Càn Long vẫn chỉ yêu sâu đậm những phi tần này - Ảnh 10.

Thuần Phi Cao - Tô Tĩnh Hảo (Vương Viện Khả) là một người phụ nữ bí ẩn trong "Diên Hi"

Do Tô thị được sủng ái và sinh ra hoàng tử, vì thế thân phận của gia đình bà cũng được nâng lên. Năm Càn Long thứ 8, Tô thị sinh con trai thứ sáu của Càn Long Đế, Chất Trang thân vương Vĩnh Dung. Đến năm Càn Long thứ 10, vua chỉ dụ tấn thăng Thuần phi Tô thị thành Thuần Quý phi. Trong hậu cung, địa vị của bà chỉ ở dưới Phú Sát Hoàng Hậu, Cao Quý Phi và Nhàn Phi mà thôi. Khi bà tạ thế, Càn Long Đế còn thương tiếc khôn nguôi, đặc biệt cho xây dựng viên tẩm một tòa Minh lâu ngói màu lục, còn dựng văn bia trước mộ bà.

Từ khóa » Nhân Vật Diên Hi Công Lược Trong Lịch Sử