Điện Tâm đồ ECG Trong Chẩn đoán Bệnh Mạch Vành
Có thể bạn quan tâm
Được ứng dụng để phát hiện nhanh những vấn đề của tim, điện tâm đồ ECG là phương pháp ghi lại tín hiệu điện trong tim, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch để có hướng điều trị đúng cách.
Thế nào là bệnh mạch vành?
Bệnh mạch vành là tình trạng gây ra do mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch nuôi tim, hay còn gọi là động mạch vành, dẫn đến thiếu máu nuôi cơ tim, và nghiêm trọng hơn là gây hoại tử cơ tim nếu không được điều trị kịp thời. Những mảng xơ vữa này làm hẹp động mạch vành cũng như hạn chế cung cấp máu cho tim, đặc biệt là khi gắng sức. (1)
Các dấu hiệu bệnh mạch vành
Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là đau hoặc khó chịu vùng ngực trái phía sau xương ức, biểu hiện với nhiều mức độ và tính chất khác nhau: đau như có vật đè nặng lên ngực, đau thắt ngực, cảm giác bóp nghẹt, thường xảy ra sau khi hoạt động gắng sức hoặc do xúc cảm tâm lý. Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, có thể giảm hoặc không giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể lan đến nửa trên cơ thể như cánh tay, cổ, lưng, hàm hoặc đau lan xuống vùng dạ dày.
Các triệu chứng đi kèm với cơn đau ngực bao gồm: khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, gần ngất hoặc ngất.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân có bệnh mạch vành đều biểu hiện triệu chứng điển hình là cơn đau thắt ngực. Ở một số bệnh nhân, nhất là bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc người lớn tuổi, dấu hiệu thường không đặc hiệu. Bệnh nhân có thể không có biểu hiện đau thắt ngực mà gặp các triệu chứng khác như khó chịu vùng ngực trái hoặc vùng thượng vị, khó thở, mệt khi gắng sức… Do đó, có thể bỏ sót bệnh mạch vành ở một số đối tượng này. (2)
Bệnh mạch vành có phải là nguyên nhân duy nhất gây đau ngực?
Ngoài bệnh mạch vành, đau ngực còn là biểu hiện của các bệnh lý khác như bóc tách động mạch chủ, viêm màng ngoài tim, viêm phổi hoặc cục máu đông trong phổi, đau do thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn, bệnh zona, chấn thương ngực, sau phẫu thuật vùng ngực, triệu chứng đường tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược axit dạ dày, loét dạ dày hoặc do nguyên nhân tâm lý.
Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng phương pháp nào?
Khi bạn có biểu hiện nghi ngờ bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ thực hiện một số cận lâm sàng để chẩn đoán xác định, bao gồm: điện tim, siêu âm tim, trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn, siêu âm tim gắng sức bằng thuốc, MSCT mạch vành với thuốc cản quang hoặc chụp mạch vành bằng thông tim.
Điện tâm đồ ECG trong chẩn đoán bệnh mạch vành
Điện tâm đồ là gì?
Điện tâm đồ hay còn gọi là ECG, là phương tiện ghi lại tín hiệu điện trong tim. Đây là một trắc nghiệm thông thường và không đau, được sử dụng để phát hiện nhanh những vấn đề của tim và theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. (3)
Điện tâm đồ thường được thực hiện tại phòng khám và bệnh viện.
Khi nào bạn cần đo điện tâm đồ?
Bạn cần đo điện tâm đồ khi có một trong các triệu chứng sau:
- Đau ngực
- Chóng mặt, xây xẩm hoặc gần ngất
- Hồi hộp tim
- Khó thở
- Mệt khi tập thể dục hoặc giảm khả năng vận động gắng sức
Cần chuẩn bị gì khi tiến hành đo điện tâm đồ?
Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi đo điện tâm đồ.
Khi đo điện tâm đồ, bạn được yêu cầu nằm trên giường. Nếu có lông trên ngực hay những vùng cơ thể cần gắn điện cực, kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn cạo lông.
Trong quá trình đo điện tâm đồ, điện cực được dán trên ngực và tay chân bạn, sau đó kết nối với máy ghi nhận tín hiệu điện từ tim và biểu hiện thành những dạng sóng trên giấy.
