Điện Mặt Trời áp Mái Nông Nghiệp: 'Vẽ' Dự án để Hưởng ưu đãi?
Có thể bạn quan tâm
Dự án 3 MWp triển khai trên hàng chục hecta nhưng được chia nhỏ thành 3 công trình dưới 1 MWp - Ảnh: TRUNG TÂN
Việc nhiều doanh nghiệp và cá nhân chạy đua đầu tư điện áp mái nông nghiệp nhằm hưởng giá điện ưu đãi, nếu đưa vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số côngtơ điện trong thời gian từ ngày 1-7-2019 đến 31-12-2020.
Cũng theo quy định, các công trình điện mặt trời trên 1 MWp (điện đấu lưới) phải được Bộ Công thương phê duyệt, nên nhiều chủ đầu tư đã chia nhỏ dự án, với công suất dưới 1 MWp, để "né" quy định này.
Làm nông nghiệp nhưng chỉ bán điện?
Có mặt tại công trường xây dựng điện năng lượng mặt trời ở thôn Hòa Phú, xã Ea Nuôl (Buôn Đôn, Đắk Lắk) vào cuối tháng 11-2020, chúng tôi ghi nhận được không khí khẩn trương, gấp rút làm việc, chạy đua với thời gian tại đây.
Hàng trăm công nhân được chia thành nhiều tốp thợ đào đắp, xây dựng móng cọc đỡ các mái tôn thấp le te, lắp tấm pin năng lượng... Người chỉ huy công trình cho biết dự án này có công suất khoảng 3 MWp, đang gấp rút được thi công để kịp đóng điện vào cuối năm nay.
Theo quy định, dự án có công suất 3 MWp phải xin phép để Bộ Công thương đưa vào quy hoạch điện lực quốc gia. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án này không phải thực hiện các thủ tục đó vì chủ đầu tư đã chia nhỏ ra 3 dự án với ba pháp nhân (công ty) khác nhau.
Cụ thể, người chủ này đi mua gom đất nông nghiệp của các hộ dân, rồi làm thủ tục xin đấu nối với Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk). Điều kiện để được đấu nối là phải có dự án nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), tận dụng tầng mái công trình lắp pin năng lượng.
Trên thực tế, dưới mái tôn, chủ đầu tư chưa trồng bất cứ cây gì ngoài những cọc sắt đỡ những tấm pin năng lượng, kịp đóng điện vào cuối năm này để kịp bán với giá điện tốt nhất.
Tương tự, công trình điện mặt trời của Công ty Solar Tây Nguyên (xã Ea Pô, Cư Jut, Đắk Nông) được đơn vị này mua đất từ đầu năm 2019, trước khi triển khai xây đế, dựng khung sắt, lợp mái nilông và lắp đặt các tấm pin năng lượng phía trên mái để sản xuất điện. Ngày 21-6-2019, công ty được đấu nối với lưới điện và bán điện cho ngành điện.
Điều đáng nói là sau khi hoàn thành mục đích bán điện với giá cao, hơn một năm qua, phía dưới mái nhà của Công ty Solar Tây Nguyên vẫn không có bất kỳ hoạt động gì để thu lợi nhuận ngoài việc sản xuất bán điện. Tìm hiểu thực tế cho thấy trên khu đất rộng khoảng 1ha, chủ đầu tư chỉ thả được vài chục con gà, trồng được vài cây mít...
Gần đó, Công ty TNHH Phú Mạnh đã bán điện cho ngành điện vào ngày 20-6-2019 nhưng chủ đầu tư cũng chưa có bất cứ hoạt động nào khác. Phía dưới mái nhà chỉ có vài hàng nấm lèo tèo, một số bịch giống cây đinh lăng chưa được trồng. Phần lớn diện tích đất đai phía dưới mái nhà của Công ty TNHH Phú Mạnh giờ đây cỏ dại mọc um tùm...
Các công trình điện mặt trời áp mái nông nghiệp tại Đắk Nông đã được vận hành thương mại, nhưng không trồng trọt hay chăn nuôi như cam kết tại dự án - Ảnh: TÂM AN
Chưa được hướng dẫn, khó xử lý?
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhiều cơ quan quản lý và nhận được câu trả lời rằng có biết chủ đầu tư chia nhỏ dự án để lách quy hoạch, xây dựng và bán điện thật nhanh. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Công thương nên địa phương đã gặp nhiều lúng túng trong khâu triển khai. "Dù biết đó là các dự án "nấm năng lượng", "heo năng lượng" cũng phải để cho doanh nghiệp thực hiện dự án", một lãnh đạo huyện Buôn Đôn thừa nhận.
Theo đại diện PC Đắk Lắk, cả ba dự án ở thôn Hoà Phú (xã Ea Nuôl, Buôn Đôn) đều của 1 nhà đầu tư đến từ Hà Nội nhưng được chia nhỏ ra, lập dự án nông nghiệp để... bán điện nhằm tránh việc phải đưa vào quy hoạch điện, không phải đánh giá tác động môi trường (chỉ cần cam kết).
"Nhà nước chưa có quy định và cũng không cấm các doanh nghiệp chia nhỏ dự án như vậy. Trên thực tế nhiều chủ đầu tư chia nhỏ dự án điện năng lượng mặt trời áp mái dưới 1 MWp để giảm những thủ tục rắc rối, được hưởng giá bán điện cao", đại diện PC Đắk Lắk thông tin.
Tương tự, cụm công trình điện mặt trời gần 8 MWp nằm san sát nhau ở xã Nam Dong (Cư Jut, Đắk Nông) do 8 công ty khác nhau đầu tư. Tuy nhiên, một lãnh đạo xã Nam Dong xác nhận 8 dự án này thuộc sở hữu của 2 người. Sau nhiều tháng triển khai đưa vào hoạt động, cụm công trình này chưa có các hoạt động sản xuất nông nghiệp như đăng ký ban đầu với địa phương.
Theo đại diện PC Đắk Lắk, để có được thỏa thuận đấu nối, các doanh nghiệp và người dân phải đủ các điều kiện về vị trí xây dựng, có dự án nông nghiệp được chính quyền địa phương phê duyệt dự án, cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất...
Công ty thỏa thuận cho đấu nối, ký hợp đồng mua điện khi chủ đầu tư thực hiện đúng các bước như trên. Việc lập dự án nông nghiệp, cho chuyển đổi đất như thế nào là do địa phương (cấp huyện) quản lý.
"Tuy nhiên, có một số dự án phải dừng, không thực hiện hợp đồng mua bán điện do các thủ tục lập trang trại, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng", đại diện PC Đắk Lắk nói. Đồng thời cho biết ngành điện địa phương đang chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ Công thương để xác định như thế nào là công trình xây dựng điện mặt trời nối lưới (phải lập quy hoạch điện quốc gia) và điện mặt trời áp mái.
Dự án điện năng lượng áp mái tại thôn Hòa Phú (xã Ea Nuôl, Buôn Đôn, Đắk Lắk). Dự án 3 MWp nhưng chủ đầu tư chia nhỏ thành 3 công trình để lách quy hoạch, hưởng giá điện áp mái - Ảnh: TRUNG TÂN
Dự án như "nấm mọc sau mưa"
Theo số liệu của PC Đắk Lắk, địa phương này có gần 5.400 dự án điện năng lượng mặt trời áp mái (với quy mô hộ gia đình đến dưới 1 MWp) đang được triển khai, với tổng công suất hơn 517 MWp.
Trong khi đó, đến đầu tháng 9-2020, tỉnh Đắk Nông đã có 195 dự án điện mặt trời mái nhà đăng ký bán điện cho ngành điện, với tổng công suất 46,37 MWp, chưa kể 642 dự án đang được triển khai, tổng công suất 197,75 MWp.
Được hưởng ưu đãi về giá nếu đáp ứng quy định
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Cục điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho hay kết quả kiểm tra mới đây của Bộ Công thương tại Ninh Thuận và Đắk Lắk cho thấy các hệ thống điện mặt trời mái nhà đáp ứng quy định đều đã được đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện.
Cũng theo vị này, trong văn bản hướng dẫn (số 7088/BCT-ĐL) do Bộ Công thương ký ban hành ngày 22-9 vừa qua, hệ thống điện mặt trời mái nhà phải được lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng có công năng độc lập (như những công trình xây mới, cải tạo, sửa chữa; mái nhà của công trình xây dựng... phù hợp với quy định).
"Quan điểm của Bộ Công thương là các hệ thống điện mặt trời mái nhà thực hiện đúng quy định đều được hưởng ưu đãi của Nhà nước về hệ thống điện mặt trời mái nhà" - vị này nói.
NGỌC AN
Nông nghiệp kết hợp điện áp mái thiệt hại tiền tỉ vì thiếu hướng dẫnTTO - Nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp kết hợp lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhằm tạo thêm nguồn điện tự dùng và phát lên lưới đang phải chịu thiệt hại hàng tỉ đồng do thiếu văn bản hướng dẫn của Bộ Công thương.
Từ khóa » đất Làm điện Năng Lượng Mặt Trời
-
Điện Năng Lượng Mặt Trời Mặt đất Là Gì? Những Lưu ý Khi Lắp
-
“Cơn Lốc” điện Mặt Trời Quét Qua, Quy Hoạch đất đai Bị Phá Nát - Bài 5
-
“Cơn Lốc” điện Mặt Trời Quét Qua, Quy Hoạch đất đai Bị Phá Nát - Bài 1
-
Băm đất Nông Nghiệp Làm điện Mặt Trời | Con Người Và Thiên Nhiên
-
Giải Pháp Lắp đặt điện Mặt Trời Kết Cấu Mặt đất | Intech Energy
-
[Bảng Giá] Điện Mặt Trời, Giá Cập Nhật 2022 - Dat Solar
-
Điện Mặt Trời Kết Hợp Nông Nghiệp Tại Việt Nam ( Lợi Ích Kép )
-
Công Trình điện Mặt Trời Trái Phép - Ai Cho Mua, Cho Bán?
-
Báo Giá Chi Phí Lắp điện Năng Lượng Mặt Trời áp Mái Nhà - SUNEMIT
-
Đất Kinh Doanh điện Mặt Trời Phải Chuyển Mục đích Sử Dụng?
-
Ủi đồi, 'núp Bóng' Trang Trại Làm điện Mặt Trời - Báo Tuổi Trẻ
-
Bộ Công Thương: Đến 2030 Sẽ Không Phát Triển điện Mặt Trời Mặt đất
-
Lắp đặt Năng Lượng Mặt Trời Trên Mái Nhà Hay Mặt đất Tốt Hơn?
-
Điều Kiện Lắp đặt Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời