Điện Tâm đồ Bình Thường - PGS Hà Hoàng Kiệm

Điện tâm đồ bình thường

1. Định nghĩa

Không có các bất thường về nhịp điệu, tốc độ, hoặc trục.

Cấu hình của sóng P, QRS đầy đủ, và sóng T trong giới hạn bình thường.

2. Sóng P

- Chiều rộng <0,12s.

- Chiều cao <2,5 mm.

- Dương ở DI, DII, aVL, aVF, V3, V4, V5, V6.

- Âm ở aVR.

- Thay đổi ở DIII, aVL, V1, V2.

3. Khoảng PR

- Thời gian 0,12 – 0,20s.

4. Sóng Q

- Thời gian <0,04s.

- Biên độ <25% sóng R kế đó.

5. QRS

- Thời gian <0,10s.

- Sokolow = (SV1 + RV5) < 35mm.

- R/S < 1 ở V1, V2; R/S > 1 ở V5,V6.

6. Đoạn ST

- Đẳng điện.

7. Khoảng QT

- Từ đầu sóng Q đến cuối sóng T.

- Thời gian thay đổi tuỳ theo tần số tim.

- QT < 0,45s.

8. Sóng T

- Không đối xứng.

- Đỉnh tròn.

- Dương ở DI, DII, aVL, V2, V3, V4, V5, V6.

- Âm ở aVR.

- Thay đổi ở DIII, aVF, V1.

9. Nhịp xoang bình thường bao gồm

- Đầy đủ các sóng P, QRS, T tái lặp đều đặn.

- Sóng P dương ở DII và các đạo trình trước ngực từ V3 đến V6 và âm ở aVR. Sóng P dương ở DI và có thể dẹt, âm hoặc dương ở aVL và aVF và DIII.

- Khoảng PR cố định và có trị số bình thường (từ 0,12 đến 0,20 giây). Khoảng PR càng ngắn khi nhịp tim tăng lên.

- Nhịp tim từ 60 đến 100 lần/phút.

Các thành phần của điện tâm đồ với tiêu chuẩn sóng (P, Q, R, S, T, U), khoảng thời gian hữu ích và các phép đo khoảng cách bình thường

10. Trục điện tim

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ khóa » Trục điện Tim Bình Thường Nằm Trong Khoảng