Bạn có thể hít thở bình thường trong lúc đo, nhưng bạn cần nằm yên, im lặng trong suốt quá trình ghi nhận kết quả. Tổng thời gian đo điện tâm đồ chỉ mất vài phút. (4)
Bạn có thể hoạt động bình thường sau khi đo điện tâm đồ.
Vai trò điện tâm đồ trong chẩn đoán bệnh mạch vành
Bên cạnh những phương tiện hiện đại để chẩn đoán bệnh mạch vành, điện tâm đồ vẫn giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh mạch vành cấp và mạn tính, nhất là khi bệnh nhân đến những cơ sở y tế tuyến đầu.
Bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim thường có thay đổi điện tâm đồ. Tuy nhiên, điện tâm đồ bình thường không thể loại trừ hoàn toàn bệnh mạch vành.
Điện tâm đồ có thể biểu hiện vùng cơ tim nào bị tổn thương cũng như mức độ lan rộng của tổn thương, cung cấp bằng chứng giãn các buồng tim, những rối loạn nhịp tim hoặc bất thường hệ dẫn truyền trong tim, là những biến chứng thường liên quan đến bệnh mạch vành. Đồng thời, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này còn có thể ghi nhận tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim trước đó.
Ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, đây được xem là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh này gây ra do mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn hoàn toàn do cục máu đông, từ đó dẫn tới thiếu máu nuôi cấp tính và nghiêm trọng cho cơ tim. “ST” là tên gọi đoạn sóng điện tim trên điện tâm đồ, bình thường là một đường nằm ngang (đường đẳng điện). Khi có thiếu máu cơ tim thì đoạn này chênh lên hoặc chênh xuống dưới đường đẳng điện.
Trong nhồi máu cơ tim ST chênh lên, điện tâm đồ được xem là phương tiện chẩn đoán nhanh, có độ chính xác cao, chi phí thấp và phổ biến nhất. Nhờ đó, bệnh nhân được cứu sống kịp thời bằng cách dùng thuốc tan cục máu đông cấp cứu tại các cơ sở y tế không có đơn vị can thiệp mạch vành. Hoặc, có thể vận chuyển nhanh chóng bệnh nhân đến các cơ sở y tế tuyến trên có đơn vị can thiệp mạch vành để thông mạch vành khẩn cấp.
Điện tâm đồ còn giúp đánh giá và theo dõi hiệu quả điều trị nội khoa hoặc sau can thiệp đặt stent mạch vành, phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát.
Với mục tiêu chính là tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tim, mạch máu và lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh: máy đo điện tâm đồ ECG, máy theo dõi huyết áp 24h tại nhà, máy Holter ECG, MSCT tim và động mạch vành, máy chụp cộng hưởng từ tim, hệ thống máy DSA – máy chụp mạch vành 2 bình diện… Bệnh nhân đến đây sẽ được thăm khám bởi các chuyên gia đầu ngành, đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa nhằm rút ngắn thời gian chữa trị và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Điện tâm đồ ECG giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh mạch vành cấp và mạn tính. Nhiều bệnh nhân đã được đưa đi cấp cứu và cứu sống kịp thời nhờ sử dụng phương pháp chẩn đoán nhanh và chính xác này.
Từ khóa » Chỉ Số Ecg Là Gì
-
ECG Là Gì? Những ưu điểm Tuyệt Vời Của Holter ECG Thế Hệ Mới
-
Các Chỉ Số điện Tâm đồ Bình Thường - Vinmec
-
Ecg Là Gì? Chỉ Số Ecg Bình Thường Là Như Thế Nào? Cách đọc Ecg ...
-
Kiểm Tra Sức Khỏe Tim Mạch Bằng Thăm Dò ECG
-
Các Chỉ Số điện Tâm đồ Bình Thường - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Điện Tâm đồ Là Gì? Kết Quả điện Tim Như Thế Nào Là Bình Thường?
-
Điện Tâm đồ - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
ECG Là Gì? Dùng để Làm Gì? Có Trên Các Thiết Bị Nào?
-
Các Bước Căn Bản đọc điện Tim - Health Việt Nam
-
ECG Là Gì? Dùng để Làm Gì? Có Trên Các Thiết Bị ... - Điện Máy XANH
-
ECG Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ - Phương Pháp Chẩn đoán Bệnh Hiệu ...
-
ĐO ĐIỆN TIM (ĐIỆN TÂM ĐỒ) ĐỂ LÀM GÌ VÀ CÁC LƯU Ý
-
Top 14 Chỉ Số Ecg Là Gì
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS