Điện Tâm Đồ ECG Là Gì Và Cách Đo Điện Tim - Pharmacity

Freeship Ahamove - Top bannerHotline1800 6821

Doanh nghiệp

20240520103330-0-20240403091737-0-new-bagde.png

Deal hot tháng 12 🔥

Tra cứu đơn hàng

20240816073820-0-Frame%2024020.png

Góc sức khỏe

Hệ thống nhà thuốc

Pharmacity LogoBạn đang tìm gì hôm nay...khẩu trangnước giải rượucảm cúmgiảm ho đau họngcollagenchăm sóc mẹ bầuMua 1 Tặng 1kem chống nắnggiảm rụng tóctiêu hóa Danh mụcThuốcTra cứu bệnhThực phẩm chức năngMẹ và béDoanh nghiệpDoanh nghiệpNhãn hàng PharmacityNhãn hàng PharmacityChăm sóc cá nhânChăm sóc sắc đẹpThiết bị y tế

Bệnh thường gặp

  • Trang Chủ
  • Góc sức khỏe
  • Bệnh thường gặp
Điện Tâm Đồ ECG Là Gì Và Cách Đo Điện TimBệnh thường gặp16/01/2020

Điện tâm đồ là gì hay ECG là gì? Điện tâm đồ, viết tắt trong y khoa là ECG, là một phương pháp để theo dõi hoạt động điện của tim rất phổ biến hiện nay, hầu như các cơ sở khám chữa bệnh đều sử dụng điện tâm đồ như một tiêu chuẩn chẩn đoán chính cho các bệnh lý tim mạch. Cùng tìm hiểu định nghĩa điện tâm đồ ECG là gì và cách đo điện tim như thế nào nhé!

Hình ảnh điện tâm đồ
Hình ảnh điện tâm đồ

Điện tâm đồ ECG là gì?

Điện tâm đồ, viết tắt là ECG là một phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ và nhịp điệu của tim cũng như cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lưu lượng máu đến tim. Khi tim hoạt động sẽ tạo ra một xung điện tạo ra từ các tế bào trong buồng tim, từ đó điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện khi những xung điện này đi qua tim theo một hệ thống dẫn truyền. Điện tâm đồ được làm để phát hiện các bệnh lý về tim như đau thắt ngực, loạn nhịp tim,… Đôi khi, điện tâm đồ được tiến hành như một xét nghiệm thường quy tại bệnh viện.

Cách đo điện tim được thực hiện như thế nào?

Cách đo điện tim được thực hiện như sau: Bác sỹ sẽ đặt các điện cực theo hình các cảm biến tròn, nhỏ dính vào da trên các vị trí như cánh tay, chân và ngực của người bệnh. Những điện cực này không chứa kim và không đau, có thể đo được cường độ và hướng dòng điện trong tim qua mỗi nhịp đập. Các điện cực được nối bằng dây dẫn đến một máy, tạo ra một bản ghi cho mỗi điện cực, hiển thị trên màn hình là hình ảnh một đường cong biến thiên lên xuống. Mỗi bản ghi đó cho thấy hoạt động của tim từ các góc độ khác nhau, được chia thành các phần, và mỗi phần đó tương đương với các chữ cái trong ECG. Trong tâm nhĩ phải có nút xoang nhĩ gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung điện. Xung điện này truyền ra các cơ xung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (tạo nên sóng P trên điện tâm đồ). Sau có dòng điện tiếp tục truyền theo một chuỗi tế bào đặc biệt đến nút nhĩ thất nằm gần vách liên thất, rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách liên thất lan vào các cơ xung quanh (tạo ra loạt sóng QRS) làm hai tâm thất co bóp. Sau đó, các xung điện giảm đi, tâm thất giãn ra (tạo nên sóng T). Nếu có bất thường trong hoạt động của tim có thể được nhìn thấy trên điện tim, bao gồm: nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim), thiếu máu và oxy đến tim (thiếu máu cục bộ), nhồi máu cơ tim và tim to. Ngoài ra, một số dị dạng trên hình ảnh khi đo điện tim cũng có thể cho thấy các chứng phình động mạch chủ. Nếu nhịp tim bất thường (quá nhanh, quá chậm, hoặc không đều), điện tim cũng có thể chỉ ra nơi nào trong trái tim phát nhịp bất thường. Tất cả những thông tin này giúp các bác sĩ bắt đầu xác định nguyên nhân và chẩn đoán bệnh. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề đang quan tâm nhé!

Các bài viết liên quan

Hút thuốc lá là một nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổiSống khỏeNhững nguy cơ phổ biến gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ

Nhồi máu cơ tim cấp, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, đang ngày càng trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người trẻ. Không chỉ là bệnh của người già, nhồi máu cơ tim cấp đã bắt đầu tấn công các […]

Tình trạng nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp tính rất nguy hiểm và cần có sự can thiệp cấp cứu càng sớm càng tốtBệnh thường gặpLiệu bệnh nhồi máu cơ tim cấp có khả năng di truyền không?

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạch vành. Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Nhồi máu cơ tim cấp (AMI) là tình trạng mà một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc […]

Chủ động tầm soát ngăn ngừa nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi.Bệnh thường gặpDấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim cấp ở người cao tuổi?

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của người thân yêu của bạn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên […]

Suy tim là biến chứng thường gặp ở người bị nhồi máu cơ tim cấpBệnh thường gặpNhững biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim cấp có nguy hiểm?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biến chứng của nhồi máu cơ tim […]

Nguyên nhân gây đột quỵ.Bệnh thường gặpNhững điểm khác biệt giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp

Làm thế nào để phân biệt giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp để có thể thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời? Mời các bạn cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây. Đột quỵ là gì? Triệu chứng và nguyên nhân Đột quỵ, còn được gọi là tai biến […]

Xét nghiệm nhồi máu cơ tim: Troponin T - TestBệnh thường gặpCác giai đoạn của bệnh nhồi máu cơ tim cấp, bạn đã biết?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhồi máu cơ tim bán cấp là một trong những giai đoạn chính của nhồi máu cơ tim. Người bệnh cần biết rõ các giai đoạn nhồi máu cơ tim […]

Từ khóa » Tìm Hiểu Ecg